Trong lịch sử di dân về đất Nam Phần của những cộng đồng khác nhau, người Hoa cũng đã phát triển Phật Giáo khá mạnh. Nguồn phát triển này khỏi đầu từ Trung Quốc sang. Bên cạnh đó, ảnh hưởng Khổng Giáo và Lão Giáo cũng được củng cố, thậm chí có những pha trộn giữa những tư tưởng này trong dân gian. Tinh thần tam giáo đồng nguyên cũng là một trong những khả năng tinh thần để bảo vệ giá trị tinh thần và tín ngưỡng. Với những pha trộn này, ngay tại chùa chiền người Hoa, việc thờ phượng “Tiền Phật, hậu Thần” hay “Tiền Thần, hậu Phật” phản ảnh rất rõ nét. Trong chùa chiền, vẫn thờ Quan Công, Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, bà Thiên Hậu… Thậm chí có tác giả giải thích: Chính sự pha phách này đã giúp cho chùa chiền thường được khách thập phương vãng lai.
Trong quá trình hội nhập, người Hoa từ Trung Quốc đến định cưvùng đất miền
Ngay từ thế kỷ thứ XVIII, khi những đoàn người Hoa chuyên nghề buôn bán, hay chống đối nhà Mãn Thanh, họ nhanh chóng tập trung từng vùng. Những ngôi chùa người Hoa có các vị tổ gốc người Minh Hương; một số chuyển dần sang cách thờ cúng và tu trì người Việt. Chẳng hạn như chùa Giác Lâm ở đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh). Một số chùa người Hoa khác, do những bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến Hệ (Hạ Phương), Hải
Những nơi có đông đảo người Hoa tại miền Nam, như: TP. Hồ Chí Minh (quận 1, 5, 6, 11); tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Minh Hải đều có chùa chiền. Có điểm tập trung tu sĩ người Hoa đến tạm cư như trường hợp chùa Ông Bổn tại TP. Hồ Chí Minh. Về phương diện tín ngưỡng, trước khi những chùa người Hoa chưa có hệ thống tổ chức tu trì truyền thống, thì hình thức tổ chức vẫn theo tín ngưỡng dân gian.
Tại thành phố TP. Hồ Chí Minh – Chợ Lớn, nhiều ngôi chùa người Hoa được thiết lập trong mấy thế kỷ nay như: Chùa Thiên Hậu (Quảng Đông), chùa Bà (Hải Nam), chùa Tịnh Phúc (Phúc Kiến), chùa Ông hay Tam Đỉnh (Phúc Châu, Phúc Kiến), chùa Quang Vân (Phúc Kiến Chợ Lớn), chùa Thánh Mẫu Hộ Phòng (Quảng Đông TP. Hồ Chí Minh), miếu Thiên Hậu Chợ Quán (Quảng Đông TP. Hồ Chí Minh) chùa Bà, TP. Hồ Chí Minh (Quảng Đông, TP. Hồ Chí Minh), Vũ Miếu Thất Bang (tất cả người Hoa), chùa Bảo Sơn (Phúc Kiến, TP. Hồ Chí Minh, Chợ Lớn), chùa Nhập Chính (Phúc Kiến TP. Hồ Chí Minh, Chợ Lớn), chùa Hoà Chính (Triều Châu), chùa Đạt Thịnh (Phúc Kiến TP. Hồ Chí Minh, Chợ Lớn), chùa Quan Âm Tống Tử (Phúc Kiến Chợ Lớn), đền Ngọc Hoàng Đa Kao (tất cả người Hoa), chùa Phượng Sơn (Hội thợ sắt), chùa Trúc Lâm (Việt gốc Hoa), chùa Báo Ân (Lão giáo gốc Hoa)… chùa Nam Phổ Đà (chùa Tổ). (theo Tsai Maw Kuey- Les Chinois au Sud
Căn cứ theo di chỉ chùa Hoa, những chùa miếu được xem là cổ xưa nhất của người Hoa trong vùng TP. Hồ Chí Minh – Chợ Lớn phải kể đến: chùa Giác Lâm (do Lý Thoại Long, người Minh Hương xây năm 1744 tại Phú Thọ); chùa Gia Thạnh (do người Minh Hương xây năm 1789 tại Chợ Lớn), chùa Giác Viên (năm 1820), Quan Võ Miếu thờ Quan Công (do người Minh Hương dựng năm 1820 tại TP. Hồ Chí Minh), chùa bà Thiên Hậu (do người Phúc Kiến xây năm 1830 tại Chợ Lớn), Tam Hội Miếu thờbà Chúa Thai Sinh (lập năm 1839), Quỳnh Phủ Hội Quán (do người Hải Nam xây năm 1875 tại Chợ Lớn… Ngoài ra, còn một số chùa miếu khác kiến tạo nhưng lại mang tên Hội quán các bang hay hội đoàn như Nhị Phủ Hội Quán (1835), Bửu Sơn Hội Quán (1871), Nghĩa Nhuận Hội Quán (1872), chùa Giác Hải (1887) Phước An Hội Quán (1900), Ôn Lăng Hội Quán (1901).
