Trên thực tế, chúng ta đều biết để thành lập một ngôi chùa là rất tốn kém, đòi hỏi nhiều về tiền bạc lẫn công sức. Do đó, trong lịch sử Phật giáo từ trước đến nay Giáo hội thường thiết lập chùa công nhiều hơn là chùa tư nhân. “Khái niệm chùa tư gia để phân biệt với chùa công mang tính chất làng xã do cả làng, thậm chí cả vùng chung tiền xây dựng. Sự phân biệt giữa chùa công và chùa tư chỉ mang tính sở hữu chứ không mang tính phân biệt, đối lập” – theo TS Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Tôn giáo).
Tuy nhiên, hiện nay chùa tư nhân đã hình thành và có xu hướng mở rộng. Theo TS Nguyễn Mạnh Cường thì “ông chủ” của những ngôi chùa tư nhân là những người giàu có hoặc có địa vị trong xã hội.
Đơn cử ở Hà Nội hiện nay có nhiều chùa tư nhân như Diệu Nam, Hồng Liên; ở Hải Phòng có chùa Quang Minh… Theo thống kê của Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, thì hiện nay trên cả nước có khoảng hơn 2000 chùa tư nhân.
Đơn cử ở Hà Nội hiện nay có nhiều chùa tư nhân như Diệu Nam, Hồng Liên; ở Hải Phòng có chùa Quang Minh… Theo thống kê của Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, thì hiện nay trên cả nước có khoảng hơn 2000 chùa tư nhân.
Để tồn tại các chùa phải làm nhiều cách trong đó phải kể đến việc “hoằng dương” khuếch trương và đa dạng hoạt động tâm linh tại chùa. Theo phân tích của TS Nguyễn Mạnh Cường, chùa tư nhân ngoài bản thân tài năng và vốn liếng của “chủ chùa” thì chùa phải có đông tín đồ Phật tử đến lễ bái. Song muốn chùa tư nhân đông người đến không phải là dễ dàng gì. Bởi ngày nay người dân chưa hoặc không muốn chấp nhận một điều “chùa nào mà chẳng thờ Phật, Phật nào mà chẳng như nhau”.
Do vậy, nhiều chùa tư nhân phải “nai lưng” ra để biến chùa thành chùa thiêng, đáp ứng được nhu cầu tâm linh của nhiều tầng lớp trong xã hội bằng nhiều hoạt động tâm linh khác nhau như bói toán, lên đồng…“Điều này đã dẫn đến hiện tượng các chùa tư có sự lai tạp giữa Phật giáo với Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian, không còn giữ được thuần Phật giáo vốn có, mặc dù vẫn có tên là… chùa” – TS Nguyễn Mạnh Cường khẳng định.
Đồng tình với quan điểm của TS Nguyễn Mạnh Cường, bác Chu Đồng Hòa (58 tuổi, quận Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ: “Việc xây dựng chùa tư nhân là rất đáng khen ngợi nhưng thành lập ra phải sử dụng đúng mục đích và có ý nghĩa thiết thực. Tạo điều kiện cho tín đồ Phật tử đến tu tập, chứ đừng biến chùa tư nhân thành nơi bói toán, cúng bái…”
Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp và Pháp lệnh về tôn giáo thì mọi công dân đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo tín ngưỡng. Mặt khác, 41 điều trong Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo chúng ta không thấy một điều nào quy định về chùa tư nhân. Do vậy, theo TS Nguyễn Mạnh Cường thì những hoạt động tôn giáo của các chùa tư nhân tồn tại đều hợp pháp, không nằm trong sự quản lý của pháp lệnh tôn giáo.
Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp và Pháp lệnh về tôn giáo thì mọi công dân đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo tín ngưỡng. Mặt khác, 41 điều trong Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo chúng ta không thấy một điều nào quy định về chùa tư nhân. Do vậy, theo TS Nguyễn Mạnh Cường thì những hoạt động tôn giáo của các chùa tư nhân tồn tại đều hợp pháp, không nằm trong sự quản lý của pháp lệnh tôn giáo.
Theo: Kiến thức
(*) – Tiêu đề đã được thay đổi