Trang chủ Diễn đàn Đại danh lam chùa Dạm đã thành phế tích?

Đại danh lam chùa Dạm đã thành phế tích?

193

Trông giữ đại danh lam ăn lương… 5.000 đồng/ngày
 
Năm 1947, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, dân làng Nam Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh) đã phải đốt chùa không cho giặc chiếm, các lão làng bây giờ vẫn còn nhớ: “Ngôi chùa cháy trong mấy ngày mới hết. Đêm chùa cháy có một trận phong ba nổi lên cuốn bụi khói mịt mù, dân làng kinh hãi bảo nhau sau này nhất quyết phải dựng trả lại chùa để không đắc tội với thần linh”.
 
Cụ bà Nguyễn Thị Thập buồn rầu kể tiếp: “Thế mà, cách đây chừng một tháng, trời trở gió, mái chùa dột. Thấy tượng mẫu bị ướt sũng, dân làng lên than khóc như mưa. Dân nghèo chưa xây được chùa tử tế để mẫu ướt, đau lòng lắm!”.
 
Khi phá chùa, tượng mẫu Nguyên phi Ỷ Lan và tượng vua Lý Nhân Tông được gửi vào chùa Hàm Long gần đó nên mới giữ được đến ngày nay. Toàn bộ di vật, cổ vật đã mất hết nên người dân coi hai pho tượng cổ đó là bảo vật. Trên nền cũ, dân làng nhặt gạch đá còn sót lại xây mấy gian chùa nhỏ và ngôi đền để thờ tạm.


Leo một mạch từ chân lên gần đỉnh núi Dạm mới thấy được dấu tích công trình đồ sộ nguy nga xưa. Bốn lớp nền giật cấp bám lấy chiều cao của núi Dạm vẫn còn, nó được bao một lớp cỏ cây hoang dại, rêu phong phủ mờ. Còn đầy đủ nhất là những bức vách kè chống xói lở cao 5-6m được bó ghép bằng đá tảng lớn, kích thước 50 x 60 cm. Cách bó ghép đá choãi chân đế tài tình vẫn giúp lớp nền vững chắc nhưng không thể nhìn thấy hết tường cao vì cây dại đã chen phủ gần kín.
 
Không được nguyên vẹn như bức tường đá kè, hàng trăm bậc đá dẫn lên chùa đã bị hư hỏng trầm trọng, nằm ngổn ngang trên đường đi. Dân làng đào móng dựng mấy gian chùa tạm đã thu được rất nhiều viên gạch ngói lành lặn, có họa tiết rồng phượng thời Lý, chất lại thành đống nhưng nay cũng đã bị mất gần hết.


Hàng trăm viên đá chân cột có chạm khắc cánh sen rất nghệ thuật nằm rải rác khắp khu vực, nhiều chân tảng đã bị người dân lấy mất. Phần đất rộng trước chùa làm bãi hội trước kia bị nhà dân bà các công trình khác choán hết, cảnh quan phía trước hầu như bị phá vỡ.
 
Hơn 20 năm nay ngôi chùa Dạm dựng tạm này vẫn chưa có ai trụ trì. Chỉ có hai cụ bà Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Thị Thoa thay nhau trông nom nhang khói mới mức hỗ trợ… 5.000 đồng/ngày.
 
Tấm bia đá trước chùa đã bị thời gian bào mòn hoàn toàn. Tất cả những chữ khắc, hoa văn trên đá đã không còn một vết tích gì và không rất khó khôi phục. Đối diện với bia đá là cột đá chùa Dạm trứ danh.


Cột đá nhám cao 5m có trạm trổ đôi rồng lớn quấn quanh đã bị gãy phần ngọn từ lâu. Cột đá được coi là bảo vật quốc gia, niềm tự hào của nền kiến trúc điêu khắc Việt Nam cũng đã sứt mẻ giữa chốn hoang vu. Bản sao của cột đá nhám khổng lồ này đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chế tác không đúng nguyên bản nhưng vẫn được đặt trang trọng ngay khuôn viên chính của Bảo tàng.
 
Bà Hoàng Sửu, Phó ban di tích chùa Dạm, cho biết: “Chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị lên các cấp nhưng bên bảo tồn bảo tàng trả lời là… chưa cấp thiết, chưa cần phải tu bổ!”.
 
Chủ tịch UBND xã Nam Sơn, ông Nguyễn Thế Tài khẳng định: “Xã đã gửi đơn đề nghị lên Sở văn hoá và Tỉnh hội Phật giáo để xin kinh phí và kế hoạch trùng tu xây dựng lại chùa nhưng được các cơ quan chức năng trả lời rằng nếu trùng tu lại như xưa thì sẽ mất một nguồn kinh phí khá lớn, khoảng 50 tỷ đồng. Hiện chưa có nguồn kinh phí này”.


Ảnh chùa Dạm đang hoang phế:


















Mái chùa tạm bằng tre nứa


Hàng trăm bậc đá dẫn lên núi đã bong hỏng





Chân đá nằm lăn lóc khắp nơi