Trang chủ Tin tức Chùm ảnh: Hồ Gươm – trái tim của thủ đô ngàn năm...

Chùm ảnh: Hồ Gươm – trái tim của thủ đô ngàn năm văn hiến

710

 



Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Tháp Báo Thiên thuộc chùa Báo Thiên đã từng soi bóng nước Hồ Gươm, khi đó gọi là hồ Lục Thủy, vì nước hồ quanh năm xanh biếc.



Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.



Hồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,… bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại.











Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.



Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao – Thơ Trần Đăng Khoa




















Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp.


Hồ Gươm tạo cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ


Nơi tích tụ hồn thiêng sông núi trên đất Thăng Long ngàn năm văn hiến


Vào những ngày lễ lớn, đặc biệt là đêm giao thừa, người Hà Nội có thói quen đổ về bờ Hồ đón giao thừa, xem bắn pháo hoa



Toàn cảnh đền Ngọc Sơn


Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn




Đền Ngọc Sơn



Hình ảnh được sưu tầm trên internet. Rất tiếc http://www.phattuvietnam.net/ không xác định được tác giả của các bức hình nói trên