Thế nhưng quan sát một thời gian, mọi người bỗng chốc thở dài vì thấy những hình ảnh chưa đẹp. Qua năm, bảy lượt người đi đường quyên tiền “công đức” , vị nhà sư nhanh tay lấy tiền nhét bớt vào áo cà sa vàng rực “của thầy”.
Sau đó lại tiếp tục những động tác “ mời gọi lòng từ bi bác ái giúp thầy làm lợi cho nhà phật”…
Cùng lúc ấy, mọi người lại chợt thấy có một bà cụ còm cỏi đi mót củi và hái rau tạp tàng bán ngang qua. Bà thở phào đứng trông vị nhà sư nói với chúng tôi: “người ta cho tiền thầy nhiều quá, sáng giờ thân già tôi đi mỏi rã người mà hái được có nắm rau với mớ củi này thôi mấy cô cậu ơi!
Theo những người dân nơi đây, bà hái rau và mót củi kia tên Nguyễn Thị Tư, 82 tuổi, ngụ xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Bà Tư thuộc hộ nghèo, không ruộng đất sản xuất và mất sức lao động. Bà không con cái, nhà ở trong đồng sâu cùng người em trai cũng đã già yếu đi làm thuê xa. Mỗi ngày bà chỉ biết ra lộ kiếm sống bằng cách mót củi và hái rau.
Mỗi ngày bà kiếm được mười đến hai chục ngàn đồng. Nếu hôm nào có người cảm thương hoàn cảnh của bà thì cho thêm chút tiền.
Trở lại chuyện nhà sư ngồi bên vệ đường. “ Một chiếc áo chẳng làm nên thầy tu”. Nhiều người đặt câu hỏi, bây giờ nhà sư giả nhiều lắm, khó biết được ai tu thật và ai tu giả.
Thời gian qua, nhiều cơ quan báo, đài đăng tải việc nhiều “nhà sư -là kẻ gian giả dạng”, lợi lòng bác ái của bà con miền quê để hóa duyên, bán nhang… thu lợi bất chính bị lộ mặt ở nhiều địa phương.
Hình ảnh nhà sư hóa duyên khất thực nhiều người trông thấy và sẵn lòng góp tiền để được phước còn bà cụ nghèo khó, còm cõi sức yếu đi mót củi, cũng ít được ai quan tâm.