Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ

219

Năm 1710, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung cao 2,5m, nặng 3285 cân; và năm 1715, Chúa lại cho dựng tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch. Vào thời Nguyễn, các Vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa. Tháp Phước Duyên được Vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844, tháp bát giác, 7 tầng cao 21,24m, mỗi tầng thờ một đức Như Lai. Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm. Chùa hiện nay vẫn được tiếp tục chỉnh trang. Trong cuốn “Hồi Chuông Thiên Mụ”  (Phổ Thông Bán Nguyệt San – 1938) Phan Trần Chúc viết: Muà xuân năm Kỷ Tỵ, Đoang Quận Công bỏ vùng Bát Vọng đến Kim Long, nhật biết Hà Khê là đất có vết tích Vương mạch, lại thêm huyền thoại Linh Mụ hướng dẫn nơi đóng đó. Linh Mụ chuyển thành Thiên Mụ. Lừng danh Thuận Hoá…


Chùa Thiên Mụ là ngôi cổ tự nổi tiếng nhất miền Nam. Tiếng chuông chùa bao đời nay đã an nhiên trong lòng người dân xứ Huế.   Chùa Thiên Mụ hay còn gọi chùa Linh Tự là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế. Chùa được dựng trên đồi Hà Khê (thuộc địa phận xã Hương Long) bên tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía tây. Tên chùa gắn với huyền thoại bà tiên áo đỏ được lưu truyền rộng rãi. Bởi vậy chùa có tiên là Thiên Mụ (bà tiên trên trời). 


Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Đồi Hà Khê rất thiêng, khoảng đời nhà Đường có viên đại tướng tên là Cao Biền từng đi khắp các nơi núi non sông biển nước ta xem nơi nào có khí linh thiêng thì tìm cách yểm đi. Cao Biền thấy trên đồi Hà Khê có khí thiêng, bèn đào sau chân đồi để cách mạch đi, khiến cho linh thiêng về sau không cư tụ được. Đêm hôm đó bỗng có một người đàn bà thể sắc trông thì còn trẻ nhưng mái tóc bạc phơ, mình vận áo đỏ ngồi dưới chân đồi than vãn, rồi cất tiếng nói to: “Đời sau nếu có bậc quốc chủ muốn bồi đắp mạch núi để làm mạch cho Nam triều thì nên lập chùa thờ Phật, thỉnh cầu linh khí trở về nơi núi này để phúc dân giúp nước, tất không có gì phải lo”. Người đàn bà ấy nói xong biến mất. Từ đó gò đất được gọi là núi Thiên Mụ.


Khoảng năm 1601, Nguyễn Hoàng tức chúa Tiên, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong sau khi rời kinh đô Thăng Long đem quân vào đây định kế lâu dài, một hôm đi qua nơi này, thấy địa thế đẹp, hàng dẫy đồi chập chùng như uốn khúc bên sông, đặc biệt thấy một gò cao dáng tựa như chiếc đầu rồng đang ngoái nhìn về phía núi mẹ, lại nghe sự tích kể trên, ông tự nhận mình là vị chúa được bà tiên nói đến. Ông ra lệnh xây dựng chùa Phật và cho đề chữ “Thiên Mụ Tự” (chùa Thiên Mụ). Từ đó dân chúng đến cầu đều thấy linh thiêng ứng nghiệm.


Chùa Thiên Mụ  trong giai đoạn khai sinh có thể chỉ là một am nhỏ nằm ở đồi Hà Khê, nhà tranh vách đất, trải qua nhiều biến dịch. Khí hậu hà khắc xứ Huế lại thường tạo nhiều tai biến cho kiểu xây dựng nầy. Trong “Ô Châu cận lục”  của Dương Văn An viết đời Mạc (1507), đã thấy ghi chép đại cương như sau: chùa Linh Mụ được Chúa Nguyễn Hoàng cho tái thiết vào đầu thế kỷ XVII.


