Chùa Thiên Ninh khởi công xây dựng vào thời Bắc Nguỵ (386). Ban đầu chùa có tên là Linh Quang. Ngôi tháp tại chùa đã trãi qua bốn thời đại như : Nhà Tuỳ, Đường, Liêu và Kim.
Vào cuối đời nhà Nguyên (1271), ngôi chùa bị hoả hoạn và bị thiêu rụi hoàn toàn, trên nền chùa chỉ còn lại độc nhất ngôi tháp. Đến đời đầu nhà Minh (1368), ngôi chùa được trùng tu lại và đổi tên là Chùa Thiên Ninh cho đến ngày nay. Nhà kiến trúc nổi tiếng Liu Eng Cheng đã từng đến đây khảo cứu và nhận định, ngôi tháp mà chúng ta đang thấy ngày nay được xây năm thứ 9 Đại Khang, nhà Liêu (1083).
Vào năm 1992, khi Tháp chùa Thiên Ninh đại trùng tu, các nhà khảo cứu đã phát hiện một tấm bia ghi lại niên đại xây dựng Tháp. Tấm bia này cho biết, tháp đươc xây dựng từ năm thứ 9 đến năm thứ 10, Thiên khánh (từ 1119 đến 1120), thời nhà Liêu. Qua đó có thể thấy ngôi tháp cổ tại chùa đã tồn tại hơn 900 năm tuổi.
Tháp có gồm 13 tầng có hình bát giác được xây bằng gạch với tổng chiều cao là 57,8 mét. Đây được xem là ngôi tháp xây dựng bằng gạch cao nhất Bắc Kinh.
Vào thời nhà Liêu, tháp có nhiều tầng khác nhau, mỗi tháng vào ngày mùng 08, nhà chùa thắp nến, bày trí trang nghiêm để khác thập phương bá tánh đến chiêm bái, lễ lạy và tham quan. Tháp chùa Thiên Ninh trở thành thắng cảnh nổi tiếng lúc bấy giờ. Toàn tháp treo rất nhiều chuông, tạo nên âm thanh rất đặc biệt nơi chốn thiền gia.
Nghệ thuật điêu khắc trên thân tháp chùa Thiên Ninh dựa trên tinh thần của kinh Viên giác. Ngoài ra, Kiến trúc của tháp, cách trang trí bên trong ngoài dựa theo ý nghĩa kinh Hoa nghiêm. Sự kết hợp hài hoà theo tinh thần của hai bộ kinh này thể hiện sự lớn mạnh của Hoa nghiêm Tông thời đó. Đây là sự kết hợp rất đặt biệt giữa Mật và Hiển Phật giáo .
Thời gian trôi qua, với nhiều thăng trầm của lịch sử Trung Quốc, các tác phẩm điêu khắc trên thân tháp đã bị hư hỏng nặng, nhưng cho đến hiện nay tháp chùa Thiện Ninh được xem là một những ngôi tháp còn lưu giữ những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật mang nhiều giá trị lịch sử của Phật giáo Trung Quốc.
T.H