Trang chủ Diễn đàn Cô phóng viên lẳng lơ của báo Phụ nữ và chuyện tình...

Cô phóng viên lẳng lơ của báo Phụ nữ và chuyện tình tiền, bản năng

Vâng cái chữ “gạ tình” do toà soạn và cô ấy bung ra bản thân nó đã chối lại những lời miêu tả của cô ta là quá giật gân.

56645

Xem clip sư gạ tình toàn lời lẽ nhục dục nhưng giọng (khí thở, âm và hơi phát ra) không cho thấy đó là cuộc vật lộn. Và vì thế dù thô tục nhưng cũng không hơn cái chữ “gạ tình” đối với một “nữ Việt Kiều” được vào vai.

Nếu không, trong cái mạch văn về nhà bình tĩnh soạn ra kia, cô ta không ngại gì thay chữ “gạ tình” bằng một cụm từ chính xác hơn là “cưỡng bức”.

Sư có dục tâm tà ý, lại gặp cảnh gái thoả hiệp dấn thân nhằm dẫn dắt cái bản năng, sao chẳng trở nên biến thái. Nhưng không ai biết cái dạng tổ chức từng bước đặt bẫy tình và chủ động ghi hình và bung những lời ấy ra mặt báo cũng biến thái không kém.

Tởm với tởm có thể thành không tởm không?

Vì một người có nghề cũng biết chả cần dùng cách này cũng moi được tin. Bởi tất cả bí mật về dự án mà sư tiết lộ đã hết, chẳng có gì ngoài lời tâng bốc nhau giữa doanh nghiệp và sư, và nó chỉ quẩn quanh ở chuyện đầu tư vào đó thì sẽ sinh lời, cho nên khai thác tin tào lao như vậy đưa lên bài viết thì vô cùng nhạt vị.

Chẳng có gì mặn hơn là ngửi ra mùi dục vọng bản năng của người khác để giăng bẫy nhền nhện.

Sư hư hỏng rơi vào bẫy tình của một nữ đại gia Việt Kiều và núp sau đó là một bà chủ quán nhậu già dơ lọc lõi. Cái cương cứng sinh vật học bản năng trong cơ địa nam giới và cái cương cứng của một đêm tình chỉ có “đôi ta” trên chiếc xe hơi khoảng cách thật xa mà cũng thật gần. Vì tà niệm mà sư nghĩ rằng khi chỉ có hai người với nhau trên chiếc xe trong rừng vắng là thoả hiệp nhục cảm, bởi thông thường gái ngoan chả ai đưa mình vào tình huống ấy, và bởi gái ngoan thì sẽ buông lời nhục mạ và sẽ vung cái tát từ chính những lời gạ tình đầu tiên.

Nhiệm vụ giăng bẫy sư đã xong, đến với Sun Group, cô ta là nhà báo, là phóng viên điều tra, và vì thế theo thói thường của giao dịch (báo chí và doanh nghiệp) cô ta mới ra về với một cái túi 2.500 euro.

Tư thế của cô ta lúc này hoàn toàn khác, chẳng có dấn thân nguy hiểm gì như trong phim trinh thám để người ta phải xoắn lên, nên tuyệt nhiên chỉ là những góc máy của những bảng hiệu cấm hai hoa bẻ cành, cấm quay phim chụp hình…, cấm đường vào dự án (lẽ thường trong quyền hành doanh nghiệp khi được chính quyền giao triển khai dự án) không một cảnh doạ dẫm, không một tiếng côn đồ rượt đuổi, mà người đọc cứ tự trào cảm xúc, tự ve vãn cái hành trình của một người thủ đoạn với sư và ngạo nghễ với doanh nghiệp.

Tại sao người ta không hỏi, điều gì mà doanh nghiệp phải tặng phóng viên cái túi chỉ trị giá như vậy chỉ sau vài lần chuyện trò. Đó chính là nỗi sợ. Sợ có 2 dạng, một là sợ do mình sai, hai là sợ phiền. Cái phiền này nó liên quan đến truyền thông hai mặt (tung hô và vùi dập).

Sao người ta không nhìn ra ra đằng sau đó là một thứ hư đốn, một thói vòi vĩnh như một quy luật bất thành văn trong những dạng giao dịch như thế với những lời doạ đăng và hứa hẹn gỡ bài, lại quả giữa phóng viên và doanh nghiệp lâu nay. Tôi không thấy cô ta miêu tả một lời xấu hổ nhục nhã nào khi miễn cưỡng cầm cái túi ra về (mà lẽ ra cô ta cũng không cần phải ngồi vào bàn ăn và nhận nó đem về toà soạn). Vì khi đã công khai danh tính phóng viên nhà báo rồi, thì không còn gì để moi tin nữa cả, và bởi khi giao túi có lời nào họ nhắn nhủ xin chị đừng đưa tin như thế không?

Ai nói trong đầu cô ta không đầy giằng xé giữa cái túi và tuyến bài, giữa bản năng lòng tham và đạo đức nghề nghiệp…

Hội nhà báo Việt Nam có nhìn ra những giao dịch “trao quà” như một dạng thế giới ngầm giữa cánh báo chí và doanh nghiệp trong một xã hội nhìn đâu cũng thấy bất minh không?
Hỡi các nhà báo chân chính, sao không đặt ra câu hỏi này, mà để tôi một người tu hành đã từ bỏ tất cả chức vụ Giáo hội về vườn làm nông dân phải đặt câu hỏi?

Thái Nam Thắng