Dương Văn An viết:  Theo truyền thuyết, năm Tân Sửu (1601), Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng nhân đi du ngoạn núi non sông biển, khi đặt chân đến đây, thấy phong cảnh tuyệt đẹp, địa thế thật tốt.  Chùa có nguồn gốc từ câu chuyện truyền thuyết: năm Tân Sửu (1601) Đoan Quốc Vương Nguyễn Hoàng nhân đi du ngoạn các nơi núi non sông biển, khi đặt chân đến nơi đây thấy giữa chốn đồng bằng đột khởi một gò đồi cao dáng tựa như chiếc đầu rồng đang ngoái nhìn về phía núi mẹ, trước cuốn nước trường giang, sau đắm mình nơi bình hồ, cảnh trí tuyệt đẹp trong bụng lấy làm thích thú bèn leo lên trên đồi cao ngắm nhìn bốn phía xung quanh, chợt thấy một đoạn hào cắt ngang dưới chân núi, tìm hỏi người sở tại được họ tâu rằng: Núi này rất linh thiêng, đời nhà Đường có viên tướng là Cao Biền từng đi khắp đất nước ta xem những nơi nào có vượng khí linh thiêng thì cắt yểm đi.


Cao Biền thấy trên núi này có khí thiêng bèn cho đào phía sau chân núi để cắt long mạch khiến cho về sau linh thiêng không tụ được…   Lại có đêm, có người trông thấy một bà già đầu tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần xanh ngồi chơi ở đỉnh gò mà nói: Rồi đây sẽ có một vị chân Chúa đến lập chúa thờ Phật cầu thỉnh linh khí trở về nơi núi này để cầu phúc dân giúp nước tất không có gì phải lo. Nói xong người đàn bà đó biến mất. Từ đó dân chúng gọi tên núi ấy là Thiên mụ sơn (núi bà trời).  Nguyễn Hoàng nghe nói cả mừng, tự cho mình là chân Chúa, sai người cất dựng chùa, viết biển đề chữ Thiên mụ Tự.


Sách Ô Châu Cận lục soạn vào giữa thế kỷ 16 (đời nhà Mạc) của tác giả Dương Văn An cũng có nói tới chùa Thiên Mỗ (hay Thiên Mộ) chứng tỏ ở đây từ xa xưa hơn nữa đã có chùa nhưng chắc là còn đơn sơ hoặc đã bị hoang tàn, đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (vị Chúa Nguyễn đầu ở Đàng trong) thì chùa mới được xây dựng lại quy mô.  Chúa Nguyễn Hoàng cho dựng lại chùa, viết biển đề “Thiên Mụ Tự” (đến đời vua Tự Đức, chùa được đổi tên là Linh Mụ Tự).


Ban đầu chùa còn đơn sơ, chưa có những công trình kiến trúc và mỹ thuật nổi tiếng. Năm 1665, Chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa, qui mô kiến trúc còn nhỏ.   Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm tức Thích Đại Sán, người Chiết Tây, Trung Quốc, thuộc phái Tào Động, được Chúa Nguyễn mời sang Việt Nam lập đại giới đàn. Ngài là một danh nhân đời nhà Thanh, đã được Chúa Nguyễn Phúc Chu mời làm trụ trì chùa Thiên Mụ. Tháng 7 năm 1696, trước khi trở về Trung Quốc, Ngài đã truyền giới Bồ-tát cho Chúa Nguyễn Phúc Chu, ban đạo hiệu là Thiên Túng Đạo nhân, nối pháp đời thứ 30 Tào Động chánh tông. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), Ngài có công truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong.   Năm 1710, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung nặng 3285 cân, là một tác phẩm mỹ thuật quí giá. Tiếng chuông chùa từ đấy đã an nhiên trong lòng người dân xứ Huế, đã đi vào thơ ca.


Thiên Mụ chung thanh


Cao cương cổ sát trấn tiền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên.
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên.
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.


