Trang chủ Diễn đàn Chấn hưng Phật giáo Cư sĩ có vai trò lớn hơn trong việc hoằng pháp, chứ...

Cư sĩ có vai trò lớn hơn trong việc hoằng pháp, chứ không phải tu sĩ

132

Theo ý tôi (tôi không khẳng định ý mình là đúng, là chân lý), cư sĩ cần nghiên cứu kỹ hơn nữa về Phật Pháp, thông điệp mà Đức Phật, hay Thế Tôn của chúng ta muốn gửi đến chúng sinh là gì?


Theo ý tôi, thông điệp đó là Đức Phật muốn gửi đến một thông điệp muốn chúng sinh được hạnh phúc, thoát khỏi đau khổ và được giải thoát, làm chủ được thân tâm của chính mình. Sau nhiều năm tu học và tự tu khổ hạnh Người mới tìm được cách thức để thoát khỏi khổ đau, không còn bị ngoại cảnh khống chế.


Phật pháp thực sự không phải là một Tôn Giáo như Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo. Không phải là một tôn giáo vì sao? Vì trong Phật Giáo con người là chủ thể con người có tự tính, con người chúng ta là chủ thể, người tu là chủ thể, hay đúng hơn con người không phải lệ thuộc vào một vị thần nào cả, Phật Pháp dạy cho chúng sinh làm chủ chính mình, không phải sợ một cái gì cả, điều phục bản năng của chính mình, biến chúng ta thành người thực sự chứ không phải là một động vật bậc cao có tư duy nhưng vẫn chịu một số chi phối của bản năng sinh tồn.


Phật Pháp dạy chúng ta từ bi hỉ xả, dạy chúng ta tiến hóa thêm một bước nữa để trở thành người theo đúng nghĩa của nó. Không còn sợ bất kỳ một điều gì cả giống như một người mất trí nhưng lại có trí huệ của một nhà khoa học gấp hàng tỉ tỉ lần Anhxtanh.


Nhưng để làm được những điều này chỉ có một cách ngắn nhất nhanh nhất là chọn con đường tu sĩ, Người cũng không phủ định là cư sĩ cũng có thể hiển lộ được Phật tính hay thành Phật. Nhưng chỉ có tu tập như một tu sĩ thì sắc xuất thành công sẽ cao hơn nhiều, tu tập để điều phục thân tâm, chiến thắng chính nội tâm của chính mình, không sợ hãi trước bất kỳ một ngoại cảnh nào, không để một ngoại cảnh nào chi phối, làm chủ một cách tuyệt đối chính thân tâm của mình cũng gần giống như một chiến sĩ cách mạng chiến đấu vì lý tưởng của mình đã trọn.


Để làm được điều này thực sự rất khó cần phải có một thời gian dài tu tập để tạo thành một thói quen không thay đổi, phải luôn giữ được, điều phục được tâm ý mình ở trạng thái cân bằng, luôn luôn bình tĩnh không bị sao động. Phải luôn luôn tỉnh táo 24 trên 24, bẩy ngày trong tuần, rồi cả tháng cả năm rồi trọn cho đến khi nào ngừng thở , cứ thở là phải tỉnh tao, thậm chí cả khi ngủ cũng phải tỉnh táo, thậm chí cả trong mơ cũng phải tỉnh táo.


Cái cốt lõi cơ bản của Phật pháp ở đây là tự tu tự chứng. Phật pháp có thể hiểu theo một khía cạnh nào nhỏ là phương pháp hướng dẫn con người làm thế nào để thoát khỏi đau khổ. không phải là một tôn giáo như ấn độ giáo hay thiên chúa giáo hay hồi giáo. Không thể nhầm lẫn Phật Pháp là một tôn giáo được. Phật pháp nói với chúng ta là hay tin vào chính mình, chính mình mới biến đổi được tâm tính của chính mình.


Thời Thế Tôn còn tại thế thì có thờ cúng gì đâu, Thế Tôn không hề khuyến khích việc thờ cúng, tùy với căn cơ của từng người mà người nói ra các pháp môn khác nhau , tận 84000 pháp môn, tùy hợp với căn cơ của tất cả chúng sinh pháp môn nào cũng hướng dẫn chúng sinh hiển lộ Phật tánh hay thành Phật hay là để có được tam minh, chỉ có con đường đi dài hay ngắn thôi. Trong đó có pháp môn Tịnh độ pháp triển rực rỡ như ngày nay …..v.v…..