Những ngôi chùa người Hoa kiến lập tại vùng Gia Định TP. Hồ Chí Minh rất nhiều và đa dạng. Theo tài liệu của J. Ch. Balencie (trong Monographie de la province de Gia Dinh – 1899) thì có đến 43 chùa người Hoa trong vùng này. Một trong những ngôi chùa danh tiếng của người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh là chùa Nam Phổ Đà, tọa lạc tại số 117 đường Hùng Vương, quận 6. Ngôi chùa này kiến lập năm 1945, do Hoà thượng Thống Lương và Hoà Thượng Thanh Thuyền đứng ra xây dựng. Đây là ngôi chùa Phật Giáo của người Hoa được tổ chức quy củ nhất, đặt nền tảng cho tổ chức Phật Giáo người Hoa ở thành phố. Giáo Hội Phật Giáo của người Hoa được Hoà thượng Siêu Trần và Hoà thượng Thanh Thuyền vận động thành lập vào năm 1968, và chính thức ra đời vào ngày 20/5/1972. Giáo Hội này mang tên là “Phật Giáo Hoa Tông”. Hoà Thượng Siêu Trần là vị hội chủ đầu tiên (1972).Việc du nhập Phật Giáo của người Hoa gắn liền với cộng đồng người Hoa đến định cư.
Với những đợt di dân lớn của Mạc Cửu (Hà Tiên), của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch vào thế kỷ XVII ở những tỉnh Mỹ Tho, Đồng Tháp, Cửu Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu… những người Hoa đến định cư tại những vùng đất này theo đường biển. Trong nhiều thế kỷ trước đây, cảng Đại Ngã (Sóc Trăng) đã là một cảng lớn, đón nhiều đợt người Hoa đến; vùng này cũng là nơi phát triển Phật Giáo người Hoa rất mạnh. Từ khi người Hoa đến định cư, phát triển ở vùng đất Nam Phần cho đến nay, về tín ngưỡng, những ngôi chùa thờ Phật thường bị đồng hoá với những miếu thờ thần linh từ nguồn tín ngưỡng dân gian. Thành thử nhiều chùa được gọi là miếu thờ bà Thiên Hậu, thờ ngài Quan Thánh là chùa Ông, chùa Bà. Về việc kiến lâp chùa chiền, do nhu cầu của nền tín ngưỡng dângian, nên đa số chùa người Hoa thường được kiến tạo ở những vị trí thích hợp của vùng đông dân cư. Kiến trúc, điêu khắc của chùa người Hoa có một số nét khác chùa Việt:
Chùa người Hoa thường dùng nhiều màu đỏ hay màu hồng trong mọi thể hình trang trí; đây là màu của sức sống vươn lên, niềm tin, may mắn. Bố cục quần thể chùa người Hoa thường theo dạng chữ “Tam” hay “Nội công, ngoại quốc”. Dạng thức này thuận tiện cho việc bài trí nhiều bàn thờ, cúng vái, xin xăm, bói quẻ Mái và cổng tam quan của chùa người Hoa thường có dạng cao vút lên, nét cong ở các đầu đao. Mái cổng dựng hai lớp trở lên, một dạng “trùng thiềm điệp ốc” để nới rộng diện tích.
Những mẫu hình trang trí chùa người Hoa khá phức tạp: Hình rồng, phượng, lưỡng long triều nguyệt, tứ linh, tứ vật là mô hình phổ biến nhất. Hai bên sân chùa đều có xây la thành, điểm thêm cặp lân, trong tư thế chầu chực. Tháp chùa người Hoa chia làm hai loại: Một loại để đựng di cốt của các sư sãi viên tịch, có nhiều công đức trong xây dựng chùa; loại thứ 2: thờ Phật. Thờ phượng: Cách thiết trí thờ phượng trong một ngôi chùa người Hoa ở Nam Việt Nam cũng có những điểm đặc biệt, khác với chùa người Việt. Chẳng hạn như cách thiết trí trong chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải) tại phường Đa Kao (TP. Hồ Chí Minh) như sau: Ngay khi vào chùa, sẽ thấy trước tiên hai bàn thờ “Môn Quan Thần” và “Thổ Địa Thần” là nơi thờ những vị thần trấn áp tà ma quấy phá chùa. Sau đó là bàn thờ Phật, có bày những tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát.