(Thiệu Trị ngự đề)


Nghĩa là :


Hồi chuông Thiên Mụ vẳng xa đưa
Vầng sáng trăng thanh  trời tỏa mờ
Trăm giọng tiêu vang về một cõi
Ba ngàn thế giới tỉnh mơ chưa?
Hồi chuông cảnh tỉnh đời hư ảo
Tiếng tụng ngân nga, đạo sớm trưa
Thánh công Phạt Tích truyên lưu mãi,
Mong kết duyên lành khắp duyên ưa
(Bản dịch Hoài Nam)


Tháp Phước Duyên


Đến năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Từ Nhân (về sau đổi tên là tháp Phước Duyên), bảy tầng, cao 21m, bằng gạch, mỗi tầng thờ một pho tượng Phật.


Tháp Phước Duyên nằm trong khu vực trước chùa Thiên Mụ Huế. Vào trung tuần tháng ba năm Giáp Thìn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 4(1844), nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh (tức Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, bà nội của vua Thiệu Trị), cũng là người nuôi dưỡng vua Thiệu Trị, vì mẹ của vua mất sau khi sanh xong có 13 ngày.  Vua cho lập chùa Diệu Đế (nơi vua Thiệu Trị sanh ra và sanh sống lúc còn nhỏ), đồng thời xây tháp bảy tầng trước Nghi Môn chuà  Thiên Mụ; tháp được đặt tên là Từ Nhân và đình Hương Nguyện ở trước tháp nầy.


Việc xây tháp Từ Nhân và đình Hương Nguyện được giao cho Hổ Uy Thống chế Huỳnh Văn Hậu làm Đổng Lý. Theo sách Đại Nam Thực Lục Chánh Biên có ghi chép về việc xây ngôi tháp nầy như sau:- Năm Giáp Thìn, Thiệu Trị thứ tư, tháng 3, lập Tháp bảy tầng ở chùa Thiên Mụ. Bắt đầu xây tháp bảy tầng chùa Thiên Mụ gọi là  tháp Từ Nhân, trước tháp xây đình Hương Nguyện, giao cho Hổ UyThống Chế là Huỳnh Văn Hậu đổng lý mọi việc… 


Việc xây tháp Từ Nhân và đình Hương Nguyện có lẽ cũng do bộ Binh phái thợ và binh lính đến xây cất như trường hợp chùa Diệu Đế (Gia Hội). Hiện chưa biết rõ việc xây tháp nầy được tiến hành như thế nào, vì không còn tài liệu nào lưu trữ; chỉ được biết tháp và đình được hoàn thành vào tháng 7 năm Ất Tị (1845); vua Thiệu Trị cho đổi tên là “Bảo Tháp Phước Duyên”.  


Sách Đại Nam Thực Lục ghi thêm các chi tiết:- Năm Ất Tị, Thiệu Trị thứ 5, tháng 7, đổi tên tháp Thiên Mụ:  Tháp Từ Nhân xây xong, nhà vua đổi tên là “Phước Duyên bảo tháp”, lấy ý nghĩa là: mười phương công đức phước duyên, muônviệc đều lành…Sau đó, lại mở trai đàn tại chùa Thiên Mụ; sai Thự Chưởng Vệ Tôn Thất Cung và Thị Lang Tôn Thất Hiệp đổng lý việc trai đàn nầy.Khi bảo tháp mới tạo thành, nhà vua và những người trong Hoàng tộc cùng một số văn quan trong triều đến vãn cảnh, đồng thời cũng đã làm thơ văn để lưu niệm việc xây tháp và đình Hương Nguyện.


Sau khi tháp Phước Duyên được hoàn thành, các Hoàng tử chọn ngày mồng 6 tháng 7 năm đó (Ất Tị) cung nghinh kim thân Thế Tôn đưa vào bảo tháp và tụng kinh Chúc Hổ. Năm sau (1846) vua Thiệu Trị viết văn bia kể lại việc xây tháp Phước Duyên và bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” khắc vào bia đá tại chùa nầy. Tháp Phước Duyên có 7 tầng, cao 5 trượng, 3 thước 2 tấc (21,2mét).