Vậy thì với vai trò của một người cư sĩ , theo ý tôi, cư sĩ trong thời đại nào cũng đóng một vai trò quan trọng trong Phật pháp vì sao? Vì giả sử như tất cả thế giới thực hành Phật Pháp thì Phật Phát sẽ chỉ còn cư sĩ và tu sĩ. Nếu không có cư sĩ thì sẽ không có tu sĩ vì sao? Vì tu sĩ sinh ra từ trong cư sĩ, vì tu sĩ sống đơn độc và chỉ có cư sĩ mới phát triển được số lượng một phần số lượng trong cư sĩ sẽ chuyển thành tu sĩ. Cũng giống như đàn kiến thôi một phần nhỏ trong số đó sẽ trở thành kiến chúa nếu tất cả đều trở thành kiến chúa thì lấy đâu ra kiến thợ để duy trì sinh tồn.


Có lẽ vấn đề này hơi dài dòng quá… nhưng cái ý chính ở đây là vai trò của người cư sĩ ở đây là vai trò của những bồ tát xả thân vì Phật Pháp, người cư sĩ cần phải duy trì được kinh điển cái đó mới là cái cốt lõi, bản thân mỗi người cư sĩ là một người truyền bá phật pháp sẽ đóng một vai trò của các cha xứ như trong thiên chúa giáo nhưng phải thực hành đúng Phật Pháp chứ không dùng cách thức của Thiên chúa giáo để lôi kéo những thành viên mới, cùng hướng mọi người leo lên đỉnh ngọn núi Phật Pháp.


Người cư sĩ cần phải chỉ cho những người chưa biết về Phật Pháp rằng hãy nhìn lên ngọn núi Phật Pháp kia kìa cái ngọn núi cao vời vợi đó đã có người đang trèo gần tới đỉnh kia kìa (những người đó là những tu sĩ và một số ít cư sĩ xuất chúng như Ma Duy Cật , gia đình cư sĩ Bàng Uẩn…), trong đó có một người đã tới đỉnh đó là Thế Tôn. Đằng sau những đám mây mờ che kín đỉnh ngọn núi đó là tam minh, là giải thoát.


Anh và tôi hãy cùng trèo lên đó, cùng tạo dựng những bậc thang vững chắc, những bậc thang bằng kinh tạng vững trãi cần phài duy trì được Kinh điển Phật Pháp không bị mai một, để những bậc thang đó tồn tại đời đời nâng bước những bước chân thế hệ tiếp theo của chúng ta bước lên những bậc thang của sự giải thoát, cùng đưa tất cả chúng sinh lên được núi Phật Pháp.


Các tu sĩ cần phải dành nhiều thời gian để điều phục thân tâm của chính mình hạn chế tham gia các Phật sự, vì sao? Thực sự nếu quá chú tâm vào các Phật sự thì sẽ khó tiến tới thành quả đạt đạo cho từng cá nhân.


Những công tác Phật sự chỉ dành thật sự cho những A la han đã thành thục nhuần nhuyễn những bài học của Thế Tôn, khi Ngài còn tại thế, những ai chỉ mải mê các công việc Phật sự quá sẽ không tốt và sẽ lâu đạt thánh quả ví dụ như trường hợp ngài A nan da.


Sở dĩ vì sao có 3 tháng an cư kiết hạ là vì một phần là các tu sĩ cần phải có thời gian để thanh lọc thân tâm mình thanh lọc tâm trí mình không để các hoạt đông Phật sự ảnh hưởng đến quá trình tu tập thân tâm của chính mình, không dành quá nhiều thời gian cho công việc Phật sự.


Nếu cứ quá dành nhiều thời gian vào công việc Phật sự thì sẽ không phải là tu tập nữa rồi và sẽ chịu sự chi phối của các công việc Phật sự đó mà bỏ quên mục đích của chính mình.


Vì vậy các công việc Phật sự rất cần vai trò của Người cư sĩ trong thời đại hiện nay, sẽ cần đến những mạnh thường quân như trưởng giả Cấp cô độc hay vua Asoka trong thời đai ngày nay…