Trang chủ Tuổi trẻ Em học Phật Con sếu và con cua

Con sếu và con cua

340

Có nhiều con cá nhỏ sống trong ao. Con sếu kiếm sống bằng cách dùng mỏ bắt cá để ăn thịt. Trời không may  bị khô hạnh và nước trong hồ trở nên cạn kiệt dần, tuy nhiên với con sếu đây là một dịp may vì nó có thể bắt cá dễ dàng hơn. Thật ra, nó đã béo lên một chút. 

Mặc dầu con sếu bắt cá rất dễ dàng và ăn rất nhiều cá mỗi ngày, nó chẳng bao giờ cảm thấy đủ.  Nó nghĩ rằng nếu nó ăn hết tất cả ở trong hồ, nó mới thấy thực sự thấy thỏa mãn. Nó tự nhủ, “Ăn càng nhiều, càng đã!” 

Để bắt được tất cả cá ở trong ao, con sếu nghĩ ra một kế hoạch khôn ngoan. Nó sẽ lừa những con cá để chúng nó. Một khi các con cá đặt hết lòng tin tưởng vào nó,con sếu sẽ tìm cách nuốt sạch chúng. Nó cảm thấy hài lòng về sự giỏi giang của mình do đã  tự nghĩ ra được một mưu mô quỷ quyệt như vậy.
 
Để bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình, con sếu đến ngồi trên bờ ao. Nó ngồi yên lặng không nhúc nhích, giống như một người tu thánh thiện ở trong rừng. Mục đích của nó là để làm cho các con cá chú ý.
 
Một con cá bơi lại gần con sếu và hỏi, “Thưa ông sếu, ông đang nghĩ ngợi gì vậy?” Làm ra vẻ thánh thiện, con sếu trả lời, “ Ôi, chú cá nhỏ của ta, ta buồn khi nghĩ đến tương lai của các chú. Ta đang nghĩ đến thảm họa sắp xảy ra!”

Lũ cá hỏi, “Ôi trời! Thảm họa gì sẽ xảy ra cho chúng tôi vậy?”  

Con sếu đáp, “Hãy nhìn quanh các ngươi mà xem. Chỉ còn một ít nước ở trong ao. Các ngươi đang hết dần thức ăn. Trận hạn hán này rất nghiêm trọng đối với các sinh vật bé nhỏ khốn khổ như lũ các ngươi.” 

Lũ cá hỏi, “ Ông sếu ơi, chúng con phải làm gì để tự cứu mình đây?” 

Con sếu đổi giọng ngọt ngào, “ Các con thân yêu của ta, các con phải tin ta và làm theo lời dạy bảo của ta. Nếu các con để cho ta dùng mỏ ngậm các con, ta sẽ đưa các con ra khỏi ao, từng đứa một. Ta sẽ đem các con sang một cái ao khác. Cái ao đó lớn hơn cái ao này rất nhiều. Nó chứa đầy nước và nhiều đóa sen xinh đẹp phủ đầy mặt ao. Nơi đó sẽ là một thiên đàng cho các con.”  

Mới thoạt nghe con sếu đề nghị sẽ ngậm chúng trong mỏ của nó, các con cá đâm ra nghi ngờ. Chúng nói, “ Thưa ông sếu, làm sao chúng con tin ông được. Kể từ thưở khai thiên lập địa đến nay, có khi nào mà một con sếu muốn giúp các con cá đâu. Sếu ngậm cá trong miệng là chỉ để ăn thịt chúng. Đây chắc hẳn là một trò bịp bợm, nếu không thì chắc là ông cũng nói đùa!” 

Con sếu ngẩng cao đầu và làm cố làm cho mình ra vẻ càng nghiêm túc chừng nào càng tốt chừng ấy. Nó nói, “Đừng có nghĩ về ta như vậy. Các con không thấy ta là một con sếu rất đặc biệt sao? Các con nên tin ta. Nếu các con không tin, hãy cử một con cá đi với ta, ta sẽ chỉ cho nó cái ao xinh đẹp đó, rồi ta sẽ đem nó nguyên vẹn trở về đây, lúc đó là các con sẽ thấy ta có thật tâm hay không.” 

