Trang chủ Diễn đàn Phật sự hôm nay Chuyện lá cờ Phật giáo ngày Phật đản và bà Trần Lệ...

Chuyện lá cờ Phật giáo ngày Phật đản và bà Trần Lệ Xuân

296

Theo đài BBC, bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu, đã qua đời hôm 24/4/2011, ở tuổi 87, tại một bệnh viện ở Rô-ma nước Ý.

Ông Nhu làm cố vấn cho người anh ruột của mình Ngô Đình Diệm giai đoạn từ 1955 – 1963. Ông Diệm thì không lập gia đình nên mặc nhiên bà Trần Lệ Xuân được mệnh danh “Đệ Nhất Phu Nhân”.
 
Sau biến động 1/11/1963, lúc đó bà đang ở Mỹ. Kể từ thời điểm đó cho đến ngày nhắm mắt, bà không trở về Việt Nam một lần nào. Năm 1968, người con gái cả của bà là Ngô Đình Lệ Thủy đã qua đời vì tai nạn giao thông, bà vẫn còn hai người con trai và một người con gái.
 
Trước thông tin này, tôi có hơi lặng người đôi chút, không phải chỉ để dành một chút sát na hiếm hoi ấy tưởng niệm một người ra đi mà quan trọng hơn là thẫn thờ trước một cuộc đời, một gia đình phải gánh chịu cái quả do chính mình, gia đình mình tạo nên, trong những tháng năm ngắn ngủi cầm quyền của gia đình mình.
 
Theo nhận định cá nhân tôi, trong những năm tháng dài sống ẩn mình khép kín, bà Trần Lệ Xuân đã làm được hai việc tốt đẹp và ý nghĩa nhất trong chính cuộc đời của bà.
 
Việc thứ nhất, đầu năm 1980, bà đã sai trưởng nam là Ngô Đình Trác qua Mỹ tìm cách tiếp xúc với thầy (Hòa Thượng Thích Mãn Giác -chùa Việt Nam ở Loangeles – NV), xin thầy hỷ xả cho cái tội gia đình bà đã làm khổ mấy thầy và xin thầy nhân lễ Vu Lan gia tâm cầu siêu cho thân sinh (ông bà Trần Văn Chương – NV) và cầu an cho gia đình bà. Trác vâng lời mẹ đến Mỹ… Đêm đó, chính thầy khai chuông và niệm hương cho Ngô Đình Trác”(nguồn: Hoàng Nguyên Nhuận – Nhớ Thầy – chuyenluan.net).
 
Việc thứ hai, mười hai năm sau, ngày 30/10/1996, qua các phượng tiện truyền thông nước ngoài, bà chính thức lên tiếng tạ lỗi hương linh Bồ Tát Thích Quảng Đức với những lời lẽ rất chân thành như “…Nay đời người chỉ là bóng câu qua cửa sổ, sự vật đổi thay, và con người cũng không còn tồn tại, tôi đích thân tạ lỗi linh hồn thầy Thích Quảng Đức và xin Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ân xá những lời tuyên bố vô trách nhiệm của tôi 34 năm trước ..” (Nguồn: Đài phát thanh Litte Saigon Radio, báo Tin Điện tại Đức, tuần báo Victoria Tivi tại Molbourne và Sydney…).
 
Vì vậy, lúc này sẽ không phải khi nhắc lại những gì bà đã làm trong những tháng năm ấy, đặc biệt đối với Phật Giáo VN mà chuyện lá cờ Phật giáo ngày hôm nay chính là điều muốn nói.
 
Điều này, không biết vô tình hay nhân duyên đưa đẩy mà tin bà Trần Lệ Xuân mất rơi vào đúng những tháng ngày chúng ta đang kêu gọi Phật tử treo cờ mừng Phật đản, mà cũng lại là chuyện lá cờ Phật gíáo ngày Phật đản!
 
Tuy nhiên, nhắc đến bà Ngô Đình Nhu cũng đồng nghĩa nhắc đến chế độ Diệm – Như là điều khó tránh khỏi. Dù vậy trong chừng mực nào đó, cũng nên cố gắng hạn chế đến mức có thể được mà thôi.
 
