Trang chủ Quốc tế Chùm ảnh đặc biệt về cố Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

Chùm ảnh đặc biệt về cố Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

79

 


 



Mùa hè năm 1947 tại Thượng Hải – Sau nhiều cố gắng, Sa Di  Thường Tiến  đã được vào học tại Viện Phật học Tịnh An.


 



 


Ngày 5/7/1948, Hòa Thượng tốt nghiệp khóa 1 của Viện Phật học Tịnh An Thượng Hải (người ngồi thứ 2 từ phải sang)


 



Ngày 30/9/1963, Hòa thượng lần đầu tiên phát nguyện bế quan. Trước khi vào thất, Ngài chụp ảnh với các vị Lộc Dã Uyển Minh Thường trưởng lão (Hongkong), Nam Đình trưởng lão (Đài Bắc), Hòa thượng Thích Diệu Nhiên, Hòa thượng Hạo Lâm, Cư sĩ Trương Tiểu Tề, Minh Cơ trưởng lão (Cao Hùng) và 2 vị Hòa thượng Thích Tinh Vân, Thích Chử Vân đến tiển vào thiền thất.







 


Lần thứ 2 ra thất, ngày 20/2/1968 , Hòa thượng chấp tay bước ra bái tạ trưởng lão Bạch Thánh và chúng tăng.


 


 




 


Năm 1969, dù đã 39 tuổi đời, Ngài vẫn quyết định sang Tokyo, Nhật Bản du học. Trong thời gian ở đây, Hòa thượng nhận được sự giúp đỡ chân thành hữu nghị của các bạn bè Nhật cả trong học tập lẫn trong cuộc sống. Trên tủ sách dán lời động viên của Ngài Đông Sơ “Làm nhà tôn giáo lớn, đừng làm học giả tôn giáo”, đây cũng là mục tiêu hướng tới của Hòa thượng, cũng như những thành công sau này đã khẳng định điều đó. .


 


 





Hòa thượng  tại khuôn viên trường Đại học Lập Chính. – Trong giai đoạn đó, tăng chúng Đài Loan không được xem trọng, thậm chí còn bị cấm bước vào khuôn viên đại học để thuyết pháp cho thanh niên học về Phật giáo. Trong khi đó tại Nhật Bản đã có hơn 20 trường đại học do các đoàn thể Phật giáo xây dựng. Không chỉ thế, các trường đại học này còn nhận được sự công nhận của thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và giáo dục Phật giáo.


 


 



 


Đèn sách xứ người


 




 


Tại chùa Triều Nguyên. Bốn chữ “Anh Lạc Quan Phòng” trong ảnh là bút tích của Tổng tư lệnh lục quân Tướng quân Lưu An Kỳ thời đó. Tác phẩm “Chánh tín Phật giáo” được hoàn thành trong thời kỳ này


 


 



 


Hòa thượng cùng với giáo sư hướng dẫn Tiến sĩ của mình tại Nhật Bản 


Hòa Thượng tốt nghiệp Tiến sĩ  ngành văn học và nói được rất nhiều ngôn ngữ


 


 



 


 


Thành quả bao nhiêu năm lưu học – Ngày 17 tháng 3 năm 1975, Hòa thượng nhận văn bằng tiến sĩ tại đại học Lập Chính (Nhật Bản).


 


 



 


Tháng 7 năm 1975, Hòa thượng về Đài Loan tham dự Hội thảo xây dựng Đài Loan của những người du học nước ngoài, hội kiến nhà lãnh đạo Đài Loan Nghiêm Gia Cam (thứ 2 từ trái qua).


 


 



 


 



 


Khi Hòa thượng khảo sát tìm nơi xây chùa, chú chó trong núi như một vị hộ pháp không rời Hòa thượng.



 Hòa thượng đứng tại Viện nghiên cứu Phật học Trung Hoa Pháp Cổ Sơn thời sơ khai  – Có thể nói, Pháp Cổ Sơn là nơi bồi dưỡng nhân tài Phật giáo, là nơi thúc đẩy và hoằng dương giáo dục Phật giáo và nơi chuyên chở một bầu trời nhiệt huyết đạo tâm của Hòa Thượng và đệ tử của Ngài.


 



 


Tại lầu trống Viện Văn Thù (Thành Đô, Tứ Xuyên) treo tấm biển “Pháp Cổ” làm Hòa Thượng và các thành viên đoàn hành hương Pháp Cổ Sơn. cảm động


 





 


Hướng dẩn Phật tử thiền hành


 



 


Nhìn về lớp người đi sau mình


 


 




Pháp Cổ Sơn in mãi bóng Thầy




Hòa mình cùng đại chúng







Giãn dị đến dễ gần




Ngày 07 tháng 10 Năm 1989




 


Lòng từ đến mọi nhà



Sau khi kết thúc Thiền Thất, Hòa thượng và học viên bước ra khỏi Thiền Đường – Tháng 8 năm 1981





Tại một lớp Thiền



Các bạn trẻ học tập Phật pháp với Ngài – ảnh năm 1983



 Ngày 29/9/2002, Pháp Cổ Sơn tổ chức “Đại điện thượng lương an bảo đại điển”



Ngày 9/1/2004, Quỹ Xã hội Nhân văn Pháp Cổ Sơn và Đại học Đài Loan hợp tác tổ chức “Buổi tọa đàm Nhân văn Pháp Cổ Sơn”, nghi thức ký kết diễn ra tại Đại học Đài Loan, do Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm và ông Trần Hùng Chiêu Hiệu trưởng Đại học Đài Loan cùng ký kết. Tại lễ ký kết, Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm cho biết, việc bồi dưỡng tinh thần nhân văn phải bắt đầu từ trường học mới to lớn mới lâu dài. Không lâu sau đó, “Buổi tọa đàm Nhân văn Pháp Cổ Sơn” lần lượt được tổ chức tại các trường Đại học Thành Công, Đại học Á Châu….





Ngày 11 tháng 3 năm 2005






Năm 2008 – Hoằng pháp không mệt mỏi, trong tình trạng thế này, nhưng Ngài không chùng bước. Tâm nguyện cuối đời của Ngài làm rúng động biết bao trái tim, khiến hàng vạn tín đồ khắp nơi đều bái kính :


Sau khi viên tịch, hiếu đồ không đăng cáo phó, không xây mộ, không dựng tháp, không lập bia, không đúc tượng, không giữ xá lợi, tất cả mọi nghi thức phải theo nguyên tắc đơn giản và trang nghiêm, đồng thời cũng từ chối không nhận vòng hoa và liễn của các giới”


 


 


NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT