Trang chủ Bài nổi bật Chùm ảnh: Không gian thiền vị tại triển lãm “Hương thơm quê...

Chùm ảnh: Không gian thiền vị tại triển lãm “Hương thơm quê mẹ” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

1274
Tác phẩm thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh là sự hòa quyện của nghệ thuật, văn hóa và nếp sống tỉnh thức

Triển lãm sách và thư pháp của Sư ông Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh với chủ đề “Hương Thơm Quê Mẹ – Thể hiện nếp sống tỉnh thức qua nghệ thuật thư pháp” tại Nhà sách Hải An (2B Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM) từ 10:00 – 21:00 các ngày từ 27/3 đến 5/4/2021.

Đây là buổi triển lãm sách và thư pháp đầu tiên của Sư Ông Làng Mai tại Việt Nam sau những lần tổ chức thành công ở một số quốc gia khác như Mỹ, Đức, Pháp, Hồng Kông, Thái Lan…

Khách thưởng lãm thư pháp có thể tham gia vào những bài thực tập thiền định dưới sự hướng dẫn của các đệ tử của Sư ông

Hãy cùng đến tận hưởng sự có mặt và lời dạy của Sư ông trong mỗi bức thư pháp và qua những cuốn sách đã được xuất bản. Và để thấy được tình thương và tuệ giác của Người bằng trái tim và con mắt nghệ thuật của chính mình.

Một góc không gian triển lãm “Hương thơm quê mẹ” của thiền sư Thích Nhất Hạnh
“Mời bạn đi vào xứ sở của giây phút hiện tại”

Bạn có thể thực tập tự do mỗi giây phút trong đời sống hằng ngày. Mỗi bước chân bạn đi có thể giúp bạn lấy lại tự do. Mỗi hơi thở có thể giúp bạn nuôi lớn tự do. Khi bạn ăn, ăn như một con người tự do. Ðiều này bạn có thể làm được bất cứ ở đâu.

Peace in oneself, Peace in the world

Nơi nào không có bùn thì không có sen.
Cũng như thế khổ đau và hạnh phúc nương vào nhau mà phát hiện.
Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.
Sen và bùn cũng như trái và phải, hễ cái trái có đó là cái phải có đó cùng một lượt.
Nhờ tiếp xúc được với khổ đau, lắng nghe khổ đau thì ta mới làm phát hiện được cái hiểu biết và cái thương yêu. Hiểu biết và thương yêu là chất liệu làm nên hạnh phúc.

Mỗi bức thư pháp là một thiền ngữ, một lời dạy của Sư ông Làng Mai

”Nếu thầy cảm thấy bận rộn như vậy sao thầy không xuất gia lại; đi thầy!’’ Người tu thiệt là người có tự do, là người không bị ràng buộc bởi những đam mê, danh lợi và vướng bận dù đó là việc xây chùa, đúc tượng. Vậy thì chùa chiền có thể cũng là một con bò ràng buộc ta. Nói như thế không có nghĩa là thầy ấy không được phép xây chùa, đúc tượng, nhưng có rất nhiều cách để xây chùa và đúc tượng mà không biến công việc xây chùa, đúc tượng thành sự ràng buộc – thành con bò và thầy có thể vẫn là một người tự do trong khi làm những công việc đó. Công việc có trở thành sự ràng buộc, trở thành con bò hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào cách hành xử của ta. Thả bò không có nghĩa là buông bỏ trách nhiệm mà chính là buông bỏ những ý niệm, ý tưởng của ta.

cây gửi cây cho đất
đất gửi đất cho cây
tôi gửi tôi cho Bụt
Bụt gửi Bụt cho tôi

Are you sure? (Bạn có chắc không?)

Tri giác sai lầm làm cho ta đau khổ. 99% tri giác của ta là sai lầm. Ta nên thường xuyên tự hỏi câu này để giúp ta chế tác chánh tư duy và tránh bớt những hiểu lầm gây khổ đau cho nhau.

“chỉ”: dừng

 

“chánh niệm”
Thư pháp và sách được bày trí hài hoà, tinh tế trong không gian thiền vị
Sen là biểu tượng của sự bất nhiễm

Sen quý nở đài giác ngộ
Hào quang chiếu rạng mười phương
Trí tuệ vượt tầm pháp giới
Từ bi thấm nhuận non sông
Vừa thấy dung nhan Điều ngự
Trăm ngàn phiền não sạch không
Hướng về tán dương công đức
Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng.

“phút giây này là đẹp nhất”
Tâm kinh Bát Nhã – Đây là bản kinh Đại thừa xưa nhất. Kinh nói về tánh không, không có cái gì có một tự ngã riêng biệt. Cái gì cũng chứa đựng cả vũ trụ. Thực tập định về tánh không giúp ta thấy được bản chất tương tức của thực tại, chấm dứt tình trạng tha hoá gây khổ đau.

“Mời bạn đi vào xứ sở của giây phút hiện tại”

Giai phẩm ““Hương Thơm Quê Mẹ – Thể hiện nếp sống tỉnh thức qua nghệ thuật thư pháp”

Thưởng lãm thư pháp

 


Vạn Hưng