Nguyên nhân góp phần dẫn đến một triều đại gia đình trị họ NGÔ suy sụp chính là lá cờ Phật giáo quốc tế! Đó là ngày 7/5/1963 (tức đúng ngày tháng tư âm lịch), lúc 17 giờ 30, cảnh sát Thừa Thiên, theo lệnh thiếu tà Đặng Sỹ (thiếu tá Đạng Sỹ – Phó tỉnh trưởng Nội An và tiểu khu trưởng Thừa Thiên lúc đó – thì thừa lệnh của “Cụ Cố Trầu” tức tổng giám mục địa phận Huế Ngô Đình Thục – người anh của anh em nhà Ngô Đình), đi từng nhà bảo người dân phải triệt hạ cờ Phật xuống hết.
 
Người ngơ ngác, kẻ bàng hoàng nhưng tất cả đều cùng chung tiếng nói “Chúng tôi làm theo tục lệ xưa nay để kính mừng Phật đản, mấy ông có muốn dẹp thì leo lên mà gỡ xuống”. Và chuyện gì đến sẽ phải đến. Lịch sử Pháp nạn năm 63 bắt đầu từ đó.
 
Lá cờ Phật giáo được treo lên trong mùa Phật đản dường như vẫn có chút vương vấn tinh thần đấu tranh bất bạo động của PGVN năm 1963. Bởi vì như vừa nói, tất cả đều khởi nguyên từ lá cờ Phật giáo treo tại tư gia người Phật tử.
 
Hoằng pháp ngày nay trong bối cảnh đất nước thanh bình, bài học lịch sử ấy vẫn còn in đậm trong tâm khảm nhiều thế hệ Phật tử chúng ta.
 
Vì vậy, treo cờ Phật giáo không chỉ là một việc làm cụ thể, thể hiện tấm lòng tri ơn chư Phật, tưởng nhớ ngày đản sinh của một bậc đạo sư ba cõi, mà còn mang ý nghĩa tự hào to lớn của biết bao công ơn chư liệt đại Tổ Sư và chư thánh tử đạo.
 
Ai đó bảo rằng là hình thức không quan trọng, nhưng một chiếc áo ta mặc vào người không chỉ để che ấm thân tứ đại này mà còn là để phân biệt nhiều thứ khác nữa, kể cả thể hiện tinh thần và cung cách văn hóa của chính mình và của cộng đồng chung quanh. Có lẽ điều này chúng ta vẫn luôn mong mỏi tài năng – đức độ của những vị hoằng pháp ngày nay, qua các vị, một môi trường tu học, một hình thái (ừ thì bề ngoài) sẽ biệu lộ hiệu quả hơn.
 
Một cá nhân người viết bài này dẫu hàng chục năm qua vẫn miệt mài, cô đơn treo cờ Phật giáo giữa rừng ngơ ngác thì cũng chặng kêu gọi được ai, vì hình như nó thuộc về sự tự giác – ý thức nhiều hơn là bổn phận.
 
Khi tôi giương lá cờ Phật giáo, treo lên, cảm giác đầu tiên là lòng tự hào. Đan xen trong đó là những hình ảnh của những thân phận đang dần trã tuần tự định nghiệp đã gieo của mình.
 
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả.
 
Bà Ngô Đình Nhu đã vĩnh biệt cõi này, cái cõi mà nửa thế kỷ trước thay vì là nơi gieo mầm từ bi để mong trổ hoa trí tuệ, thì bà lại đi gieo những nghiệp dữ, để trong một quãng thời gian khá dài, dù sống trong âm thầm khép kín, bà cũng không sao thanh thản cõi lòng.
 
Dù sao, theo tôi, chắc bà cũng phần nào nhẹ nhàng bước đi vì đã dũng cảm nhận lỗixin lỗi với Phật giáo VN. Hai cái điều mà thời còn tại thế đức Thế Tôn luôn hết lời ca ngợi rằng rất quý.
 
Bà ra đi nhằm lúc chuyện lá cờ Phật giáo đang được bàn luận trong mùa Phật đản này, đã thôi thúc tôi viết lên đôi dòng mà tưởng rằng chuyện này phải là của những vị có trách nhiệm.
 

Lá cờ Phật giáo năm 63 luôn tung bay trong gió.