Từ việc nghiên cứu những bài kinh của Đức Phật được tàng trữ trong kinh điển Pāli, sẽ được thấy rằng quan niệm về vị thần riêng, thần sáng tạo quan niệm thường hằng và toàn tri, không thể so sánh với giáo lý của Đức Phật. Mặt khác, những khái niệm về thần linh không ngôi của bất cứ sự miêu tả nào, chẳng hạn linh hồn thế giới, v.v… được loại trừ bằng giáo lý về Anattā, Vô ngã hay không có thực chất của Đức Phật .
Trong văn học Phật giáo, niềm tin vào thần sáng tạo (issara-nimmāna-vāda) thường được bàn đến và bác bỏ, cùng với những nguyên nhân khác được viện dẫn sai lạc để giải thích nguồn gốc của thế giới; như, chẳng hạn, linh hồn thế giới, thời gian, bản chất, v.v… Tuy nhiên, niềm tin Thượng đế không được đặt trong cùng một phạm trù như những quan niệm sai lầm phá hoại đạo đức đó, chối từ những hậu quả của hành động, thừa nhận nguồn gốc ngẫu nhiên của con người và bản chất, hay dạy bảo thuyết định mệnh tuyệt đối. Những quan niệm nầy đều được cho là độc hại, có hậu quả xấu rõ ràng bởi hậu quả về phẩm hạnh đạo đức của chúng.
Tuy nhiên, thuyết hữu thần được xem như một loại giáo lý về nghiệp trong chừng mức nó đề cao tính hiệu quả có đạo đức của hành động. Từ đó người theo thuyết hữu thần sống đời đạo đức, có thể, như bất cứ người nào khác làm vậy, mong đợi sự tái sanh thuận lợi hơn. Người ấy có thể có khả năng thậm chí tái sanh vào cõi trời tương đồng với nhận thức của chính người đó về nó, mặc dầu nó sẽ không có khoảng thời gian thường tồn như người ấy có thể hằng mong đợi. Tuy nhiên, nếu sự cuồng tín xui khiến người đó khủng bố những ai không có cùng niềm tin với họ, điều nầy sẽ có những hậu quả nghiêm trọng cho vận mạng tương lai của người đó. Đối với những thái độ cuồng tín, tính không khoan dung và bạo lực chống lại những người khác tạo ra nghiệp bất thiện dẫn đến thoái hoá đạo đức và tái sanh vào cảnh khổ.
Mặc dầu niềm tin vào Thượng đế không loại trừ việc tái sanh vào cảnh thuận lợi, chính sự đa dạng của thường kiến, quả quyết về sự thường hằng dối trá có rễ trong tham ái tồn tại (hữu ái), và đúng nghĩa một trở ngại cho sự giải thoát cuối cùng.
Mặc dù những xiềng xích (kiết sử – saṁyojana) trói buộc vào sự tồn tại, hữu thần đặc biệt dễ bị những ai có thân kiến, dính mắc vào nghi lễ, và mong ước cõi hữu sắc hay "thiên đàng của dục giới", như trường hợp có thể.
Như nỗ lực nhằm giải thích vũ trụ, nguồn gốc của vũ trụ, và tình cảnh của con người trong thế giới của người đó, quan niệm về Thượng đế được tìm thấy hoàn toàn không thuyết phục được bởi những nhà tư tưởng Phật giáo ngày xưa. Qua nhiều thế kỷ, những triết gia Phật giáo từng trình bày rõ ràng chính xác những luận cứ đầy đủ chi tiết phản bác học thuyết thượng đế đấng sáng tạo. Nên có sự quan tâm để so sánh những điều nầy với những cách trong đó những triết gia Tây phương đã từng bác bỏ những chứng cứ thuần lý về sự tồn tại của Thượng đế.