Nhìn vào, khắp nơi khói hương lên nghi ngút, nhìn bên phải, có tượng đồ sộ vị Thanh Long Đại Tướng, bên trái có tượng đồ sộ Phục Hổ Đại Tướng. Sau bàn thờ Phật là chính điện: cung giữa thờ Ngọc Hoàng; cung bên phải thờ Chuẩn Đề Quan Âm; cung bên trái thờ Bắc Đế, tức Huyền Võ. Ở giữa gian thờ Ngọc Hoàng có sáu phi tượng chính: bên phải có ba vị, giữa là Quan Phu Tử, hai bên có Thiên Tướng và Thiên Thần; bên trái có ba vị: giữa là Văn Xương, hai bên cũng có Thiên Tướng và Thiên Thần. Trước bàn thờ Ngọc Hoàng có tấm đá quý, trên mặt có khắc bốn chữ Hán “Hoa Khai Phú Quý”. Ở chính giữa trên bàn thờ có bức hoành phi ghi bốn chữ “Tiên Phật Giáng Lâm”. Gian thứ nhì có treo sáu bức chạm bằng gỗ, trình bày các cảnh: Hoạt Vô Thường, Đông Nhạc Viện, Quan Âm Đường, Địa Tạng Vương, Tì Mệnh Quân và Dẫn Hồn Tiên. Gian thứ ba là Thập Điện Diêm Vương; ở hai bên tường có treo hình chạm nổi những hình phạt ở âm ty để trừng giới những kẻ từng làm nhiều điều gian ác trên trần gian.
Ở cuối gian phòng có ba khám thờ: khám ở giữa thờ Thành Hoàng Đế; khám bên phải thờ Thái Thế Thần và khám bên trái thờ Bảo Thọ Thần. Phía ngoài sân có bàn thờ của hai vị Thần Thanh Long và thần Bạch Hổ. Sau đây là mô hình chùa người Hoa tiêu biểu: Chùa Bà rất phổ biến khắp các vùng tụ cư người Hoa. Chùa Bà ở Chợ Lớn nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận V. Chùa Bà có tên là Thiên Hậu Miếu hay là Phò Miếu.
Chùa được kiến lập từ năm 1760, nhưng sau đó đã được trùng tu nhiều lần và nới rộng diện tích thêm. Chùa do Bang Quảng Đông điều hành. Theo người Hoa thì bà Thiên Hậu là một nữ thần, người Quảng Đông gọi là “A Phò” (Đức Bà). Theo tước phong của Trung Hoa thì gọi bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Người Phúc Kiến và Hải
Người Hoa thường xem bà Thiên Hậu là biểu tượng của lòng nhân ái, xả thân vì mọi người. Trên bước đường di dân lập nghiệp, nguy nan luôn luôn đe doạ bởi sóng gió, bão tố, họ sợ hãi và luôn luôn cầu nguyện đến Bà Thiên Mẫu; bây giờ đến quê hương thứ hai, họ lập đền thờ để nhớ ơn. Chùa Bà giữ một vai quan trọng, không những đối với người Quảng Đông, mà ngay cả người Quảng Châu, Phúc Kiến, Hẹ… và cả người Việt nữa. Thành thử việc cúng bái ngày đêm không ngớt của thập phương ở Chùa Bà là đương nhiên. Chùa Bà được xây theo kiểu “hình cái ấn” là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa. Đây là một tổ hợp gồm bốn căn nhà liên hết với nhau, tạo thành một mặt bằng trông giống hình chữ “Khẩu” hay chữ “Quốc”. Hai cơ sở phụ là trường học và hội quán. Phần dành cho việc thờ phụng là rộng nhất, gồm có ba điện thờ: tiền điện, trung điện và chính điện. Phần chính điện thờ tượng bà Thiên Hậu đặt ngay tại chính điện, với trang thờ và điện thờ lớn. Bên trong trang thờ đặt ba pho tượng của Bà, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và đặt từ sau ra trước thẳng hàng nhau. Trên trang thờ có bức trướng ghi hàng chữ “Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Phía trên điện thờ lại có khắc hành chữ “Thiên Hậu Cung”. Trước điện thờ có đặt lư hương và ba dãy bàn thờ dùng làm nơi đặt lễ vật cúng bà. Gần đây, người Hoa chính quốc lại mang sang tặng thêm tượng đức Quan Thế Âm Bồ tát cũng được đặt tại bàn thờ này.
Bên phải chính điện là trang và điện thờ Bà Kim Huê (Mẹ Sinh, Mẹ Đậu), bên trái đặt tượng Long Mẫu Nương Nương. Bà Kim Huê là vị Nữ Thần được phong vào thời Khương Tử Nha đời nhà Chu đã đánh vua Trụ. Long Mẫu Nương Nương là vị Nữ Thần, con vua Thủy Tề. Theo truyền thuyết ghi chép lại thì nhân một hôm đi ngao du trên biển, có một ông lão đánh cá vô tình bắt được, thấy hình “con cá kỳ lạ” nên không nỡ giết, mà mang về nuôi. Một buổi tối nọ, tình cờ ông lão thấy vị thần hiện ra nửa người, nửa cá. ông liền đem ra thả xuống biển. Trước khi cá ra khơi, lão đánh cá nghe văng vẳng tiếng “cám ơn” và dặn: nếu khi ra biển đánh cá, gặp những cơn hoạn nạn, kêu cứu đến tên Long Mẫu Nương Nương, thì sẽ được cứu vớt.
