Trang chủ Văn hóa Nghệ thuật ĐĐ. Pháp Định: Hành trình triển lãm tượng ngọc thánh tăng Sivali

ĐĐ. Pháp Định: Hành trình triển lãm tượng ngọc thánh tăng Sivali

730

PV: Kính bạch Sư, ý tưởng nào khiến Sư làm hành trình triển lãm tượng ngọc Thánh Tăng Sivali?

Đại Đức Pháp Định: Ngài Thánh Tăng Sivali là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật về tài lộc phước báu do chư thiên và nhân loại cúng dường. Vì thế nên Sư cảm nhận đó thật sự là niềm hạnh phúc cho Phật Giáo Nguyên Thủy nói riêng và cho tất cả các phật tử thuộc các hệ phái Phật giáo trên thế giới nói chung. Nên Sư phát tâm công đức phải làm một hạnh nguyện để tri ân đến Ngài Thánh Tăng Sivali cố gắng làm một bức tượng bằng ngọc bích để tôn thờ và hằng ngày cầu nguyện cho tất cả chúng sanh trên thế giới giảm bớt khổ đau đem lại sự an vui mát mẻ của nội tâm.

PV: Khối ngọc bích trị giá là bao nhiêu? Trọng lượng? Nguồn gốc?

Đại Đức Pháp Định: Khối ngọc bích này trị giá 180.000 USD, trọng lượng 3600kg, được khai thác vùng lạnh nhất của Canada.

PV: Nghệ nhân nào đảm trách chế tác tượng ngọc? Hiện nay tiến độ công trình hoàn thành được bao nhiêu phần trăm?

Đại Đức Pháp Định: Khối ngọc được chế tác từ cơ sở điêu khắc đá Đông Tây quận Bình Tân.TP.HCM – do nghệ nhân Nguyễn Văn Toàn đảm trách, hiện nay giai đoạn đã hoàn tất khoảng 90% của tổng thể công trình.

PV: Hành trình triển lãm đầu tiên tại đâu? Vào khoảng thời điểm nào?

Đại Đức Pháp Định: Thời gian triển lãm ngọc thánh tăng Sivali tại Thiền Viện Phước Sơn nhân dịp Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu bắt đầu từ ngày 28/08/2012 đến hết ngày 03/09/2012 và sau đó cung thỉnh triển lãm các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông cửu long.

PV: Sau khi triển lãm tại Thiền Viện Phước Sơn, vậy các bước kế tiếp sẽ triển lãm tại đâu thưa Sư?

Đại Đức Pháp Định: Hiện giờ chưa rõ các chùa đăng ký là bao nhiêu nên chưa xác định được, nếu có lịch trình thì chúng tôi sẽ thông báo đến qúy vị được rõ. Chúng tôi phát tâm cúng dường triển lãm mỗi tỉnh thành khoảng 3 ngày để phật tử các vùng sâu vùng xa của cả nước được chiêm bái ngọc thánh tăng Sivali.

PV: Triển lãm này, Phật tử và du khách tham quan được sờ vào tượng ngọc? Sư vui lòng chia sẻ cho chúng con được biết rõ?

Đại Đức Pháp Định: Chúng tôi thiết nghĩ rằng với tâm từ bi bao dung độ lượng tha thứ của Đức Phật cùng các vị thánh Tăng – nên hình ảnh Đức Phật cùng chư vị Thánh Tăng đã in sâu trong tâm trí của những tín đồ theo đạo Phật. Vì vậy, chúng tôi triển lãm cho quý Phật tử được đảnh lễ và chạm vào KIM THÂN CỦA TƯỢNG NGỌC THÁNH TĂNG SIVALI để cảm và nhận sự bình an – mát mẻ dập tắt mọi sự nóng giận hướng đến sự hòa bình nội tâm và hiện tại.

PV: Khó khăn và thuận lợi về hành trình triển lãm?

Đại Đức Pháp Định: Về quá trình tạc tượng chúng tôi cũng đã gặp không ít về khó khăn, ví dụ: Thiếu nhà tài trợ và sự đóng góp của phật tử, tìm thợ tạc tượng. Nhưng chúng tôi vẫn hoan hỷ vượt lên chính mình và hiện tại tổng cộng tiền mua ngọc bích, tiền tạc tượng cùng các chi phí khác còn nợ khoảng 150.000 USD.

Còn thuận lợi được sự đỡ đầu của Sư phụ trụ trì – Thượng Tọa Thích Bửu Chánh – Phó Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Phó Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại TP.HCM cùng với quý huynh đệ trong thiền viện đã một lòng chung tay góp sức thành công. Cuối cùng xin tri ân đến qúy phật tử cùng các mạnh thường quân đã đóng góp ít nhiều về tịnh tài và cũng rất mong sự giúp đỡ của qúy vị, một lần nữa xin tri ân đến qúy vị.

Cảm ơn các báo đài – truyền thông đã đưa tin tức và sự kiện trọng đại này.

TIỂU SỬ THÁNH TĂNG SIVALI ( SƠ LƯỢC )

•         Đại Đức có tên gọi “Sivali” nghĩa là dập tắt mọi nóng nảy lo sợ của những người thân yêu, đem lại sự mát mẻ, an vui cho mọi chúng sanh.

•         Ngài Đại Đức Sivali là con của bà công chúa Suppavàsà và hoàng tử Mahàli xứ Koliya.

