…Là nhà sư, Phạm Thiên Thư đã dốc toàn tâm tu hành. Nhưng Phạm không phải một tu sĩ khổ hạnh ép xác khắc kỷ phục lễ. Phạm tu theo lối riêng.
… Vào trước và sau của thập kỉ 70 của thế kỷ trước. Phạm Thiên Thư xuất hiện trên bầu trời thi ca Phật giáo miền Nam như một ngôi sao sáng.
Lấy các giáo lý của đạo Phật làm nền cho tư tưởng, thế giới thơ ca của Phạm mang khát vọng dấn thân táo bạo muốn Việt hóa, thi hóa, trẻ hóa đạo Phật. Phạm đã cả gan viết lại kinh Phật bằng ngôn ngữ của thi ca và người đã tỏ ra khá tinh tế, lịch lãm, trung thành với nguyên bản ý kinh.
… Việc một tu sĩ Phật giáo làm thơ tình nghe ra cũng ngồ ngộ thiệt nhưng đó là một việc hợp lẽ tự nhiên. Thực ra việc này Phạm bị oan”.
‘Rằng xưa có gã từ quan. Lên non tìm động hoa vàng ngủ say’ để có một trường ca dài 400 câu lục bát, xuất bản lần đầu vào năm 1970 ở Sài Gòn và mới được NXB Văn Nghệ TPHCM tái bản tháng 1-2006.
Được biết, sau Động Hoa Vàng được nhà sách Cảo Thơm, Đà Nẵng sẽ liên kết với các NXB để tái bản một số tác phẩm của ông như truyện thơ ‘Đoạn trường vô thanh’ và các tập kinh Phật được Việt hóa và viết thành thơ lục bát cho dễ đọc, dễ nhớ. Kinh Ngọc (Kinh Kim Cương), Kinh Hiếu (Kinh Vu Lan), Kinh Thơ (Lời Phật dạy)…
Vài nét về nhà thơ Phạm Thiên Thư
Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long, sinh ngày 01.01.1940 xuất thân trong một gia đình Đông y. Quê cha: xã Đình Phùng, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Quê mẹ: xã Trung Mẫu, Từ Sơn, Bắc Ninh. Sinh quán: Lạc Viên, Hải Phòng. Trú quán: Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương (1943-1951). Từ năm 1954 đến nay sinh sống tại Sài Gòn-TPHCM.
Từ 1964 – 1973: Tu sĩ Phật giáo, làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh. Năm 1973 – 2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp – Thân – Tâm). Du lịch Khoa học Từ thiện trực thuộc
Bìa ‘Động Hoa Vàng’ |
Tác phẩm đã in: Thơ Phạm Thiên Thư (1968); Kinh Ngọc (thi hóa Kinh Kim Cương); Động Hoa Vàng (Thơ, 1971); Đạo Ca (Phổ nhạc Phạm Duy); Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh, 1972; Kinh Thơ (thi hóa Kinh Pháp Cú); Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ); Kinh Hiếu; Kinh Hiền (thi hóa Kinh Hiền Ngu) gồm 12.000 câu lục bát; Ngày Xưa Người Tình (thơ); Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ, 1975); Thơ Phạm Thiên Thư (NXB Đồng Nai, tái bản 1994); Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh (NXB Thanh Niên, 2003); Vua Núi Vua Nước (2003); Từ Điển Cười (70.000 câu thơ, 2005).
Thơ đã được phổ nhạc: Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu, Em Lễ Chùa Này, Huyền Thoại Trên Một Vùng Biển, Loài Chim Bỏ Xứ (nhạc Phạm Duy); Như Cánh Chim Bay (nhạc Cung Tiến); Guốc Tía, Đôi Mắt Thuyền Độc Mộc (nhạc Võ Tá Hân); Độc Huyền (nhạc Nguyễn Tuấn); Động Hoa Vàng (nhạc Trần Quang Long)…
Tác phẩm dự định xuất bản
Hát Ru Lịch Sử (Trường ca lục bát); Năm Chục Ngàn Câu Từ Điển Chân Ngôn; Huyền Ngôn Xanh (tâm bút); Điện Công Phathata Dưỡng Sinh.
Cùng nhiều bài thơ mang ý niệm thiền rất trữ tình của ông đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng … rất hay, nó đã đi vào lòng người hơn 30 năm qua.
‘Động hoa vàng’, một màu vàng của nhà Phật, một màu vàng tượng trưng cho hoàng đạo, một Phạm Kim Long (tên thật của Pham Thiên Thư) cũng có nghĩa là ‘con rồng vàng’, bìa sách cũng được thiết kế màu vàng và một màu vàng của những cây mai trước sân nhà ông đã đi vào thơ và đi vào nhạc.
Được biết, năm 1971, nhạc sĩ Phạm Duy đã chọn một số câu thơ trong tập thơ này, phổ thành ca khúc ‘Đưa em tìm động hoa vàng’ và nay ‘Động hoa vàng’ tái bản với 100 bài thơ mang nhiều điển cố, điển tích cùng 3 phụ bản trang màu của họa sĩ Phạm Cung được trình bày rất đẹp, chắc chắn người đọc sẽ tìm thấy một màu vàng rất thiên nhiên nhưng cũng rất đời.