Năm 1958, sau khi ở Trường miền
Nhưng may thay tôi về tuồng được học các thầy giỏi như:
Cố nghệ sỹ Nhân dân Ngô Thị Liễu, cố nghệ sỹ Nhân dân Minh Đức, cố nghệ sỹ Nhân dân Bạch Trà….đã truyền dạy, thổi vào từng vai diễn của tôi để đến ngày hôm nay tôi đứng vững trên hai sân khấu của hai dòng tuồng Nam – Bắc, đặc biệt vai nhà sư (Nguyệt Hạo trong vở tuồng “Sơn Hậu”) thật là một điều diễm phúc đối với tôi. Có lẽ điều diễm phúc này đã cho tôi cái tâm làm nghề một cách trọn vẹn. Tôi nghĩ, chữ tâm đối với mỗi con người chúng ta rất quan trọng.
Cho nên những vở tuồng mẫu mực thầy bà mang tính tư tưởng, tính nghệ thuật cũng như âm nhạc, đều có yếu tố đạo Phật của nhà chùa như: Tuồng cổ “Trầm Hương Các” (tác giả Đào Tấn), tuồng “Tam Nữ Đồ Vương” được danh nhân Đào Tấn chuyển thành tuồng “Khuê các anh hùng”, tuồng “Đào Phi Phụng”, tuồng cổ ba hồi “Sơn Hậu”,…… Vì vậy âm nhạc của tuồng bắt nguồn của nhạc nhà chùa rất lớn. Song ta phải hiểu và chú ý âm nhạc tuồng chỉ tiếp thu của nhà chùa kết cấu của điệu chứ không tiếp thu âm điệu.
Nên khi trong vở tuồng có xuất hiện nhân vật nhà sư, diễn viên thường hát dùng láy thiền. Song không phải láy thiền nào cũng giống nhau. Vì láy thiền có loại hát không nhịp, có loại hát có nhịp nên không thể láy tự do tuỳ tiện được.
Xuất phát từ đó có những làn điệu chính thống áp dụng cho nhà sư (nhân vật nam cũng như nhân vật nữ).
Và gần đây nghệ thuật âm nhạc của nhà hát tuồng Trung Ương, nghệ sỹ ưu tú Văn Vượng đã kế thừa và phát triển bài cúng cầu siêu trong vở tuồng “Hồ Quý Ly” rất thành công.
Từ đó, âm nhạc trong tuồng xử lý về nhân vật đạo phật nhà chùa rất sinh động và đa dạng. Nó hỗ trợ, đưa hơi, giữ nhịp cho diễn viên. Ngoài ra nhạc còn tiếp lửa cho nhân vật, làm tôn thêm vẻ đẹp của nhân vật nhà sư trước khi xuất hiện trên sân khấu. Mẫu nhân vật ấy được thể hiện qua vai Nguyệt Hạo trong vở tuồng “Sơn Hậu”, một nhân vật mẫu mực đưa người xem đến sự kính trọng, hướng thiện mà con người không phải ai cũng làm được một cách dễ dàng. Vì những nhân vật trong tuồng đã là phật giáo luôn hướng tới sự tu nhân tích đức, gạt bỏ nhiều điều ham muốn của con người, thể hiện qua nhân vật Nguyệt Hạo, bà sinh ra trong một gia đình quyền quý cao sang, là vợ vua song không có con, các em lại cậy thế chị mình nên đã phản dân, hại nước. Nhân lúc vua Tề ốm nặng, Tạ Thiên Lăng cùng ba em bà là Ôn Đình, Lôi Phong, Lôi Nhược…. cướp đoạt ngôi vua bất chấp đạo lý. Chúng đã thẳng tay trừ khử Kim Lân, Linh Tá, bắt Thứ Phi trong lúc bà đang bụng mang dạ chửa hòng tiêu diệt mầm mống của nhà vua. Trong cơn nguy biến, Nguyệt Hạo dám đứng ra đương đầu với các em mình , bà bất chấp mọi nguy hiểm, đã cùng Kim Lân, Linh Tá và Tử Trình, những trung thần của nhà Tề, bàn mưu cứu Thứ Phi và Hoàng Tử thoát nạn. Sau cơn nguy biến, Nguyệt Hạo ghét cảnh lầu son gác tía, tranh giành ngôi vị của các em, bà đã gạt tình máu thịt, dứt bước ra đi trong nỗi niềm tâm sự, hướng lên chùa với ba câu hát nam thiền:
Rồi bà tiến thẳng đến cửa chùa trong tiếng chuông ngân của bài Bát nhã (nhịp Đây là cảnh độc diễn ! Nguyệt hạo với tư thế nghiêm trang đường bệ hát. “Nam mô a di đà phật – Đoạn trái oan” nghe sao nó da diết linh thiêng đến kỳ lạ (Bài hát xuống tóc cạo đầu đi tu – Đây là bài khó nhất trong nghệ thuật tuồng) cho đến nay khó có bài hát đi tu nào sánh nổi với bài hát này:
“Bên lòng chẳng bận chuyện nhân gian/Tháng ngày cầu kinh phật…”
Bài hát 8 câu 16 vế, với 4 khổ nhịp, mỗi khổ 8 nhịp
“Cắc cắc tang tang cắc tờ rang cắc tang/Tang tang cắc cà rụp tắc xờn cắc/Cắc cắc xờn xờn xờn cà rụp cắc xờn/ Xờn xờn cắc cà rụp cắc xờn cắc….”