Nhưng đối với những tín đồ ngoan đạo nhất, quan niệm Thượng đế chỉ hơn là phương sách để giải thích những sự kiện thường hằng như nguồn gốc của thế giới. Đối với người ấy chính đối tượng của đức tin có thể ban cho cảm giác mạnh về điều chắc chắn, không chỉ như sự tồn tại của Thượng đế "nơi nào ngoài đó," mà còn như sự hiện hữu và thân mật an ủi của Thượng đế cho chính người đó. Cảm giác chắc chắn nầy đòi hỏi sự khảo sát kỹ lưỡng cặn kẽ. Sự khảo sát kỹ lưỡng như thế sẽ tiết lộ rằng trong hầu hết các trường hợp quan niệm Thượng đế chỉ là sự hình thành cụ thể lý tưởng của người sùng đạo đó – thông thường người cao thượng – và về nỗi ao ước nồng nhiệt và nhu cầu cảm thấy sâu xa để tin của người ấy. Những sự hình thành (phóng ảnh) cụ thể nầy có điều kiện rộng lớn do những ảnh hưởng bên ngoài, như những ấn tượng thời thơ ấu, nền giáo dục, truyền thống và môi trường xã hội. Được giao nhiệm vụ tầm quan trọng của cảm xúc mạnh, đem vào đời sống do khả năng có tác động mạnh của con người đối với việc hình thành – một hình ảnh, sự hình dung và việc tạo ra chuyện hoang đường, rồi chúng đến để đồng hoá với những hình ảnh và khái niệm về bất cứ tôn giáo nào của tín đồ theo. Trong nhiều trường hợp hầu hết những người tin chân thật, phép phân tích tìm kiếm sẽ chỉ rằng "kinh nghiệm Thượng đế" của họ không có nội dung gì đặc biệt hơn điều nầy.
Tuy nhiên phạm vi và ý nghĩa của niềm tin Thượng đế và kinh nghiệm Thượng đế không kiệt quệ hoàn toàn bởi những điểm nhận xét trước. Những cuộc đời và việc sáng tác những huyền thoại của tất cả những tôn giáo lớn chịu sự chứng kiến những kinh nghiệm tôn giáo có cường độ cực mạnh, trong đó những sự thay đổi đáng kể có hiệu quả trong tính chất của tâm thức. Sự miệt mài sâu thẳm trong sự cầu nguyện hay thiền có thể đem lại sự đào sâu và mở rộng, sự sáng tỏ và mạnh dạn của tâm, đi cùng với cảm giác hỷ lạc. Sự tương phản giữa những trạng thái nầy và sự nhận biết có ý thức bình thường quá to lớn đến nỗi người thần bí tin những kinh nghiệm của người đó là những biểu thị của thần linh; và được cho sự tương phản, sự giả định nầy hẳn có thể hiểu được. Những kinh nghiệm huyền bí cũng được mô tả bởi sự biến đổi rõ rệt hay sự loại trừ tạm thời của vô số những nhận thức bằng giác quan và những ý tưởng thao thức; và sự hợp nhất tương đối của tâm nầy lúc bấy giờ được giải thích như sự kết hợp hay sự đồng cảm với Nhất Thần. Tất cả những ấn tượng chao động sâu sắc nầy và những sự giải thích tự ý ban đầu người thần bí cuối cùng đồng hoá với thần học đặc biệt của người ấy. Tuy nhiên, thật thú vị để ghi chú rằng những nỗ lực của đa số những người thần bí lớn Tây phương liên quan đến những kinh nghiệm huyền bí của họ với những giáo điều quyền lực của những nhà thờ tương ứng với họ thường có kết quả trong những lời dạy được nhìn một cách ngờ vực bởi chính thống, nếu không bị xem đích thực là dị giáo.
Những sự kiện tâm lý học nằm dưới những kinh nghiệm tôn giáo đó được chấp nhận và biết rõ bởi Phật tử; nhưng người đó cẩn trọng phân biệt những trải nghiệm của chính họ với những sự giải thích thuần lý thuyết được áp đặt lên chúng. Sau khi xuất thiền (jhāna), thiền sinh Phật giáo được khuyên nhìn những yếu tố tâm vật lý tạo thành sự trải nghiệm của người đó trong ánh sáng của ba đặc tính của tất cả những hiện hữu có điều kiện (các pháp hữu vi): vô thường, dễ bị khổ, và không có bản ngã vĩnh cửu hay vật chất thường tồn. Điều nầy được làm chủ yếu để lợi dụng sự trong sáng của thiền và sức mạnh của tâm hướng đến mục đích cao nhất: trí tuệ giải thoát. Nhưng tiến trình nầy cũng có khía cạnh rất quan trọng có hiệu quả khiến chúng ta quan tâm ở đây: thiền sinh sẽ không bị tràn ngập bởi bất cứ cảm xúc nào không bị kiềm chế hay những tư tưởng gợi lên bởi trải nghiệm đơn lẻ của người đó, và như vậy sẽ có khả năng tránh những giải thích sự trải nghiệm đó không được chứng thực bởi những sự kiện.
Vì thế thiền sinh Phật giáo, trong lúc làm lợi ích bằng sự thanh lọc tâm đã đạt, người ấy sẽ có khả năng thấy những kinh nghiệm thiền nầy đối với những gì chúng là, và sẽ biết hơn rằng chúng không có vật chất thường tồn nào có thể quy cho một vị thần biểu thị chính nó đối với tâm người ấy. Do đó, kết luận của Phật tử ắt là: những trạng thái huyền bí cao nhất không cung cấp chứng cứ cho sự tồn tại của một Thượng đế riêng nào hay thần linh không ngôi.