Từ đó những dân chài trên biển thường cầu khẩu và cúng tế, lập nhiều miếu thờ. Phần trung điện không đặt trang thờ, mà đặt “lư pháp lam”; đây là đồ vật bằng sành, phía trên mặt có khắc những ô nhỏ, hình hoa, lá, chung quanh có viền bằng kim khí (vàng, bạc hay đồng). Lá pháp lam này có ghi niên hiệu Quang Tự thứ 12, đặt trên bàn đá cao. Dưới bộ lư, hai bên đặt chiếc kiệu lớn, sơn son, thếp vàng,dành để rước tượng bà trong những ngày đại lễ. Tại trung điện cótreo tấm hoành phi, ghi lại năm trùng tu xưa nhất, với hàng chữ “Hàm Hoằng Quang Đại”. Phần tiền điện có đặt hai trang thờ nhỏ hai bên cửa ra vào; bên phải thờ “Phúc Đức Chính Thần”; bên trái thờ “Môn Quan Vương Tả”. Phía sau cửa chính có hai tấm bia đá, ghi lại truyền thuyết về bà Thiên Hậu. Trên cửa, gần nóc là bức tranh lớn về ảnh “Bà Hiển Linh Trên Biển Cả”.
Trong đoàn di dân từ miền Trung vào Nam khai phá vùng đất mới, có cả người Việt và những người từ Trung Quốc đến Việt Nam định cư vào nhiều thời điểm khác nhau. Phật giáo (PG) sử có đề cập đến sự hiện diện của nhiều Thiền sư Trung Hoa đến Việt
Điểm dừng chân của các Thiền sư Trung Hoa vào Đàng Trong từ những thế kỷ XVI, XVII đã được ghi lại nhiều trên vùng đất Hội An thuộc Quảng Nam – Đà Nẵng. Ở miền Đông Nam Bộ, nhiều chùa cổ còn đặt bài vị và nhắc đến sự có mặt của Thiền sư Bổn Quả (đời thứ 32) và Thiền sư Nguyên Thiều, đời thứ 33 của dòng Lâm Tế. Chùa Đại Giác, chùa Kim Cang, chùa Long Thiền… ở tỉnh Đồng Nai, thuộc Cù lao Phố xưa, đã có dấu chân hoằng hóa và những ngôi chùa do các Thiền sư Trung Hoa khai sáng và trụ trì. Tuy nhiên, rất hiếm chùa còn liên tục truyền thừa và duy trì sinh hoạt, nghi lễ thuần túy cũng như sử dụng kinh sách chữ Hán cho đến hiện nay. Tìm lại vết tích ấy có thể nhắc đến vài ngôi chùa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh xưa. Trung tâm tụ cư quan trọng của cộng đồng di dân từ Trung Quốc sang định cư thuộc quận 5 ngày nay, những điểm tập trung đầu tiên của nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau là các hội quán. Nhiều người Hoa có tuổi hiện nay còn nhắc đến vài địa điểm lớn như Nhị Phủ miếu, Ôn Lăng hội quán, Thất Phủ Quan võ miếu… có các tu sĩ PG tạm trú.
Trước năm 1930, những tu sĩ Hoa theo đạo Phật sinh hoạt theo từng chùa thuộc tông phái là chính, chưa có tổ chức Giáo hội.
Năm 1945, Hòa thượng (HT) Thống Lương và Thanh Thuyền xây dựng chùa Nam Phổ Đà (quận 6). Cùng thời gian này, tại quận 11 có chùa Trúc Lâm do HT Lương Giác xây dựng; chùa Hoa Nghiêm (quận Bình Thạnh) do HT Thọ Dã (1952); chùa Từ Ân (quận 11) do HT Hoằng Tu (1955); chùa Vạn Phật (quận 5) do HT Diệu Hoa và Đức Bổn (1959); chùa Thảo Đường do HT Diệu Nguyên xây dựng vào năm 1960 ở quận 6…
Như vậy, giai đoạn giữa thế kỷ XX, PG trong cộng đồng người Hoa được phục hồi và phát triển hơn so với trước đó, và đã tạo tiền đề cho sự ra đời cơ cấu tổ chức của Giáo hội PG Hoa tông Việt Nam vào năm 1972, do HT Siêu Trần và Hòa thượng Thanh Thuyền đứng đầu. Lần đầu tiên, đạo Phật của các tu sĩ Trung Quốc truyền vào Việt
Về phương diện thờ cúng, chùa của người Hoa có đặc điểm tượng thờ được đặt trong khánh để đảm bảo sự tinh khiết. Hầu hết các tượng đều được đưa về từ nhiều nước như
Bia công đức là một điểm đặc thù trong các chùa miếu của người Hoa, ghi lại tên và số tiền quyên góp vào việc dựng và trùng tu chùa… Tùy theo từng nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi chùa có nét riêng trong đọc tụng lời kinh và pháp khí sử dụng theo phong cách riêng.