Với bài hát này nhịp cũng như láy rất phức tạp, nên diễn viên phải nắm thật chắc, xử lý láy thiền phải đúng chỗ, không được dùng láy thiền tuỳ tiện có vậy mới hay và đúng tình cảm của người xuống tóc vào chùa đi tu.
Lớp tuồng Nguyệt Hạo đi tu đã trở thành mẫu tuồng độc đáo mang tính nghệ thuật hoàn chỉnh. Tính cho tới nay mà nói, ít diễn viên đóng thành công vai này. Và cũng qua lớp tuồng này càng chứng minh các thầy ngày xưa cũng như tác giả rất giỏi trong việc xử lý làn điệu và tiết tấu biểu diễn rất khoa học, không thừa không thiếu đưa người xem kính yêu trân trọng nhân vật Nguyệt Hạo cũng là trân trọng Đạo Phật. Phải nói rằng nhân vật Nguyệt Hạo trong tuồng “Sơn Hậu”, tác giả đã dựng lên hình tượng một người phụ nữ đúng với bốn chữ công – dung – ngôn – hạnh rất Á Đông, yêu dân, yêu nước, có một lòng vị tha, khoan dung đã tự tìm đến cửa chùa cho lòng thanh thản, chờ thời cơ ra giúp nước. Ở đây ta phải nói tác giả xử lý tình huống nhân vật Nguyệt Hạo đến chùa đi tu rất đắt. Vì nói đến chùa chiền là nói đến tâm linh của người Việt nam. Đồng thời nói đến chùa là nói đến sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trên hành tinh này. Chính bà là nhân vật xuyên suốt đề cao đạo phật của nhà chùa rất lớn trên sân khấu tuồng. Cho tới nay khó có vở tuồng nào, nhân vật nào sánh nổi với nhân vật Nguyệt Hạo trong tuồng “Sơn Hậu”.
Qua nhân vật Nguyệt Hạo càng chứng minh nghệ thuật tuồng ảnh hưởng tư tưởng đạo phật rất lớn. Đứng đầu là danh nhân Đào Tấn, ông rất sùng ái đạo phật nên trong nhiều tác phẩm dù trực tiếp hay gián tiếp đều mang tư tưởng hướng thiện như: tuồng “Trầm Hương Các”, tuồng “Hộ Sinh Đàn”, tuồng “ Khuê Các Anh Hùng”, tuồng “Đào Phi Phụng Hồi Ba”….
Bên cạnh sự đề cao các nhân vật anh hùng hướng thiện, ông còn phê phán những thói hư tật xấu đã xúc phạm đạo phật thể hiện qua đoạn tuồng “Trụ Vương giỡn tượng” trong vở tuồng “Trầm Hương Các”.
Ông đả phá thói dâm ô ngạo ngược của Vua Trụ lúc vào chựa viếng thăm thần Nữ Oa. Trước vẻ đẹp của tượng thần Nữ Oa được tạc bằng gỗ trầm hương rất đẹp toả mùi thơm quyến rũ…. Trụ Vương không cầm nổi dục tính của mình đó vuốt ve lên má tượng thần Nữ Oa và núi ”Giá như nàng còn sống ta sẽ rước nàng về cung để hầu hạ”. Thần Nữ Oa bị xúc phạm đó sai hồ ly tinh đún đường Tô Hộ, cha Đát Kỷ đang trờn đường đưa con vào cung làm thiếp Vua Trụ. Nhân lúc cha con Đát Kỷ nghỉ lại miếu, hồ ly đó “đổi hồn” Đát Kỷ…..Từ đó xác là Đát Kỷ, hồn là hồ ly tinh.
Từ đó thần Nữ Oa đã dùng xác Đát Kỷ hồn Hồ Ly trả thù Trụ Vương đến tận cùng. Qua đó ta thấy danh nhân Đào Tấn và các tác giả ngày xưa không chỉ ngợi ca những nhân vật đạo phật mà còn dám phê phán những thói hư tật xấu của con người đã dám xúc phạm đạo phật, dù đó là ông vua hay bà chúa đều bị trừng phạt thích đáng.
Sân khấu tuồng là một kho tàng quý báu mà càng khai thác ta càng thấy những điều mới mà ta chưa hiểu nhiều lắm về nghệ thuật tuồng, có khi còn mơ hồ trong đó có tư tưởng phật giáo. Vì theo tôi không phải ai cũng hiểu và cũng nâng niu yếu tố đạo phật trong tuồng để phát huy nó nhiều hơn trong cuộc sống. Xuất phát từ một diễn viên kinh qua đóng nhiều vai có ảnh hưởng đến đạo phật, tôi mạo muội nói ra điều này như một đóng góp khiêm tốn cho công trình đầy ý nghĩa về yếu tố phật giáo trong nghệ thuật dân tộc. Cốt lõi của những nhân vật nhà sư nằm trong những tác phẩm lớn của nghệ thuật tuồng mà không phải ai cũng hiểu được.
Thiết nghĩ vì sao danh nhân Đào Tấn và một số tác gia khác hay ca ngợi nhân vật đạo phật, có lẽ điều này ta phải suy nghĩ …Đa số vở tuồng cổ tồn tại cho đến nay đều ảnh hưởng đến đạo phật rất nhiều. Có thể nói tư tưởng Phật giáo đã chi phối rất rõ, rất sâu trong sáng tác và biểu diễn nghệ thuật tuồng truyền thống Việt