Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Công trình kiến trúc văn hóa mang dấu ấn Thăng Long

Công trình kiến trúc văn hóa mang dấu ấn Thăng Long

126

Ỷ Lan là một nhân vật lịch sử của vương triều nhà Lý, tên thật là Lê Thị Mệnh, vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông. Bà là người tài đức vẹn toàn và đóng góp nhiều công lao cho sự phát triển của đất nước. Ỷ Lan đã được nhân dân tôn lên là Phật Bà Quan Âm.

 

Các huyền thoại, truyền thuyết về bà phủ trùm lên một vùng văn hoá lịch sử của xứ Kinh Bắc xưa và được nhân dân hoá thân thành một nhân vật cổ tích, gọi là Bà Tấm.

 

Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã cho dựng nhiều chùa chiền trong thời gian bà còn sống, trong đó có ngôi Linh Nhân Từ Phúc tự ở làng Thổ Lỗi quê hương bà (Dương Xá ngày nay).

 

Năm 1117, Ỷ Lan qua đời, ngôi đền thờ bà cũng được dựng bên cạnh chùa. Tên đền và chùa được gọi chung là đền – chùa Bà Tấm.

 

Đây là nơi để lễ Phật và cũng là nơi tưởng niệm bà của nhân dân trong vùng. Trong quá trình tồn tại, đền – chùa Bà Tấm luôn được sửa chữa, trùng tu và xây mới, nhưng vẫn giữ được vẻ uy nghi với nét kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long.

 

Cụm di tích đền – chùa Bà Tấm được xây dựng trên một gò đất cao bên hữu ngạn sông Thiên Đức. Qua biến thiên của thời gian, mặt bằng di tích đã có nhiều thay đổi.

 

Tuy nhiên, theo các văn bia còn lưu lại thì đền được xây dựng vào cuối thế kỉ XI, kiến trúc theo lối cung đình có 72 cửa. Trong đền có nhiều di vật quý, nổi bật là hai tượng sư tử tạo bằng đá liền khối cao 1,2m rộng 1,36m trong tư thế phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại.

 

Tượng sư tử ở đền có hình tượng đang vờn ngọc, trên trán có trổ chữ Vương nhằm thể hiện uy quyền của vương triều. Trong đền còn có một thành đá dài 1,3m, cao 0,8m chạm nổi rồng và lân đang chạy xuống.

 

Hậu cung đền có tượng Ỷ Lan được tạo tác rất đẹp, tạc khi bà là Nguyên phi cùng 6 vị cung nữ trong triều. Gian ngoài có đặt ngai thờ và một số đồ tế khí. Trên ngai có bài vị ghi: Lý triều đệ tam Hoàng thái hậu.

 

Tại đây còn có những hiện vật quý được lưu giữ và bảo tồn suốt gần chín thế kỷ như ba chân tảng đá chạm cánh sen, một thành bậc chim phượng đều có từ thời Lý, bốn tấm bia đá thời Hậu Lê, một khám thờ chạm rồng uốn khúc yên ngựa được chạm hoa văn linh vật từ thời Mạc… Và đặc biệt là hai câu đối ca ngợi công đức của thái hậu Ỷ Lan.

 

Năm 2005, Suốt hai tháng vừa qua, các cán bộ khảo cổ của Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp với văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã kỳ công khai quật khảo cổ học cụm di tích đền chùa Bà Tấm nằm ở xã Dương Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Những dấu vết kiến trúc còn lưu lại dưới lòng đất cùng những di vật còn hiện hữu đã đem lại những nhận thức mới về giá trị lịch sử văn hoá của khu di tích được xây dựng từ thời Lý này.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã khai quật khảo cổ học cụm di tích đền chùa Bà Tấm.

 

Những dấu vết kiến trúc còn lưu lại dưới lòng đất cùng những di vật còn hiện hữu đã đem lại những nhận thức mới về giá trị lịch sử văn hoá của khu di tích được xây dựng từ thời Lý này.

 

10 hố để khảo sát đã được các nhà khảo cổ đào kề cận khu trung tâm gò đất phía sau ngôi chùa hiện tại và ở hai sườn phía Đông và Tây của cụm di tích. 5 lớp địa tầng dần hiện diện, lớp nào cũng chứa đựng những dấu vết đáng giá về kiến trúc và di vật từng thời kỳ lịch sử.

 

Ở lớp thứ nhất là vết tích nền, móng kiến trúc xây dựng vào khoảng những năm 1950 mà theo lời kể của nhân dân trong vùng, đây chính là vết tích nhà Tổ.

 

Lớp thứ hai là vết tích nền, móng kiến trúc sử dụng gạch chữ nhật và gạch vuông Bát Tràng, niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Lớp thứ ba là kiến trúc có niên đại cuối thế kỷ XVIII.

 

Thời kỳ này tận dụng mặt bằng, vật liệu kiến trúc niên đại thế kỷ XI – XIV để xây móng và gia cố nền. Lớp thứ tư là vết tích kiến trúc, móng, gia cố nền, đường ống cống nước thế kỷ XI – XIV. L

 

ớp này bị ảnh hưởng do mặt bằng được tận dụng để xây dựng công trình mới vào thời Lê trung hưng. Lớp thứ năm là vết tích cư trú và mộ táng thế kỷ VII – VIII. Lớp này bị phá huỷ do quá trình san mặt bằng xây dựng kiến trúc vào thời Lý.

 

Bên cạnh việc phát hiện ra vết tích kiến trúc thời Lý, Trần, Lê và Nguyễn, người ta cũng đã thu được sưu tập hiện vật khá phong phú về loại hình, tập trung ở niên đại thời Lý, Trần và Lê trung hưng, bên cạnh số ít di vật thời Bắc thuộc, Mạc, Nguyễn.

 

Di vật thời Lý tiêu biểu là gạch bó chữ nhật và gạch lát nền, ngói ống, gạch trang trí hoa cúc và hoa mẫu đơn. Có cả các mảnh vỡ đề trang trí hình rồng (có chữ Hán “Huyền Sinh”ở mặt sau), tượng sư tử đá, uyên ương, mảnh tượng kim cương….

 

Mặc dù, các vết tích phát hiện không được nhiều, chưa có đơn nguyên kiến trúc nào được phục dựng, song với các bó vỉa, đường cống nước, đường ngói lớp và các vệt gia cố, các đống đổ cùng sự xuất hiện phổ biến của các loại nguyên liệu và trang trí kiến trúc đã cho thấy quy mô to lớn của công trình.

 

Hiện nay, cả nước ta có 72 nơi lập đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan, nhưng cụm di tích đền – chùa Bà Tấm ở Dương Xá vẫn có quy mô lớn và thực sự là một công trình độc đáo.

Để tưởng nhớ bà, hằng năm vào ngày 19, 20, 21 tháng 2 âm lịch, nhân dân 9 xã của tổng Dương Quang (từ Phú Thị đến huyện Văn Lâm – Hưng Yên) và những làng cấy ruộng, hậu của đền đều lo tổ chức hội. Chính hội là ngày 19 tháng 2, tương truyền là ngày sinh của bà.