Diễn đàn được đồng tổ chức này sẽ tiếp tục tại Đài Bắc vào thứ ba. Trong hai ngày qua, hơn 1700 thành viên đến từ gần 50 nước và vùng lãnh thổ đã tham gia 8 tiểu diễn đàn để đối thoại về hàng loạt chủ đề, ví dụ như Phật giáo và giáo dục, Phật giáo và khoa học, Phật giáo và giao lưu quốc tế.
"Trong thế giới ngày nay, đối thoại có tính quyết định đối với sự phát triển của Phật giáo," Thiền sư Hsing Yun, người sáng lập tu viện Phổ Quang Sơn tại Đài Loan nói.
Chính phủ Trung Quốc đã khẳng định rằng xây dựng một thế giới hài hòa đòi hỏi vai trò tích cực của các nền văn minh và tôn giáo.
"Thái độ đó của Chính phủ tạo không gian cho việc đối thoại và phát triển của tôn giáo," giáo sư Wang Yukai đến từ Viện Quốc gia Trung Quốc về Quản lý nói.
"Việc đối thoại hiệu quả không nhất thiết là tìm kiếm sự nhất trí giữa những khác biệt," Lou Yulie, viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo của Đại học Bắc Kinh, người cũng nổi tiếng là chuyên gia Phật giáo nói. "Đó là việc tìm ra sự khác biệt trong khi vẫn duy trì tính riêng biệt và tôn trọng lẫn nhau."
Phật giáo được truyền vào Trung Quốc hơn 2000 năm qua, đã không xa lạ gì trong việc đối thoại với tôn giáo bản địa của nước này là Khổng giáo và Lão giáo.
"Việc đối thoại giữa ba tôn giáo này ở Trung Quốc đã được tiến hành với kim chỉ nam như ‘đồng ý trước bất đồng’, và ‘tự xét mình trước khi phán xét người khác’," giáo sư Dong Qun, một chuyên gia Phật giáo của Đại học Đông Nam, tỉnh Giang Tô nói.
Tại Diễn đàn Phật giáo thế giới, nhiều Tăng Ni, Phật tử và chuyên gia đã đạt được sự nhất trí rằng chỉ qua đối thoại, Phật giáo mới có thể có chỗ đứng trong thế giới ngày nay và đóng vai trò xứng đáng.
"Sự khác biệt có thể tồn tại giữa Phật giáo phương đông và phương Tây," Frank Ulm, một Phật tử người Đức nói. "Nhưng đó là lý do tại sao chúng ta ở đây để tìm sự khác biệt và có đối thoại."
Ulm nói ông cảm thấy giới Tăng Ni, Phật tử Trung Quốc tại Diễn đàn luôn sẵn sàng lắng nghe và vui vẻ tìm ra sự khác biệt.
"Chỉ qua việc tìm ra sự khác biệt và tiếp theo suy nghĩ về chúng, chúng ta mới có thể phát triển tông phái của mình tốt hơn," ông nói thêm.
"Phật giáo là tôn giáo dung nạp chứ không phải loại trừ," Thiền sư Omaple Sobhita Thero, tu sĩ Sri Lanka tại diễn đàn nói. "Tính dung nạp, vốn cho phép đối thoại là một ưu thế lớn của Phật giáo."
Ngày càng nhiều người phương Tây quan tâm đến Phật giáo, một tôn giáo vốn xuất phát từ phương Đông, thiền sư Hui Feng, sinh ra ở New Zealand và hiện nay tu hành ở Hong Kong nói. "Tăng Ni Phật tử Trung Quốc nên sẵn sàng có nhiều cuộc đối thoại hơn."