Ngoài một số chùa đặt tượng 18 La Hán, chùa Thảo Đường còn có tranh vẽ 500 La Hán, theo phong cách thờ La hán ở Trung Quốc. Hai vị Hộ pháp trong chùa Hoa là Vi Đà Hộ pháp và Già Lam Thánh chúng.
Phía sau các chùa Hoa thường có Diên sinh đường, nơi đặt long vị của cư sĩ có công lớn với chùa. Trên các long vị này thường thờ Phật Dược Sư. Tên gọi Diên sinh đường vì là nơi chú nguyện phước báu cho các cư sĩ còn sống được mạnh khỏe, trường thọ. Khi cư sĩ đã mãn phần, được đưa vào đặt tại Công đức đường. Vào những dịp lễ lớn, chùa Hoa còn tổ chức lạy các bộ sám lớn như sám Tam Thiên Phật, sám Vạn Phật, sám Lương Hoàng… Lễ tạ chư Thiên là lễ lớn và riêng có đối với các Tăng sĩ Phật tử theo PG Hoa tông. Lễ được tổ chức sau ngày lễ lạy sám trong năm. Lễ vật phong phú với 10 loại 24 thứ khác nhau.
Ảnh hưởng của phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian in đậm trong nghi thức thờ cúng tại chùa Hoa. Giấy tiền vàng bạc được xếp thành hình ống, đặt lên dĩa thành tháp 7 tầng, hoặc có dạng hoa sen… Trong PG Hoa tông, lễ quy y và thọ giới không tiến hành đồng thời như ở chùa Việt. Sáng xuất gia, chiều thọ giới. An cư kiết hạ không tập trung Tăng Ni cùng tu học mà nhập thất riêng, mỗi người tự ở hẳn trong Tăng đường; tùy phát nguyện có thể từ 49 đến 100 ngày. Lễ truyền và thọ giới thường có tục đốt liều trên đỉnh đầu. Một trong những nguyên nhân làm cho PG Hoa tông có số lượng tu sĩ ít ỏi vì việc tu hành đòi hỏi sự kiên trì, không được hoàn tục, “thọ” nhiều giới…, trong khi cộng đồng người Hoa thì có tục con cái đông đúc mới là nhà có phúc lớn!
Khi hành lễ, Phật tử thường mặc áo tràng đen. Lúc hành lễ, Tăng sĩ có tục bó ống quần để bảo đảm sự thanh khiết.
Một trong những nét đặc thù của PG Hoa tông là công tác từ thiện – xã hội. Nhiều hội đoàn được hình thành từ việc bảo đảm cuộc sống của cộng đồng từ khi mới sang Việt
Hoạt động từ thiện – xã hội được đẩy mạnh trong các chùa thuộc PG Hoa tông còn xuất phát từ quan niệm hoạt động từ thiện để lại phúc đức cho con cháu! Riêng trên địa bàn quận 5, nơi có đông người Hoa và chùa Hoa, đã có nhiều gương làm việc thiện, điển hình như Sư cô Tuệ Độ ở tịnh xá Quan Âm, có trên 1.000 hội viên; Từ Đức tịnh xá có Thượng tọa Tôn Thật là Trưởng ban Từ thiện của Báo Giác Ngộ. Tháng 12-1998 đại trai đàn chẩn tế kỳ an, kỳ siêu được tổ chức, do PG Hoa tông đề xướng, sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với bệnh nhân nghèo. Từ tiền ủng hộ của các tấm lòng từ thiện, ban tổ chức sẽ phát chẩn cho người nghèo sống lang thang. Trai đàn Vạn Nhân Duyên được tổ chức để gây quỹ xây dựng trường Chính Giác (quận 11), Việt Tú (Mỹ Tho), Quảng Triệu (Thủ Dầu Một)…
Về việc truyền thừa, PG Hoa tông vẫn tiếp tục kế truyền các Thầy Tổ thuộc “Ngũ gia tông phái” ở Trung Quốc. Tuy vậy, phổ biến tại Việt Nam chỉ có hai dòng phái Lâm Tế và Tào Động. Đa số Tăng Ni người Hoa đều được truyền theo bài kệ của Trí Thắng Bích Dung : “Trí Huệ Thanh Tịnh…” của dòng Lâm Tế. Riêng dòng Tào Động chiếm số ít hơn, theo bài kệ pháp phái Vĩnh Xương Cổ Sơn: “Huệ Ngươn Đạo Đại Hưng…”. Chùa Từ Đức (quận 5), chùa Thảo Đường (quận 6)… đều thuộc phái Tào Động.
