Trang chủ Tin tức Chùm ảnh: Đưa Chùa Đồng mới lên đỉnh Yên Tử

Chùm ảnh: Đưa Chùa Đồng mới lên đỉnh Yên Tử

95

“Cửa Dốc Ngăn là nơi dẫn vào các di tích Yên Tử, đồng thời theo tín ngưỡng ở đây thì đây chính là cửa ngăn hai thế giới của người phàm và thế giới của Phật” – Sư Bác Khai Bi vừa xoay vô lăng lượn vòng rất nghệ vừa giải thích về đường vào Yên Tử.


Đến nay công trình Chùa Đồng Yên Tử đang vào giai đoạn nước rút để chưa đầy 2 tháng nữa thì công trình kiến trúc bằng đồng nặng hơn 60 tấn sẽ uy nghi ngự trên đỉnh thiêng Yên Tử. Anh Quang Tùng – người chịu trách nhiệm kỹ thuật cho quá trình đúc cho biết: “Khó khăn nhất là công trình này không được đúc liền khối mà phải đúc rời từng chi tiết. Tổng số các chi tiết lên tới 5000. Các chi tiết này được vận chuyển lên đỉnh Yên Tử và sẽ được lắp ráp lại thành một ngôi chùa”. 


Quang Tùng nói về cái khó của nghề đúc: “Nghề đúc tượng chỉ cần đúc xong rồi làm nguội, đánh bóng nhưng với Chùa Đồng thì phải thêm công đoạn kiểm tra mộng xem có khớp nhau hay không”. Kết quả: “Mới chỉ lắp nguyên mộng thôi công trình đã chắc chắn lắm rồi”. Hiện giờ, xưởng đúc đang tiến hành đúc đồ thợ tự trong chùa như: Bệ thờ, tượng phật, đôi hạc chầu, đỉnh, bát hương … Trong đó nặng nhất là bệ thờ, theo dự tính có thể nặng tới 4 tấn. Các chi tiết của Chùa Đồng đã được đúc xong và theo lịch là ngày 15/11 tới sẽ dựng chùa.


Trên đỉnh Yên Tử khí hậu rất phức tạp. Gió rất mạnh; ngày thì nóng, đêm thì lạnh, việc gia cố vững chắc cho Chùa Đồng cũng là một điều rất khó khăn. Tất cả các côt trụ ở đây được đúc dày 7 phân bên trong được gia cố bằng lõi thép. Các cột được chôn dưới nền móng bê tông sâu hơn 1m đã được đào móng và sắp tới sẽ được đổ bê tông, đảm bảo cho Chùa Đồng có khả năng chống chọi với mọi biến cố của thời tiết.


Trong 5000 chi tiết được đúc để dựng chùa đồng cái nhỏ nhất là chiếc mái âm dùng để lợp nặng chừng 2kg; gạch lát nền nặng 13kg; những chi tiết như 12 cột trụ mỗi cột nặng hơn 1 tấn hay bệ thờ dùng để đặt tượng Phật trong chùa nặng hơn 4 tấn. Trong quá trình lợp mái sẽ hàn khít lại với nhau, còn gạch lát thì sẽ được bắt vít gắn chặt với nền bê tông.


Công việc đúc và vận chuyển Chùa Đồng do hai đơn vị khác nhau thực hiện. Công việc đúc là của nhóm thợ Ý Yên còn vận chuyển thì cho kíp thợ ở Quảng Nam đứng đầu là anh Minh. Người ta đã dựng 6 cột thép ở 6 điểm dọc con đường lên Yên Tử: Bến Giải Oan – Hoa Yên – Bảo Sái – An Kỳ Sinh – Yên Tử (Giữa chặng từ bến Giải Oan lên Hoa Yên có một chặng trung gian). Tại mỗi cột thép này người ta chăng dây thép ghim vào vách núi để chịu tải rồi nối 6 điểm này bằng hệ thống cáp Pa lăng. Vận chuyển theo kiểu cuốn chiếu, ở chặng nào xong chặng đó. Mấy ngày này, tốp công nhân vận chuyển đang tiến hành chuyển vật liệu xây dựng lên đỉnh An Kỳ Sinh.


Được biết đường cáp sau công trình đúc Chùa Đồng sẽ được giữ lại để tiến hành vận chuyển nguyên vật liệu dùng để đúc pho tượng Trần Nhân Tông nặng 100 tấn đặt trên đỉnh An Kỳ Sinh.


Soạn: HA 951271 gửi đến 996 để nhận ảnh này


Soạn: HA 951245 gửi đến 996 để nhận ảnh này


Khung chùa Đồng được dựng dưới chân núi Yên Tử


Dong lai


Hoa văn, mộng khớp tinh tế


Dong lai


Phù điêu Lưỡng long chầu nhật


Dong lai


Con đội và phù điêu rồng


Soạn: HA 951265 gửi đến 996 để nhận ảnh này


Khớp mộng kiểu dân gian


Dong lai


Tời các chi tiết lên đỉnh Yên Tử


Dong lai