Từ thế kỷ 11, nơi này đã trở thành công viên hòang gia, khắp nơi đều có điện, các, đình, đài, người xưa vẫn thường ví von phong cảnh nơi này giống nơi tiên cảnh. Trước năm 1651, do hòan cảnh xã hội lúc bấy giờ, cũng như những yếu tố tín ngưỡng về tôn giáo, các điện trên đảo bị phá bỏ và thay vào đó là xây dựng một tháp Lat ma màu trắng theo mô hình của Phật giáo Tây Tạng, trước tháp xây một ngôi chùa, từ đó đảo Quỳnh Hoa có tên là Bạch tháp sơn, và ngôi chùa cũng có tên có tên: Bạch tháp Tự. Đến năm 1743, Bạch tháp một lần nữa được sửa chữa, trùng tru, đồng thời, chùa được đổi tên là chùa Vĩnh An
Bạch Tháp đứng oai nghiêm giữa trung tâm của đảo quỳnh Hoa, hướng về phía Nam, là điểm cao nhất của chùa Vĩnh An. Từ đỉnh xuống chân núi có Điện Thiện Nhân, Điện Chánh Giác, Điện Pháp Luân, sơn môn..v..v.. nối đảo Quỳnh Hoa và đất liền là cầu Vĩnh An thanh thóat trong hương sen ngát dịu của sen nở mùa hạ
Bên trong chùa Vĩnh An, cách bày trí rất đẹp, mang đậm phong cách hòang gia. Điện trên cùng được lợp ngói lưu ly có 2 màu vàng, xanh, các mái, nóc điện được chạm trổ hình rồng rất đẹp mắt. Sự bày trí và phối cảnh đan xen giữa núi đá, đình đài, ngự uyển, cùng với những kiến trúc điêu khắc độc đáo khác tạo cho đảo Quỳnh Hoa thành một thể thống nhất, hài hòa, thánh thóat, thi vi, rất phù hợp cho du khách thưởng ngọan, và là điểm đến an tịnh tâm hồn cho người dân Bắc kinh muốn tìm về chốn Phật.
Một số hình ảnh :
Bạch tháp nhìn từ xa
Điện thờ phật trên đỉnh Đảo Quỳnh Hoa
Tượng Phật bên trong của điện cao nhất đỉnh đảo Quỳnh Hoa
Cổng vào chùa Vĩnh An
Hình ảnh rất độc đáo
Bài Ảnh : Thích Minh Thuận