Tháp xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt) bên trong, từ  tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bực thang đi lên theo hình xoắn ốc.  Bảy tầng nầy thờ 7 vị Phật khác nhau: Tầng thứ nhất thờ Phật quá khứ Tì Bà Thi; tầng thứ hai thờ Phật Thi Khi; tầng thứ ba thờPhật Thi Xá Phù; tầng thứ tư thờ Phật câu Lưu Tôn; tầng thứ năm thờ Phật Câu Na Hàm Mâu Ni; tầng thứ sáu thờ Phật Ca Diếp; tầng thứ bảy thờ Trung Nhiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật; đứng hầu hai bên Ngài là Tôn Giả Ca Diếp và Tôn Giả An Nan.  Bảy tượng Phật nầy lúc trước bằng vàng y, tượng Phật ở tầng trên  cao lớn hơn tượng Phật ở tầng thấp. Tượng Phật Tì Bà Thi ở tầng dưới cùng nặng 25kg, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở tầng thứ 7 nặngđến 300kg. 


Đã 150 năm qua, tháp Phước Duyên ngày ngày soi bóng xuống dòng sông Hương , gây nhiều cảm xúc khó tả cho biết bao du khách đến với cố đô. Trước tháp, vua cho dựng đình Hương Nguyện ba gian, sườn bằng gỗ chạm khắc tinh xảo. Hai bên, dựng hai nhà bia ghi kiến trúc tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyên và nhiều bài thơ của vua Thiệu Trị.


Qua đầu thế kỷ XX, chùa bị hư hỏng nặng do cơn bão năm Giáp Thìn (1904). Vua Thành Thái đã cho trùng tu chùa vào năm 1907 và cho đến ngày nay, qua công lao của Hòa thượng Thích Đôn Hậu cùng nhiều Tăng, Ni, Phật tử, du khách xa gần, ngồi chùa cổ Thiên Mụ được xây dựng lại, tuy không còn qui mô to lớn như trước, nhưng vẫn trang nghiêm, hùng tráng.


Du khách đến thăm chùa, sau khi bước lên 15 bậc tam cấp ở cổng tam quan sẽ gặp nền đá của đình Hương Nguyện xưa kia và tháp Phước Duyên. Hai bên đình Hương Nguyện cũ có hai nhà bia, và hai bên tháp Phước Duyên có một nhà bia và một nhà chuông thời Chúa Nguyễn Phúc Chu. Sau lưng tháp là một tấm bia nhỏ.


Sau khi tham quan các công trình có tính chất lưu niệm ở khu vực phía ngoài, du khách vào phía trong cửa Nghi Môn cũng được bao quanh bằng khuôn tường xây đá. Ở đây có các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa. Sau cùng là tháp mộ Hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm giữa vườn thông.


Điện Đại Hùng ở chùa Thiên Mụ được bài trí đơn giản. Tượng đức Phật Di-lặc được tôn trí ở tiền điện, hai bên có chuông và khánh đá. Ở căn giữa, trong án thờ được chạm khắc công phu và sơn son thếp vàng lộng lẫy là tượng Tam Thân (Pháp thân, Ứng thân, Hóa thân), phía trước là tượng đức Phật Thích-ca. Ngoài cùng là bàn chuông, mõ. Gian hai bên thờ Bồ-tát Văn-thù, Bồ-tát Phổ Hiền.


Du khách đến chùa không quên đến bên trái tháp Phước Duyên, xem bài minh ở tấm bia được dựng vào năm 1715, thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, ca ngợi ngôi danh lam cổ tự bậc nhất này.


