Trang chủ Tuổi trẻ Gia đình Phật tử Chùm bài vết ngắn về Trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc...

Chùm bài vết ngắn về Trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc GĐPTVN – Trại Lục hòa 2007

101

Hội thi Phật pháp: Đường về xứ Phật


Đúng vào lúc 19h30 ngày 11/8/2007 tại sân khấu chính của Hội trại đã diễn ra Hội thi Phật pháp với chủ đề “Đường về xứ Phật”. Quý Huynh trưởng cấp Dũng, lãnh đạo cao cấp của GĐPTVN, cố vấn của trại, và anh Trại trưởng Tâm Giới – Phan Ngọc Thảo đã đến dự và tham gia vào Ban Giám khảo. Đây có thể nói là một trong những cuộc thi có số cổ động viên tham gia cổ vũ đông đảo và hào hứng nhất kể từ khi nhập trại đến nay.



Lấy ý tưởng từ cuộc hành trình về xứ Phật của Pháp sư Huyền Trang, Ban Tổ chức đã quy định thể thức thi như sau: có tất cả 5 vòng thi theo thứ tự: “Bắt đầu Trường An”, “Vượt qua Sa mạc Gô-Bi”, “Thử thách Cao Xương”, “Về đến xứ Phật” và “Thảo luận”. Đại diện trại sinh của 16 đơn vị tỉnh thành (đội Bình Dương không tham dự) được chia làm 4 bảng, mỗi bảng gồm 4 đơn vị và mỗi đơn vị có 4 thành viên dự thi. 16 đội này thi đấu loại trực tiếp để chọn ra 8 đội có điểm cao nhất lọt vào vòng hai. Tiếp đến Ban Tổ chức chọn ra 4 đội lọt vào vòng chung kết.


Sau khi 4 đội đã kết thúc vòng thi “Về tới đất Phật”, mỗi đội cử ra một đại diện để trình bày bài thi hùng biện với nội dung “Thái độ của người Huynh trưởng Phật tử với xã hội”.


Kết quả chung cuộc, đơn vị Thừa Thiên Huế đứng thứ nhất với tổng số điểm là 242,5; đơn vị Quảng Nam đứng thứ nhì với 218 điểm; Bình Thuận đứng thứ ba với 195 điểm và thứ tư là TP.Hồ Chí Minh với 155,5 điểm.


Hành trình ven biển


Ngày thứ 7, vào lúc 8h đã diễn ra một cuộc tranh đua giữa 17 tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng là sân nhà. Các đội tập trung đầy đủ để nghe anh Huynh trưởng thông qua quy luật của trò chơi lớn. Tôi nghe các anh Huynh trưởng bảo rằng: “Đội trò chơi lớn sẽ đi từ bây giờ cho đến chiều”. Vì câu nói này mà các đội đã quay về để chuẩn bị lại hành trang cho thật tốt. Một lần nữa cho cuộc thi đua giữa 17 đội được chu đáo hơn.



Đúng 8h30, tiếng tù và của anh Huynh trưởng báo hiệu cho cuộc thi bắt đầu. Tuy tiếng tù và của Morse không được rõ lắm nhưng mới thổi xong thì đội Đà Nẵng đã dịch xong nguyên văn, theo sau là đội Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Trị… hầu như đã phát huy hết tất cả tiềm năng cho cuộc thi.


Từ trại một, các đội thi đã phải trải qua cả một chặng đường khá xa mới có thể tiếp cận được. Chao ôi! Cái nắng, nóng, sao mà gay gắt thế này, làm cho tất cả mọi người phải than lên vì mệt và khát nước.


Rúng động Sơn Trà


Núi rừng Sơn Trà như rung chuyển bởi những tiếng hò reo, cổ vũ của trại sinh. Chỉ còn chưa đầy 24 tiếng đồng hồ nữa là chia tay, những cuộc giao lưu diễn ra với tốc độ, đơn vị nào cũng muốn giao lưu gặp gỡ với tất cả những đơn vị khác, nhanh lên, nhanh lên….. Những trò chơi nhỏ, trò chơi vận động diễn ra chớp mắt, Bất cứ một khách tham quan nào đến thăm chùa trong chiều hôm nay chắc sẽ vô cùng kinh ngạc, tất cả những khoảng trống trong khuôn viên chùa đều có bóng hình chiếc áo lam, không một đoàn sinh nào muốn bỏ lỡ những phút giây trăm năm có một như ngày hôm nay.



Không thể kể hết chiều hôm nay có bao nhiêu cái vòng tròn được quay, có bao nhiêu trò chơi, bao nhiêu cuộc giao lưu diễn ra nữa. Trại họp bạn đã phá tan bầu không khí tĩnh lặng của núi rừng Sơn Trà. chẳng biết đến bao giờ sự kiện này được diễn ra nữa. Thật hạnh phúc cho 3421 trại sinh và huynh trưởng được tham dự trại.


Sau một chút nắng gắt vào trưa, từng đám mây lững lờ trên không như có chư thiên đang đằng vân xúông tham dự hội trại và gửi tặng cho hội trại những đám mây để làm cho màu lam thêm tô đậm nơi này.


Ú, bèo, xèo, vác thỏ, ăn cỏ, uống nứơc, dập bi da da da, xòe, đùng, ngón tay nhúc nhích, . . . . những tiếng vỗ tay, dậm chân vang vang cả một góc trời


Chiều hôm nay, sân chùa lại được điểm tô thêm những quầy lưu niệm tự phát làm cho hội trại như một lễ hội lớn. Khách tham quan càng lúc, càng đông, chắc chắn rằng sẽ có nhiều người dân địa phương sẽ rất tiếc khi nghe kể và không có cơ hội đến chứng kiến Đoàn Áo lam sinh hoạt.


Ngài sân, đoàn sinh giao lưu, Trong chánh điện, các anh chị huynh trưởng cao niên đang tổ chức hội thảo “Làm thế nào đề phát triển ngành thiếu bền vững”, cac anh chị luôn mong cho ngành thiếu dồi dào sức sống.


Cơn rúng động dần dần dịu lại vào giờ cơm chiều rồi đến thi Phật Pháp, nhưng chưa dứt hẳn thì: bỗng dưng những tiếng thét man rợ từ thời nguyên thủy từ đâu vọng lại làm kinh hãi mọi người, lửa trại đã nổi lên ở các khu vực, Cơn rúng động thứ hai bất ngờ với những tiết mục lửa trại, ấn tượng nhất là màn múa trăn kinh dị của đơn vị Quảng Ngãi trong bài hát “Một mẹ, trăm con” và những vũ điệu dân tộc thiểu số của các đơn vị khác.


Đêm cuối cùng không ai muốn rời khỏi vòng tròn, ai cũng muối gửi hết tâm tư tình cảm của mình cho núi rừng, bãi biễn Sơn Trà, Âm thanh cộng hưởng làm rung cả mặt đất tưởng như có cơn động đất xảy ra vậy, Đêm đã khuya, những bài ca hùng tráng được thay bằng điệu hát đối đáp dễ thương, “ Vân Tiên cõng mẹ đi ra…… Trăng sáng mình em. . .. . .” Rồi từ từ tĩnh lặng với câu chuyện lửa tàn của các huynh trưởng, những giọt nước mắt chia tay…, những mái đầu gục xuống, tinh nghịch là thế mà đến lúc chia tay ai cũng không nói nên lời.


Ấn tượng xứ Huế


Sau ba ngày trại, đơn vị đã gây cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là Thừa Thiên Huế.


Ấn tượng đầu tiên là khu triển lãm. Rất nhiều tài liệu lịch sử giúp khách tham quan nắm thêm được nhiều thông tin về tổ chức GĐPT cũng như hình ảnh phong phú đã nói lên GĐPT Thừa Thiên Huế đang tràn trề sức sống. Ấn tượng thứ hai là những tiết mục văn nghệ vào đêm 10/8. Sự trình diễn mang tính chuyên nghiệp của các vũ công Thừa Thiên Huế cho thấy đơn vị này đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc dàn dựng công phu.


Trong phần thi Phật pháp tối 11/8, các bạn đã rất xuất sắc khi trả lời được hầu hết các câu hỏi thuộc lĩnh vực khó nhất là lịch sử; trong khi đó hầu hết các đội đều… bó tay!…


Trong sinh hoạt tập thể, tôi cũng có thể nhận ra sự năng động và nhiệt tình của các bạn đoàn sinh GĐPT TT.Huế.


Rồi đến phần văn nghệ lửa trại theo khu vực. Dù không được tính vào thi đua nhưng các tiết mục trình diễn vẫn được các trại sinh TT. Huế chuẩn bị rất chu đáo. Chẳng hạn, tiết mục “Cá sấu hành quân” thật vui nhộn. Được có duyên tiếp xúc nhiều, tôi có cảm giác như các đoàn sinh GĐPT TT.Huế lúc nào cũng trổ hết “mười phần công lực” cho kì trại này. Quả thật rất đáng trân trọng!


Quý mến Thừa Thiên Huế, tôi lại bị cuốn hút luôn bởi cái tiếng Huế. Thỉnh thoảng tôi lại đi loanh quanh đâu đó để được chợt nghe cái giọng Huế ngọt lịm: “Tìm mô rứa? Đằng tê tề!”. Chao ôi! Duyên chi mà duyên lạ!