Những đặc điểm nêu trên của PG Hoa tông ở Nam Bộ là những nét lớn, chủ yếu, còn được lưu giữ đến nay, tạo nên nếp sinh hoạt đặc thù trong cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ. Đặc điểm ấy là bản sắc văn hóa Hoa trong PG ở Nam Bộ, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Gọi PG Hoa tông, theo sự phân phái trước đây để dễ phân biệt với nhiều giáo phái có mặt ở TP. Hồ Chí Minh trước năm 1975. Ngày nay, với một Ban Quản trị, đại diện có HT Đức Bổn, PG Hoa tông trực thuộc Giáo hội PG Việt
Dù rằng gần 300 năm qua, đã có khá nhiều ngôi chùa Hoa do các Thiền sư Trung Hoa sang truyền đạo đã dần dần bị biến đổi theo xu thế Việt hóa, nhiều lớp đệ tử của Sơ Tổ Nguyên Thiều đã là những Thiền sư Việt Nam, nhưng do quá trình cộng cư của hai cộng đồng Hoa – Việt mang tính hòa hợp, cố kết và tự nguyện nên những nét đặc sắc trong văn hóa PG vẫn còn được lưu giữ và được phát huy, nhất là trong lĩnh vực từ thiện – xã hội, đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; mang lại sự giàu mạnh và thịnh vượng cho đất nước mà người Hoa là thành viên trong cộng đồng 54 dân tộc nước .
So với những kiến trúc ở miền Bắc và miền Trung thì chùa chiền ở miền Nam Việt
Những công trình điêu khắc, kiến trúc và hội họa trang trí trong ngôi chùa như đã thấy hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện từ 1900 trở về sau mà thôi. Từ cổng chính đi vào, qua tam quan thì trông thấy một cây bồ đề to lớn, được mang từ Ấn Độ sang vào năm 1902 do Hoà thượng Quảng Lạc cúng dường sau chuyến hành hương sang Phật tích. Cạnh cây bồ đề có nhiều ngôi tháp và miễu nhỏ thờ cúng những người góp công của trong đợt trùng tu sau này. Tháp thờ hoà thượng Quảng Lạc được xây dựng công phu bên cạnh chùa. Một pho tượng toàn thân của đức Quan Thế Âm Bồ tátngay vào con đường dẫn vào chính điện của chùa GiácLâm.
Những công trình kiến trúc cũng như điêu khắc hội họa khác ở mái chùa, cột chùa cũng như chung quanh chùa đều kết bằng sành sứ, muôn màu muôn vẽ, như những kiến trúc Trung Hoa hiện nay.
Vì ngôi chùa được quản trị do một Hội đồng Tín Hữu người Hoa Kiều gốc Quảng Đông hiện nay, cho nên những nghi thức hành lễ, cầu siêu, cầu an, đại trai đàn chẩn tế, lễ xá tội vong nhân, những ngày chính lễ Phật Giáo đều được cử hành theo đúng nghi thức tụng niệm Trung Hoa. Chúng ta có thể nhìn vào cách thờ phượng trong chùa thì rõ.
Chính điện thờ đức Phật Thích Ca trong tư thế Cửu Long tức là đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni. Đi sâu vào thì có tượng đức Phật Di Đà và Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, hai đức Phật biểu hiện cho quá khứ và cho vị lai của đức Thế Tôn. Những pho tượng kể trên đều được thỉnh từ Trung Hoa sang cho nên mọi đường nét đều trình bày tỉ mỉ, rườm rà và pha trộn những mô hình khác nhau.
Đặc biệt hơn hết là màu sắc trang trí vô cùng rực rỡ. Bên tả thờ đức Quan Công cùng với Trương Phi và Lưu Bị trong tư thế hành động cho nên rất linh hoạt, sống động lạ thường. Bên hữu thì thờ Quan Âm Thị Kính trong truyền thuyết bình dân. Ngài ngồi trên toà sen màu trắng trong, chung quanh có những vầng hào quang sáng chói. Một phần bên trái của hương án thờ chính, còn có bàn thờ đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; bên trái có tượng của Thái Thượng Lão Quân; bên phải là tượng của Tam Đại Chính Thần tức là 3 vị hộ pháp cho đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Tất cả trở thành một cảnh trí trong huyền thoại mang tính chất bình dân.Trên chính điện có một toà linh đăng do 49 ngọn đèn chạm trổ công phu kết lại. Theo giải lý đây là biểu tượng của 49 cõi của cảnh giới cực lạc cung trời Đâu Suất đang chiếu sáng khắp mọi nơi. Vì chịu ảnh hưởng tín ngưỡng bình dân, cho nên phíaphải của chùa có nơi xin xăm, xin quẻ, thu hút rất đông đảo thiện nam tín nữ đến hành lễ và cầu xin, bói quẻ. Bài thơ của thiền sư Trung Hoa Thích Pháp Quang của Tổng Hội Phật Giáo Đài bắc khi đến viếng thăm ngôi chùa này được thoát dịch như sau:
Cảnh trí uy nghiêm, chốn nhiệm mầu, Hồi chuông Bát Nhã gửi về đâu? Ba ngàn thế giới mong siêu thoát, Một chốn trang nghiêm thoát bể dâu.