Phía Nam nước Việt chừ, núi sông đẹp đẽ,
Ngôi chùa hùng tráng chừ, cửa Thiền nắng chiếu,
Tánh vốn trong sạch chừ, nước chảy róc rách,
Đất nước an ổn chừ, bốn cảnh thanh nhàn.


Cảnh quan chùa


Năm 1714, Chúa Nguyễn Phúc Chu lại tiếp tục cho xây dựng thêm nhiều công trình huy hoàng, tráng lệ. Đó là lần trùng tu qui mô nhất gồm : cổng tam quan, điện Thiên vương, điện Ngọc Hoàng, điện Thập Vương, nhà thuyết pháp, lầu Tàng kinh, lầu chuông, lầu trống, nhà Vân Thủy, nhà thiền, điện Đại Bi, điện Dược sư, tăng phòng ? Chúa lại cho mở an cư kiết hạ trong vườn Tỳ Da suốt 3 tháng, và cho người sang Trung Quốc thỉnh Tam Tạng kinh Luật, Luận Đại thừa hơn một ngàn bộ đem về lưu giữ tại chùa.


Vào đầu thế kỷ XIX, các vua nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng đã cho trùng tu, sửa sang chùa. Giữa là điện Đại Hùng, phía sau là điện Di-lặc, điện Quan Âm và Tàng Kinh. Hai bên là điện Đại Hùng và điện Thập Vương. Đến năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Từ Nhân (về sau đổi tên là tháp Phước Duyên), bảy tầng, cao 21m, bằng gạch, mỗi tầng thờ một pho tượng Phật. Đã 150 năm qua, tháp Phước Duyên ngày ngày soi bóng xuống dòng sông Hương , gây nhiều cảm xúc khó tả cho biết bao du khách đến với cố đô. Trước tháp, vua cho dựng đình Hương Nguyện ba gian, sườn bằng gỗ chạm khắc tinh xảo. Hai bên, dựng hai nhà bia ghi kiến trúc tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyên và nhiều bài thơ của vua Thiệu Trị.


Qua đầu thế kỷ XX, chùa bị hư hỏng nặng do cơn bão năm Giáp Thìn (1904). Vua Thành Thái đã cho trùng tu chùa vào năm 1907 và cho đến ngày nay, qua công lao của Hòa thượng Thích Đôn Hậu cùng nhiều Tăng, Ni, Phật tử, du khách xa gần, ngồi chùa cổ Thiên Mụ được xây dựng lại, tuy không còn qui mô to lớn như trước, nhưng vẫn trang nghiêm, hùng tráng.  Du khách đến thăm chùa, sau khi bước lên 15 bậc tam cấp ở cổng tam quan sẽ gặp nền đá của đình Hương Nguyện xưa kia và tháp Phước Duyên.


Hai bên đình Hương Nguyện cũ có hai nhà bia, và hai bên tháp Phước Duyên có một nhà bia và một nhà chuông thời Chúa Nguyễn Phúc Chu. Sau lưng tháp là một tấm bia nhỏ. Sau khi tham quan các công trình có tính chất lưu niệm ở khu vực phía ngoài, du khách vào phía trong cửa Nghi Môn cũng được bao quanh bằng khuôn tường xây đá. Ở đây có các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa. Sau cùng là tháp mộ Hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm giữa vườn thông.


Điện Đại Hùng ở chùa Thiên Mụ được bài trí đơn giản. Tượng đức Phật Di-lặc được tôn trí ở tiền điện, hai bên có chuông và khánh đá. Ở căn giữa, trong án thờ được chạm khắc công phu và sơn son thếp vàng lộng lẫy là tượng Tam Thân (Pháp thân, Ứng thân, Hóa thân), phía trước là tượng đức Phật Thích-ca. Ngoài cùng là bàn chuông, mõ. Gian hai bên thờ Bồ-tát Văn-thù, Bồ-tát Phổ Hiền.   Du khách đến chùa không quên đến bên trái tháp Phước Duyên, xem bài minh ở tấm bia được dựng vào năm 1715, thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, ca ngợi ngôi danh lam cổ tự bậc nhất này.


