Ngoài kiến trúc dân sự, còn nhiều kiến trúc của Kito giáo được liệt vào di tích cổ.
Philadelphia cũng là thành phố lớn nhất trong khối thịnh vượng chung Pennsylvania; dân số gần 6 triệu, đứng hàng thứ 5 của Hoa Kỳ về thành phố đông dân nhất. Cách New York 80 dặm. Phila được thành lập vào ngày 27/10 năm 1682.
Hiện nay, một số giáo đường tại Philadelphia rao bán. Giá cao nhất là 1.4 triệu giá thấp nhất là 350 ngàn USD. Đặc biệt ngôi giáo đường Lutheran của người Đức xây dựng vào năm 1868, cạnh con sông Phila, nằm trên lộ 1001 S4th- street, thuộc loại di tích cổ, đã nhượng lại cho nhà chùa với giá 150 ngàn.
Cơ sở vật chất bên ngoài còn tốt, nhưng bên trong nội thất hư hao khá nhiều. mọi tiện nghi như gas-điện-nước vẫn còn đang sử dụng được.
Để được hoàn chỉnh, phải tốn trên 200 ngàn đô mới biến nhà Chúa thành nhà chùa đúng nghĩa.
Parking rộng chứa được nhiều xe đậu. Không xa chợ và gần trung tâm thành phố. Tòa thị chính và khu thương mại lái xe không quá 15 phút. Không gian thoáng đãng.
Thầy Thích Kiến Như đang xoay xở để hạ cây thập giá, thế vào là chữ Vạn, một vị tri quá cao, tính từ mặt đất lên ngọn tháp cũng phải 30m. Thầy Chân Lý, thầy Kiến Như và sư cô Tuệ Đức mua lại vào tháng 7 năm 2010. Vừa mua xong, chính quyền cấp giấy sinh hoạt ngay, vì truyền thống sinh hoạt non-profit và tính pháp nhân của giáo đường vẫn còn giá trị.
Ở Mỹ, việc xin cấp phép xây dựng chùa rất khó, có những nơi gần 20 năm vẫn chưa đủ yếu tố để được chấp thuận. Yếu tố địa lý và diện tích đủ đáp ứng cho số lượng người sinh hoạt hàng tuần, chỗ đậu xe; vệ sinh công cộng, tiện nghi cho người tàn tật; đồ án kiến trúc tổng thể, khi xây dựng được cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ từng phần để bảo đảm an toàn và đúng quy cách. Ngoài ra phải mang tính chất hội đoàn.
Những yếu tố như thế vẫn chưa đủ để cấp phép nếu ai đó trong cư dân lân cận không đồng ý. Không như ở Việt Nam, tại Mỹ tuy chùa cách xa nhà dân từ 50m trở lên, có những nơi vài trăm mét hoặc có nơi thật hoang vắng, thế mà không được sự đồng thuận của cư dân bản địa, chùa khó mà được sinh hoạt.
Chùa Hoa Nghiêm ở Virginia tuy được cấp phép sinh hoạt, nhưng nhà kế cận than phiền xe ra vào ồn ào, police đến làm việc và hạn chế tín đồ vãng lai; chính vì vậy mà có những nơi chùa phải mua những nhà dân lân cận để tránh phiền toái. Tuy rất tôn trọng quyền tự do cá nhân và mang tính dân chủ, đôi khi cảnh sát chỉ theo yêu cầu của đương đơn mà không chịu xét đến nguyện vọng của bị đơn một cách hợp lý.
Ngày nay ở các bang lớn của Mỹ, chùa Việt Nam phát triển như vũ bão, nhưng tầm vóc kiến trúc và sinh hoạt đúng nghĩa của một ngôi chùa truyền thống rất hiếm.
Ai có tiền cũng đều có quyền mua nhà làm chùa, dĩ nhiên chưa hợp pháp; vài ba tín đồ ủng hộ cũng lập riêng một chùa, vì thế cộng đồng Phật tử bị phân tán mỏng. Có một số chùa chỉ một thầy một cô sống chung.
Trong khi đó, Lào, Miến, Camobodia, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Thái, Nhật, Ấn…mỗi cộng đồng trong một khu vực chỉ duy nhất một chùa, chư Tăng sinh hoạt tập thể, được kiểm soát giúp đỡ lẫn nhau để tu tập, tệ nạn cũng khó xẩy ra và đức tin quần chúng vì thế cũng được gia cố.
Chùa rất cần cho quần chúng tu tập nhưng không cần quá nhiều chùa gần nhau để phân tán mỏng tài sản của tín đồ. Không những gom góp tiền của để xây dựng tại chỗ mà còn quyên góp dưới mọi hình thức để về xây dựng tại quê hương. Như thế có cần chăng khi mà chưa đáp ứng nhu cầu pháp tu và giáo lý cho quần chúng đang mong muốn.
Cơ sở vật chất trong và ngoài nước quá nhiều trong khi đức tin quần chúng đối với Phật giáo quá mong manh. Chỉ cần một lời hứa viễn vong nơi Thiên quốc và vài trăm nghìn đồng Việt Nam là có thể hàng loạt người cải đạo dễ dàng.
Hiện nay các cơ sở vật chất Phật giáo có xu hướng tạo cảnh quan để câu khách du lịch kiếm lợi nhuận hơn là hướng sâu vào việc tu tập nội lực. Cũng có nhiều nơi hiện nay ở Mỹ hướng dẫn quần chúng tu tập, nhưng chỉ theo mùa và nặng hình thức hơn là thực chất. Rất ít chùa thực sự chuyên sâu vào giải thoát như Thiền viện Sùng Nghiêm ở Cali.
Đó là một sự thật mà ít ai can đảm chấp nhận, để trốn chạy sự thật và tiếp tục mê hoặc quần chúng nhẹ dạ bằng những lối vu vạ xuyên tạc chụp mũ kẻ khác.
Rất mong các cơ sở Phật giáo có tầm vóc như chùa Tây Lai của Đài Loan, chùa Việt Nam do HT Nguyên Hạnh tọa chủ và một số chùa vững vàng khác tiếp tục phát triển nội chất để các chùa còn lại noi theo truyền thống uy tín đó.
Cũng rất mong một số tu sĩ trẻ trên dưới 40 hiện nay ở Mỹ đang nỗ lực tu học và hoằng pháp sẽ được nhân rộng mà không bị vướng vào vết xe phát triển cơ sở vật chất như một số hiện nay.
Ngày xưa Đức Phật và Tăng đoàn hàng ngàn vị không chủ trương xây cất thế mà Đạo Phật vẫn phát triển và phát triển vững chắc, vì chủ trương hoằng pháp chứ không kêu gọi xây dựng cơ sở vật chất. Ngày nay, bề mặt nổi càng nhiều thì nội chất bên trong càng trống vắng.
Ở Việt Nam, quận 12, một ngôi chùa trong hẻm sâu, hàng trăm Phật tử tu tập mỗi đêm, cơ sở vật chất nghèo nàn, thế mà thầy trụ trì, vừa là giáo sư Vạn Hạnh, vừa là giảng sư hoằng pháp khắp nơi, chưa hề kêu gọi quần chúng đóng góp để xây dựng lại cơ sở. VN hiện nay cũng không ít Tăng trẻ đã có cái nhìn khác về lối phát triển Phật giáo mà không cần nặng tâm về cơ sở tự viện.
Chùa Phật Quang ở Philadelphia đang phục hồi lại từ nhà thờ, vì thế cần phải hoàn chỉnh cơ sở. Chương trình tu học có cả Thiền và Tịnh, Bát Quan Trai, do Thầy Kiến Như xuất thân từ giòng phái Trúc Lâm Đà Lạt, vốn là một giáo sư Trung học trước 1975, cũng là luật sư tòa Thượng Thẩm SG, đang đảm trách chương trình tái tạo cơ sở và hướng dẫn tu tập cùng thầy Chân Lý tại Philadelphia, với kinh nghiệm và sự tu tập của quý thầy sẽ giúp cho quần chúng có nơi gửi gấm niềm tin vững chắc và sự tiến tu của Phật tử bền vững như sự vững bền của cơ sở Phật Quang hiện nay.