Lũ cá bàn luận với nhau, “ Con sếu này trông có vẻ là kẻ rất có phẩm giá. Xem ra ông ta nói chuyện nghe cũng thành thật. Nhưng để thử xem ông ta có phải là một kẻ lừa đảo hay không, chúng ta hãy cử một con cá nhỏ chuyên gây rối, vô dụng đi với ông ta. Đây là một cách để thử.”
 
Bàn bạc xong, bọn cá tìm một con cá nhỏ được biết là thường hay trốn học đi chơi và đẩy nó ra bờ ao. Con sếu cúi đầu xuống, ngậm con cá nhỏ trong mỏ của mình rồi sau đó xòe cánh bay đến một cái cây lớn bên bờ ao lớn, rất đẹp.  Đúng như con sếu đã nói với lũ cá, mặt ao phủ đầy hoa sen. Con cá nhỏ quá đỗi kinh ngạc khi nhìn thấy một nơi đẹp như vậy. Sau đó, con sếu lại ngậm con cá trong mỏ của mình và đưa nó về cái ao xấu xí nơi bọn cá đang chờ nó đúng như lời con sếu đã hứa.
 
Vừa về đến nhà, con cá nhỏ mô tả những kỳ quan nơi cái ao lớn, đẹp đẽ kia. Nghe xong, tất cả những con cá khác trở nên hồ hỡi và ùa chạy đến con sếu để mình sẽ là kẻ đầu tiên được con sếu mang sang ao bên kia.
 
 Hành khách may mắn đầu tiên chẳn ai khác là con cá nhỏ chuyên gây rối vô dụng. Con sếu một lần nữa ngậm con cá tội nghiệp tron mỏ của nó và bay đến cái cây lớn trên bờ của chiếc ao lớn, xinh đẹp. Con cá nhỏ tin chắc rằng con sếu tốt bụng sẽ thả nó vào trong ao, nhưng thay vào đó, con sếu bất thình lình kẹp chặt mỏ lại để giết chết con cá nhỏ. Sau khi nuốt chửng phần thịt, con sếu thả xương con cá tội nghiệp trên bờ ao.

Con sếu quay về chiếu ao cũ, đưa con cá nhỏ kế tiếp tới cùng một cái cây và cũng ăn nó theo cùng một cách như vậy. Lần lượt, con sếu ăn từng con cá một cho đến lúc chẳng còn một con nào sót lại trong ao.
 
Con sếu no nê với một bụng đầy cá đến nỗi nó phải khó khăn lắm mới bay được trở lại về chiếc ao nhỏ. Nó thấy chẳng còn con cá nào để ăn. Rồi nó để ý đến một con cua đơn độc đang bò dọc theo bờ sông lầy lội bùn. Con sếu nhận thấy rằng lòng tham của nó vẫn chưa được thỏa mãn.  

Vì vậy, nó tiến về phía con cua và nói, “Chú cua thân mến, với tất cả tấm lòng của ta, ta đã đưa hết tất cả những con cá sang cái ao lớn rất tuyệt vời không cách xa đây mấy để sống. Tại sao chú vẫn muốn ở lại đây sống một mình? Nếu chú cũng muốn được ta đưa chú qua bên cái ao lớn để tận hưởng cuộc sống như mấy con cá, chú hãy để ta ngậm chú trong mỏ của ta, ta sẽ vui lòng đưa chú qua. Vì quyền lợi của chú, hãy đặt lòng tin vào ta.” 

Nhưng con cua nghĩ. “ Chẳng nghi ngờ gì lão sếu đang no căng bụng đây là nhờ ăn tất cả những con cá. Cái bụng của lão no cành đến nỗi lão muốn đứng thẳng cũng không được. Chắc chắn chẳng thể tin lão được. Tốt nhất là mình bảo lão chở mình qua cái ao kia và để mình xuống đó. Nếu lão ăn thịt mình, mình sẽ dùng đôi càng sắc bén của mình để cắt cổ lão." 