Phía Nam nước Việt chừ, núi sông đẹp đẽ,
Ngôi chùa hùng tráng chừ, cửa Thiền nắng chiếu,
Tánh vốn trong sạch chừ, nước chảy róc rách,
Đất nước an ổn chừ, bốn cảnh thanh nhàn.


Tiếp tục xây dựng thêm


Cuối thế kỷ 18, chùa bị chiến tranh tàn phá nặng nề, năm 1815 và năm 1831, Vua Gia Long và Vua Minh Mạng cho trùng tu và sửa sang lại đẹp hơn. Năm 1844, Vua Thiệu Trị cho dựng thêm ngoài cửa Nghi Môn một cái tháp hình bát giác cao 21,24 m bảy tầng, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn. Tượng thờ ngày ấy đúc bằng vàng sau này được thay bằng tượng đồng. Vua đặt tên tháp là Từ Nhân, sau đổi lại là tháp Phước Duyên. Trước tháp, Vua cho dựng Đình Hương Nguyện ba gian, bộ sườn bằng gỗ được chạm khắc công phu, tinh xảo, hai bên còn dựng thêm hai cái nhà để bia của Vua khắc vào năm 1846, mỗi bia cao 1,70 m rộng 0,9 m, bia bên hữu ghi nội dung kiến trúc tháp Phước Duyên và đình Hương Nguyện, bia bên tả ghi nhiều bài thơ của Vua.


Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907, Vua Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đây không còn to lớn như trước nữa nhưng vẫn cổ kính trang nghiêm.  Chùa Thiên Mụ được tạo dựng trên đồi Hà Khê trên một khoảnh đất bằng phẳng hình chữ nhật, diện tích khoảng 6 mẫu cách trung tâm thành phố Huế 5 km về phía tây thuộc địa phận xã Hương Long. Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực:


– Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê-tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh) sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên đình Hương Nguyện có hai lầu bia hình tứ giác (dựng thời Thiệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp).


Khu vực phía trong cửa Nghi Môn gồm các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan âm, nhà Trai, nhà Khách, vườn hoa, phía sau cùng là vườn thông tĩnh mịch. Thiên mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong số 20 thắng cảnh của đất thần kinh trong bài thơ đề là Thiên Mụ chung thanh.


Năm 1695, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa Thiên mụ. Lịch sử huy hoàng của các Chúa Nguyễn trong quá trình khai phá, lập nghiệp ở Đàng trong có thể nói được mở đầu bằng công trình xây dựng chùa Thiên mụ. Chùa Thiên mụ ngày nay vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng lại của Hòa thượng Thích Đôn Hậu. Những năm 1943 – 1945, chùa Thiên mụ lâm vào cảnh hoang tàn đổ nát, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đứng ra nhận chức vị trụ trì. Bằng sự nỗ lực chưa từng có, Hòa thượng phát nguyện gây dựng lại ngôi chùa lịch sử trong suốt 30 năm. Đến mùa xuân năm 1968, chùa Thiên mụ đã trở lại phong quang tươi đẹp như xưa. 


Đến với Thiên mụ, du khách không khỏi cảm kích trước vẻ đẹp thiên nhiên, trước công trình đời xưa để lại với ngọn tháp hùng vĩ đứng soi mình trên dòng Hương Giang duyên dáng. Nơi đây, từ bốn thế kỷ nay, sớm chiều tiếng chuông chùa ngân vang vọng cùng với khói hương ngào ngạt tỏa ra giữa thanh không vắng lặng, đã hấp dẫn và say đắm biết bao lòng người xứ Huế, và du khách bốn phương. Tiếng chuông chùa Thiên mụ từ bao đời đã đi vào ca dao, để lại nỗi nhớ nhung trong lòng người xứ Huế và bạn bè gần xa thiết tha với Huế.


Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương