Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Đất tổ Phật giáo Việt Nam

Đất tổ Phật giáo Việt Nam

511

Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh, được coi là đất tổ Phật giáo Việt Nam, bởi nơi đây đã khai sinh ra dòng thiên Trúc Lâm Yên Tử.


Theo các tài liệu, cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Nam Mẫu thuộc cánh cung Đông Triều tại vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Núi còn có tên gọi khác là núi Tượng Đầu. Và có một tên khác nữa là Bạch Vân Sơn, do thường có nhiều mây trắng bao phủ.

Bây giờ lên đỉnh núi Yên Tử đã có cáp treo, nhưng trước đây, hoặc bây giờ có người vẫn đi bộ lên, mặc dù lên đến đỉnh là 6km, nơi có chùa Đồng.

Yên Tử, mà điểm nhấn là núi Yên Tử hiện nay là danh thắng nổi tiếng không chỉ trong nước, bởi nơi đây được coi là đất tổ Phật giáo Việt Nam. Người mang lại vinh quang cho núi Yên Tử là vua Trần Nhân Tông.

Theo , Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308) tên khai sinh là Trần Khâm (陳昑), là vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 8 tháng 11 năm 1278 đến ngày 16 tháng 4 năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời.

Trần Nhân Tông được sử Việt đánh giá là một vị Hoàng đế anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ đất nước. Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông Cổ, Trần Nhân Tông đã khôi phục sự hưng thịnh của Đại Việt đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Năm 1293, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm Đại sĩ (竹林大士); nhưng ông vẫn tham gia điều hành chính sự, đánh dẹp quân Ai Lao xâm phạm biên giới và mở rộng bờ cõi về phương Nam bằng phương pháp ngoại giao.[8] Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.

Trước Trần Nhân Tông, có thể Phật giáo Việt Nam vẫn còn rõ nét của Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc… Nhưng khi có Trần Nhân Tông, đã khai sinh ra một dòng Phật Việt Nam, đó là dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Theo Chánh Tấn Tuệ, Thiền phái Trúc Lâm xuất hiện cách chúng ta hơn 8 thế kỷ. Do sử liệu Thiền tông Việt Nam bị thất lạc nhiều, nên hiện nay chúng ta chỉ có được một cái nhìn sơ lược về Thiền phái Trúc Lâm. Trong cuốn Thiền sư Việt Nam, với các tư liệu tìm thấy, Hòa thượng Thanh Từ ghi nhận thời kỳ đầu của thiền phái với 8 vị thiền sư: Thiền sư Thông Thiền, Tức Lự, Ứng Thuận, Tiêu Dao, Huệ Trung, Trúc Lâm, Pháp Hoa và Huyền Quang. Thời kỳ này trải dài từ đầu thế kỷ XIII đến gần giữa thế kỷ XIV. Chư vị Trúc Lâm, Pháp Loa, Huyền Quang được tôn làm Tam tổ Trúc Lâm. Trong đó Trúc Lâm Đại Đầu Đà (vua Trần Nhân Tông) là Sơ tổ.


Tiêu Vũ/Văn Hóa Phát Triển