Đôi khi đạo Phật cũng được gọi là giáo lý vô thần, hoặc trong ý nghĩa tán thành bởi những nhà tư tưởng tự do và những người theo chủ nghĩa duy lý, hay trong ý nghĩa làm giảm giá trị bởi người có niềm tin vào hữu thần. Chỉ trong một cách đạo Phật có thể được diễn tả như vô thần, nghĩa là, tới một chừng mức nó phủ định sự tồn tại của Thượng đế vĩnh cửu, toàn tri hay thánh thần là người sáng tạo và quyết định thế giới. Tuy nhiên, từ "vô thần; atheism", như từ "không tin thần linh: godless," thường mang một số ý nghĩa phụ hay những ám chỉ miệt thị, mà không có cách nào áp dụng vào giáo lý của Đức Phật.
Những ai sử dụng từ "vô thần" thường kết hợp nó với học thuyết vật chất chủ nghĩa, biết không gì cao hơn thế giới của giác quan (dục giới) nầy và hạnh phúc mong manh nó có thể ban cho. đạo Phật không có gì thuộc loại đó. Trong khía cạnh nầy nó đồng ý với những lời dạy của những tôn giáo khác, rằng hạnh phúc thường hằng thực sự không thể được tìm thấy trong đời nầy; cũng không, Đức Phật nói thêm, có thể tìm thấy trên bất cứ cõi cao hơn nào, được quan niệm như cõi trời hay thần thánh, bởi vì tất cả các cảnh giới đều vô thường và như vậy không có khả năng cho niềm phúc lạc vĩnh hằng. Những giá trị tinh thần được ủng hộ bởi đạo Phật là trực tiếp, không hướng về đời sống mới trong cảnh giới cao hơn nào, nhưng hướng đến trạng thái hoàn toàn vượt lên cảnh giới, đó là Niết bàn. Tuy nhiên, trong khi thực hiện lời tuyên bố nầy, chúng ta phải chỉ ra rằng những giá trị tinh thần của đạo Phật không rút ra sự tách biệt tuyệt đối giữa ở trên và tại đây và bây giờ. Chúng có rễ vững chắc trong chính cõi đời nầy vì chúng nhắm đến sự chứng ngộ cao nhất ngay trong kiếp sống nầy. Cùng với những nguyện vọng tinh thần như thế, đạo Phật khuyến khích nỗ lực tinh cần nhất để làm thế giới nầy thành nơi tốt hơn để sống trong đó.
Triết lý vật chất chủ nghĩa của đoạn kiến (ucchedavāda) được Đức Phật dứt khoát bác bỏ như một học thuyết sai lầm. Học thuyết về nghiệp đủ để chứng minh rằng đạo Phật không dạy hủy diệt sau khi chết. Nó chấp nhận sự tồn tại, không phải của linh hồn vĩnh cửu, nhưng của tiến trình tâm chịu sự trở thành đổi mới; như vậy nó dạy sự tái sanh không có sự đầu thai. Lại nữa, giáo lý của Đức Phật không phải là hư vô chủ nghĩa cho rằng nhân loại khốn khổ không có hy vọng nào tốt hơn hư không lạnh giá cuối cùng. Trái lại, chính là giáo lý cứu rỗi linh hồn (niyyānika-dhamma) hay giải thoát (vimutti) quy cho con người khả năng chứng ngộ, bằng chính nỗ lực riêng của người đó, mục đích cao nhất, Niết bàn, sự tuyệt đối chấm dứt khổ và cuối cùng diệt tận tham, sân và si. Niết bàn không hề là số không trơ trụi của đoạn diệt; tuy nhiên nó cũng không thể đồng hoá với bất cứ hình thức nào của quan niệm Thượng đế, vì nó không phải là nguồn gốc cũng không phải đất ở khắp mọi nơi hay tinh hoa của thế giới.
Đạo Phật không là kẻ thù của tôn giáo như vô thần được tin là. Thực ra, đạo Phật không là kẻ thù của ai cả. Phật tử sẽ công nhận và đánh giá cao bất cứ giá trị gì về đạo đức, tinh thần và văn hoá từng được tạo ra bởi niềm tin Thượng Đế trong lịch sử lâu dài và thịnh suy của nó. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhắm mắt với sự kiện rằng khái niệm Thượng đế từng phục vụ quá thường như mặt nạ đối với ý chí của con người để nắm quyền, và sử dụng liều lĩnh và tàn bạo quyền lực đó, như vậy cọng thêm đáng kể chừng mức phong phú của nỗi khổ trên đời nầy được cho là sự sáng tạo của Thượng đế toàn kính yêu. Trong nhiều thế kỷ việc tự do tư tưởng, tự do nghiên cứu và trình bày những quan điểm chống đối bị cản trở và dập tắt dưới danh nghĩa phục vụ Thượng đế. Và chao ôi, những điều nầy và những hậu quả tiêu cực khác hoàn toàn chưa phải là những điều của quá khứ.