Trong chuyến vân du này, thiền sư cũng trao tặng nhiều kinh sách và pháp cụ cho chùa. Liên hệ của chùa Giác Lâm với Giáo Hội Đài Bắc rất chặt chẽ.
Nhìn đại thể về kiến trúc và cách thờ phượng thì chùa Giác Viên và Giác Lâm có nhiều điểm tương đồng và cũng được quản trị do một Hội đồng người Hoa gốc Phúc Kiến tại Chợ Lớn. Chùa Giác Viên toạ lạc tại khu Đầm Sen thuộc Quận 11 TP. Hồ Chí Minh. Theo những tài liệu và di chỉ còn lưu lại tại ngôi chùa này viết bằng hán văn thì chùa Giác Viên được xây vào năm 1793, trong thời kỳ chúa Nguyễn Ánh đang khởi binh đánh Tây Sơn. Chúa Nguyễn cũng nhiều lần đến trú ngụ trong khuôn viên của ngôi chùa. Hai đạo dụ sắc phong đời Gia Long chứng tỏ được điểm lịch sử này. Hoà Thượng Thích Hải Tịnh gốc Trung Hoa là người đứng ra cổ động xây dựng và sáng lập ngôi chùa này,trước khi giao lại cho một Hội đồng cư sĩ điều hành. Hoà thượng Hải Tịnh viên tịch vào tháng ba năm 1819 dưới đời vua Gia Long và cũng được nhà vua sắc phong là thánh sư.
Địa chỉ ngôi chùa hiện nay là 161/25/20 đường Lê Đại Hành. Phía ngoài có một cổng lớn, rồi qua một con đường khá lầy lội, trước khi đi vào sân chùa. Chung quanh sân chùa có nhiều ngôi mô xây bằng đá và nhiều bửu tháp nhỏ. Nơi đây thờ những vị sư kế tiếp nhau trụ trì, cùng những cư sĩ có công điều hành ngôi chùa qua những giai đoạn khó khăn khác nhau. Ngay trước cửa đi vào chính điện, có một chiếc lư lớn mà khách thập phương thường lên nhang đèn trước khi đi vào chính điện. Đây cũng là một trong những nơi lễ bái cầu phước của thập phương.
Đi vào chính điện, sẽ thấy nhiều bàn thờ sắp đặt qui mô. Thoạt tiên là bàn thờ và pho tượng của Hoà Thượng Hải Tịnh, vị khai sinh của ngôi chùa. Các hình vẽ khác nhau về vị sư này qua nhiều tư thế, do những danh họa Trung Hoa trình bày. Một bàn thờ đối diện với chính điện là các vị Thập Bát Kim Cương, các vị thần bảo vệ cho đức Phật như thường thấy ở những chùa miền Bắc đời Lý, Trần. Hai bên trái và phải là hình của Diêm Vương Thập Điện, tức là 10 vị phán quan của Âm Phủ. Đây là nơi cúng tế cho những vong hồn vừa khuất. Những bức tranh phát họa khung cảnh này được treo chung quanh điện thờ, với những chú thích nội dung của từng bối cảnh một.
Phía chính điện rộng lớn ở chính giữa có bàn thờ của đức Thích ca Mâu Ni cùng 12 vị Phật và Bồ Tát khác. Những tượng đó của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát…Trong chùa có nhiều câu đối, do những Phật Tử từ Hồng Kông, Đài Loan và
Chùa Ngọc Hoàng, còn có tên là Phước Hải Tự là một trong ba ngôi chùa lớn do Hoa Kiều xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh (bên cạnh chùa Giác Lâm và chùa Giác Viên). Hội Tương tế Triều Châu quản trị toàn bộ những sinh hoạt và tài chính, trùng tu ngôi chùa này. Toàn thể ngôi chùa toạ lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu ở vùng Dakao. Những khách thập phương đến lễ bái chùa Ngọc Hoàng có thể đi vào chùa theo hướng của số 20 đường Điện Biên Phủ vào.