•         Từ khi thọ thai Ngài Đại Đức Sivali, mỗi ngày, bà công chúa Suppavàsà thường được mọi người đem lễ vật đến dâng nhiều vô số kể. Để thử biết qủa phước thiện của bà công chúa Suppavàsà.

•         Mọi người nhìn thấy qủa phước thiện phi thường của bà công chúa Suppavàsà trong thời gian bà mang thai Ngài Đại Đức Sivali. Sự thực bà công chúa Suppavàsà chỉ là người chịu ảnh hưởng qủa phước thiện của thai nhi. Ngài Đại Đức Sivali đang nằm trong bụng mẹ.

•         Đại Đức Sivali ở trong bụng mẹ bảy năm lẻ bảy ngày. Đang nóng lòng vì thời gian mang thai của ái thiếp quá lâu, cùng với những hiện tượng phi thường mà mọi người đều thấy nơi bà công chúa Suppavàsà, nghe lời thỉnh cầu của ái thiếp, hoàng tử Mahàli liền đến bạch với Đức Phật theo nguyện vọng của phu nhân.

•         Bằng nhãn thông, Đức Thế Tôn thấy rõ qủa báo ác nghiệp của thai nhi và người mẹ đã mãn. Ngài truyền dạy lời chúc lành đến bà công chúa Suppavàsà và thai nhi rằng:
                             “Sukhini vata hotu Suppavàsà,

“Koliyadhita sukhini aroga

“Arogam puttam vijayatu”

Tạm Dịch             “Công chúa Suppavàsà xứ Koliya

“Được sự khỏe mạnh và an lành”

“Hạ sanh đứa con khỏe mạnh.”

•         Sự ra đời của hài nhi làm cho hoàng tộc cũng như dân chúng thành Koliya dập tắt được mọi sự nóng lòng lo sợ cho công chúa Suppavàsà và công tử, đem lại sự mát mẻ an vui cho tất cả mọi người, nên đặt tên là “Sivali” (Mát mẻ, an vui).

•         Xin cho thiếp được thỉnh Đức Phật cùng 500 chư Tỳ Khưu Tăng, ngày mai đến cung điện cho thiếp được làm phước thiện suốt 7 ngày gọi là ”Vijayamangala” (hạnh phúc sanh con).

•         Khi ấy, Ngài Đại Đức Sàriputta bèn hỏi công tử Sivali rằng:

•         Này con, con nằm trong bụng mẹ lâu đến 7 ngày năm lẻ 7 ngày, con đã cảm thọ sự khổ nhiều phải không?

•         Kính bạch Ngài Đại Đức, con đã cảm thọ khổ nhiều!

•         Như vậy con có muốn xuất gia để giải thoát khổ sanh hay không?

•         Kính bạch Ngài Đại Đức, nếu cha mẹ con cho phép, con sẽ xuất gia.

•         Bạch Ngài Đại Đức, con của đệ tử đang nói chuyện gì với Ngài?

•         Ngài Đại Đức Sàriputta thuật lại câu chuyện vừa kể rằng.

•         Kính bạch Ngài Đại Đức, Sàdhu! Sàdhu! Lành thay! Lành thay! Lành thay! Con kính xin Ngài từ bi tế độ đứa con của đệ tử được xuất gia.

•         Sau khi xuất gia với Đức Phật được chứng đắc thánh qủa Alahán trở thành một bậc thánh tột cùng cao thượng trong Phật giáo.

•         Từ lúc xuất gia hằng ngày được các cận sự nam cận sự nữ cùng Chư Thiên, Long Vương đem 04 món vật dụng: y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc men trị bệnh đến dâng cúng Ngài Đại Đức và chư tỳ khưu tăng.

•         Nhóm Tỳ Khưu bạch Đức Thế Tôn rõ, họ đang bàn luận về Ngài Đại Đức Sivali, Đức Thế Tôn bèn dạy rằng: “Etadaggam bhikkhave mama savakanam labhinam yadidam Sivali”

•         Này Chư Tỳ Khưu, Sivali là bậc Thánh thinh văn đại đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh thinh văn đệ tử của Như Lai.

•         Này Chư Tỳ Khưu, Sivali có tài lộc nhiều là do nhờ qủa báu của phước thiện đã tạo ở những kiếp quá khứ.

•         Đức Thế Tôn dạy rằng : Này Chư Thị Khưu, Sivali có tài tài lộc nhiều là do nhờ qủa báu của phước thiện đã tạo ở những kiếp qúa khứ.

•         Trong kinh, Đức Phật dạy về thiện nghiệp, ác nghiệp và qủa của thiện nghiệp, ác nghiệp có câu kệ rằng :

                                   “Yadisam vapate bijam,

                                 Tadisam harate phalam

                                 Kalyanakari kalyanam

                                 Papakarica papakam” (1)

Tạm dịch :                “Người nào gieo hạt giống nào

                                  Người ấy gặt qủa nấy,

                                  Người hành thiện thì được qủa thiện

                                  Người hành ác thì được qủa ác”

•         Ngài Đại Đức Sivali đã trở thành bậc Thánh Thinh văn đại đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng đệ tử của Đức Phật Gotama. Hợp theo nguyện vọng mà sự thành tựu do thiện nghiệp đã tạo từ những tiền kiếp của Ngài Đại Đức Sivali ở qúa khứ

•         Theo tài liệu được ghi lại rằng: Sau khi Ngài Đại Đức Sivali nhập diệt Niết bàn, Xá Lợi của Ngài còn lưu lại trên thế gian này, hình dáng lớp da bên ngoài giống như lớp da hạt đu đủ.