Từ "vô thần" cũng mang sự ám chỉ của thái độ đồng tình với tình trạng đạo đức không nghiêm, hay niềm tin đạo đức học nhân tạo đó không có sự phê chuẩn của thánh thần, dựa trên những nền tảng dễ lung lay. Tuy nhiên, đối với đạo Phật, luật đạo đức cơ bản có sẵn trong chính đời sống. Chính trường hợp đặc biệt của luật nhân quả, không cần người cho luật thần thánh cũng không tùy thuộc vào những quan niệm bấp bênh của con người về những đạo nghĩa không quan trọng có điều kiện về xã hội và những quy ước. Đối với tầng lớp nhân loại đang gia tăng, niềm tin vào Thượng đế đang nhanh chóng tan vỡ, cũng như những động cơ thường lệ đối với hạnh kiểm đạo đức. Điều nầy chỉ rõ hiểm hoạ những chuẩn y đạo đức có nền tảng trên những điều răn của thánh thần, khi những nguồn viện dẫn của họ nhanh chóng mất lòng tin và quyền lực. Có nhu cầu cho nền tảng tự trị đối với đạo đức, một điều có những rễ sâu hơn khế ước xã hội và có khả năng bảo hộ sự an toàn của cá nhân và của các thể chế con người. đạo Phật cung cấp nền tảng đạo đức như thế.
Đạo Phật không từ chối rằng có những cảnh giới trong vũ trụ và những tầng tâm thức trong vài cách có thể cao hơn cảnh giới thuộc trái đất của chúng ta và hơn tâm thức trung bình của con người. Để từ chối điều nầy quả thực là quê kệch trong thời đại du hành vũ trụ. Bertrand Russell nói có lý rằng: "Không chắc có thực rằng vũ trụ chứa không gì tốt hơn chính chúng ta."
Tuy nhiên, theo giáo lý Phật giáo, những cảnh giới cao hơn như thế, như thế giới quen thuộc của chúng ta, phải chịu luật vô thường và biến đổi. Những cư dân của những cảnh giới như thế có thể mạnh khoẻ, trong nhiều mức độ khác nhau, có tác động mạnh hơn loài người, hạnh phúc hơn và sống lâu hơn. Cho dù chúng ta gọi những chúng sanh cao hơn là thánh, thần, chư thiên hay thiên thần, đều không mấy quan trọng, bởi vì không chắc có thực rằng họ gọi chính họ bằng bất cứ danh tánh nào trong số đó. Họ là những cư dân trong vũ trụ nầy, những người bạn lữ hành trong vòng luân hồi nầy; và mặc dù có tác động mạnh hơn, họ không cần thông minh hơn con người. Hơn nữa, cần được từ chối rằng những cảnh giới như thế và những sinh vật như thế có thể có chúa tể và vị lãnh tụ của họ. Trong tất cả khả năng họ làm. Nhưng như bất cứ vị lãnh tụ con người nào, vị lãnh tụ thần thánh cũng vậy có thể có khuynh hướng phán đoán sai lầm những địa vị và quyền lực riêng của vị đó, như những văn bản của chúng tôi tường thuật về Đức Phật.
Tuy nhiên, đây là những vấn đề rộng lớn ngoài phạm vi và sự quan tâm thuộc trải nghiệm của con người trung bình. Chúng từng được bàn ở đây chính là nhằm mục đích định nghĩa vị trí Phật giáo và không phục vụ như một tiêu đề nghiên cứu và thảo luận. việc bao hàm như thế chỉ có thể làm trệch hướng chú ý và nỗ lực khỏi những gì phải là đối tượng chính của chúng ta: vượt qua tham, sân và si nơi chúng được tìm thấy tại đây và bây giờ.
Đoạn thơ cổ được gán cho Đức Phật trong Mi Tiên Vấn đáp nói:
Không xa từ đây bạn cần nhìn!
Đời sống cao nhất – điều gì có thể lợi dụng?
Tại đây trong ngũ uẩn hiện tại nầy,
Vượt qua thế giới trong thân của chính bạn!
Tu nữ Huyền Châu (dịch)