Nghĩ vậy, con cua nói, “ Anh bạn sếu của tôi, tôi nghĩ là bạn không thể ngậm tôi trong mỏ của bạn đâu vì tôi nặng lắm. Chắc chắn bạn sẽ bỏ tôi rơi xuống dọc đường. Thay vì bạn ngậm tôi. Bạn hãy chở tôi trên lưng, và tôi sẽ dùng tám cái chân của mình để bám lấy cổ bạn. Bằng cách này, chắc chắn bạn sẽ chở tôi về ngôi nhà mới thật an toàn.”

Con sếu quá quen với việc dùng thủ đoạn để lừa kẻ khác, nên nó không thể tưởng tượng được bất kỳ sự nguy hiểm nào có thể xảy ra cho mình nếu nó để cho con cua dùng càng cặp ngay vào cổ họng của nó.

Vì vậy nó để cho con của dùng tám cái chân bám vào cổ nó. Nhanh như cắt, con của dùng hai chiếc càng nhọn của nó kẹp luôn  cổ con sếu. Cua nói, “Nào bây giờ xin ông bạn  vui lòng chở tôi đến cái ao lớn.” 
 
Con sếu ngu xuẩn, với cái cổ bị kẹp chặt trong hai chiếc càng cua, bay hướng tới cái cây bự cạnh chiếc ao lớn.

Con cua la lên, “ Ê, lão sếu ngu ngốc kia, bộ lão lạc đường rồi à?   Tại sao lão không đưa ta đến bờ ao và thả ta xuống ao?” 

Con sếu đáp, “Mày bảo ai ngu? Mày ngu thì có. Mày có phải là bà con, họ hàng của tao không? Vậy mà tao đoán mày muốn chơi khăm tao bằng cách để cho tao cho mày một chuyến đi dạo miễn phí à? Tao đây mới là kẻ khôn ngoan nè. Hãy nhìn đống xương cá ở dưới gốc cây kìa. Tao đã xơi tái hết lũ cá, và bây giờ tao sẽ thịt cả mày luôn, con cua ngu ngốc kia!” 

Con cua đáp, “Lũ cá bị ăn thịt vì chúng khờ khạo nên mới tin mày. Nhưng từ bây giờ sẽ chẳng còn một ai tin mày nữa. Mày lừa được bọn cá, và mày tin rằng mày có thể lừa được tất cả mọi người. Nhưng mày không thể qua mặt được tao. Hai càng của tao đã kẹp chặt cổ mày. Nếu một trong hai đứa chết, có nghĩa là cả hai sẽ cùng chết.” 
 
Con sếu nhận ra nó đang ở trong sự nguy hiểm. Nó van xin con cua, “Ôi, ngài cua kính mến, xin thả con ra. Con đã học được bài học của mình rồi. Xin ngài hãy tin con. Con chẳng hề  có ý định ăn thịt  một con cua đẹp mã như ngài.”

Rồi con sếu hạ cánh xuống bờ ao và tiếp tục van xin, “ Xin ngài vui lòng thả con ra. Xin hãy tin con.”

 
Nhưng con cua già từng trải biết rằng cho dẫu con sếu nói gì cũng chẳng thể tin nó được. Nó hiểu rằng nếu nó thả con sếu ra, nó chắc chắn sẽ bị con sếu ăn thịt. Vì vậy nó kẹp chặt hai chiếc càng vào cổ con sếu để kết liễu cuộc đời của một kẻ lưu manh  lừa bịp sinh mạng của kẻ khác!

Trong lúc đó, vị tiên cũng bay đến cái ao lớn và chứng kiến tất cả những gì đã xảy ra. Đứng trên ngọn cây cao, vị tiên cất cao giọng nói cho các vị thần cùng nghe, “Kẻ đã từng sống bằng thủ đoạn và sự dối trá nay chẳng còn được ai tin và đã bị kết liễu  cuộc đời.” 

Bài học rút ra từ câu chuyện: Kẻ chuyên lừa đảo rồi cũng có ngày bị lật tẩy.   

Theo: Buddist Jataka Tales

Tác giả: Narada Thera

Nguồn: New York Buddhist Vihara