Gần đây tôi thấy nhiều bài viết đóng góp ý kiến của Phật tử trên các trang web, đây là dấu hiệu đáng mừng bởi vì ngày càng có người nghiên cứu Phật pháp,cũng như lo cho sự phát triển của Phật giáo hơn. Tôi tin tưởng rằng những đóng góp ý kiến được các cấp Giáo hội quan tâm ghi nhận.
Những năm gần đây Phật giáo phát triển khởi sắc, sau những năm tháng như ngủ quên bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị, xã hội. Như người bị ốm mới vừa khỏe lại thì không nên làm việc quá sức, vẫn biết rằng còn nhiều việc phải làm nhưng không được vội vã.
Phật giáo còn rất nhiều việc phải làm, và làm cho hợp với thời đại mới,hợp với mọi thành phần trong xã hội phải “khế cơ,khế lý”. Đây không phải trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của những người con Phật, là của “Tứ chúng”. Mỗi người là một sứ giả Như Lai, đạo Phật được truyền bá đến ngày hôm nay là nhờ sự tinh tấn tu tập cũng như truyền bá không mệt mỏi của nhưng người con Phật, không phải chỉ riêng người xuất gia, mà trong đó có sự đóng góp rất lớn của người cư sĩ tại gia.
Vì thế phàm ai là Phật tử thì hãy hành động chung vai góp sức vì Phật giáo phát triển ở tương lai, không nên ngồi đó mà chờ đợi hay quy trách nhiệm cho một ai hay ban ngành nào của Giáo hội.
Bên cạnh đó chung ta phải làm như thế nào đó hợp với thời mới nhưng không xa rời truyền thống, hoặc mất đi tính truyền thống mà Phật giáo vốn có từ ngàn xưa bởi vì đó là trí tuệ là kinh nghiệm mà chư vị tổ sư cũng như những người đi trước để lại cho hành học học.
Qua bài viết của Cư sĩ Minh Kiên, tôi thấy đây là bài viết có nhiều nghiên cứu, có tâm đạo rất lớn. Nhưng tôi thiết nghĩ Phật giáo có “Kinh, Luật, Luận”.
Kinh phần nhiều là ngôn ngữ cổ, khó hiểu, khó đọc, thậm chí là khó tin. Nhưng bên cạnh đó đã có Luận để lý giải những vấn đề của Kinh điển, nên đầu tư vào luật giải cho rốt ráo thì hơn. Ddĩ nhiên Việt hoá là tốt nhưng liệu có bị trường hợp như người xưa thường nói là “Tam sao thất bản” không.
Tôi thấy có nhiều cuốn kinh được dịch sang tiếng Việt khi đọc có cảm giác bị thế tục hoá kinh điển vậy. Bởi vì lời và ý trong kinh nghe cao xa nhưng khi dịch ra nghe sao sao ấy, đó là chưa nói đến vấn đề mỗi dịch giả quen dùng từ địa phương thế rồi người tụng một đằng kẻ tụng một ngả.