Hội đồng Tín đồ Phật Giáo Triều Châu hiện nay lo việc quản lý và trách nhiệm với chính quyền ngôi chùa này sau khi được chính quyền địa phương trao lại. Chế độ bán tự trị được tổ chức trong vòng hai năm gần lại đây. Như tên gọi, trọng tâm chính của ngôi chùa này là thờ phượng đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và chư thánh trên thiên đình, dưới chín tầng địa ngục… theo quan niệm của đạo Lão là chính; sau đó mới giành một phần để thờ Phật, nhất là hình tượng của đức Phật Bà Quan Thế Âm. Chùa được xây cất lần đầu tiên vào năm 1909, nhưng sau đó thì trải qua nhiều cuộc trùng tu, xây dựng bổ túc thêm tiền đình và hậu tổ, mới có được cảnh quan như ngày hôm nay. Chùa có khả năng thu hút khách thập phương, không ngày nào là không cúng lễ hương khói trong vùng Dakao.
Trên tổng thể, những phần chính của chùa Ngọc Hoàng bố cục như sau: Từ cửa chính đi vào bên trong, thoạt tiên có hai bàn thờ nhỏ bên ngoài; một bên thờ Môn thần và bên kia thờ Thổ thần. Đây là hai vị thần canh giữ ngôi chùa chống lại những tai kiếp từ nhiều phía đến, như quan niệm thờ cúng của người Trung Hoa. Một chiếc hộp Phước Sương lớn được đặt ngay nơi cúng bái để khách thập phương cúng lễ hương khói dễ dàng. Trước hết là bàn thờ của chư Phật, từ ngoài vào trong thấy có: Phật Mẩu Chuẩn Đề, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Phật Di Lặc, Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương và đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
Đức Thích Ca Mâu Ni tại chùa này chỉ được thờ ở một góc của những vị Phật kể trên, khác với cách bài trí của tất cả ngôi chùa khác. Vào trong thêm nữa là ba bàn thờ dùng để dâng hương hoa quả phẩm. Đi vào sâu cũng là chính điện là nơi thờ những vị Phật và Thần liên quan đến đến Ngọc Hoàng như Tứ đại Kim Cang, Đại Vương Minh Quang, Phật Mẫu Chuẩn Đề, Nam Tào, Bắc Đẩu.
Ngôi tượng Ngọc Hoàng ở phía giữa lớn nhất, uy nghiêm nhất và trang hoàng nhiều nhất. Hai hàng phướn rủ xuống hai bên tượng đức Ngọc Hoàng, có hai hàng chữ Vô lượng công đức và bên kia Tam thế cứu nhân, như những ngôi thờ Ngọc Hoàng khác tại các ngôi miếu Việt
Phần bên trái của chính điện có một phó điện để thờ những cô hồn uổng tử người Hoa trên đường đi tìm những vùng đất để phát triển trong toàn vùng Đông Nam Á Châu. Quang cảnh nơi đây cũng khá trang nghiêm dùng trong những lúc lên đồng bóng. Thành thử chính điện của căn này thờ đức Thanh Hoàng là chính yếu.
Hai bên tượng Thanh Hoàng có tượng Âm Quan và Thưởng Thiện, Phạt Ác là những vị thần điều động mọi việc xử lý của đức Thanh Hoàng. Hai bên phía ngoài có 10 tượng khác trình bày 10 cảnh trí của điạ ngục mà người chết sẽ phải trải qua trước khi được đầu thai. Những hình ảnh được mô tả theo lối hiện thực và bình dân. Ra phía ngoài, có tượng của đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và đức Quan Âm nhưng lấy theo ý nghĩa của Quan Âm Thị Kính. Kim Hoa Thành Mẫu, thường được tôn xưng là pháp chủ của nữ giới được đặt ở ngoài cùng và được thờ bái vô cùng trang nghiêm. Qua những hình thái trên đây, ta có thể thấy được những đường nét chính như sau:
– Chủ yếu là thờ vị Ngọc Hoàng Thượng Đế của đạo Lão và những vị thần chung quanh Ngọc Hoàng.
– Mặt khác chùa cũng thờ nhiều Phật Bà Quan Thế Âm dưới những thể hiện và xuất xứ khác nhau. – Những tượng Phật kể cả đức Phật Thích Ca chỉ là phụ, trong mục đích tạo thêm danh nghĩa là cảnh chùa.
– Dân chúng thường xuyên đi lễ bái chùa này là người bình dân, xin xăm, cầu quẻ, mong sao có được những kết quả tốt trong những ngày tới.
Qua những cách bố cục như thế, chùa Ngọc Hoàng là một hình thức cầu kiến, bốc phệ, mê tín dị đoan hơn là tu tâm dưỡng tánh.
Nguồn tài liệu:
Hải ngoại ký sự – Thích Đại Sán – VHAC xuất bản – 1952
Histoire du Vietnam – TS Lê Thành Khôi –
Các dân tộc ít người – Tập II – Nhiều tác giả – Hànội 1973
Tuyển tập Hội thảo “Người Hoa ở Việt
Ô Châu cận lục – Bản dịch Á Nam Trần Tuấn Khải – Nha Học Liệu bộ GD- 1966