Ngôi chùa được dựng lên trong giai đoạn đầu tiên bắt nguồn từ một giấc mơ. Tương truyền rằng: vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất (1049), vua Lý Thánh Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm hiện ra, cầm tay nhà vua dẫn lên toà sen. Khi tỉnh dậy nhà vua đã đem toàn câu chuyện kể cho triều thần nghe. Có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuế được nhà vua triệu kiến vào kinh để hiểu thêm ý nghĩa. Nhà sư đã khuyên nên xây chùa ở trên cột đá giữa hồ làm toà sen thờ đức Quan Âm. Khi xây cất xong, nhà vua lại sai lập trai đàn chẩn tế để cầu cho nhà vua được sống lâu. Vì thế có tên là chùa Diên Hựu.
Năm 1105, vua Lý Nhân Tông ban sắc chỉ cho sửa chữa lại toàn bộ ngôi chùa này, trước sân lại còn cho xây thêm một bửu tháp theo mô hình kiến trúc Champa kiểu Po Nagar. Ba năm sau đó, Ỷ Lan Phu Nhân cũng cho đúc một quả chuông rất to, tương truyền là nặng đến một vạn hai nghìn cân. Chuông này có tên là Giác Thế Chung, ngụ ý là tiếng chuông sẽ thức tỉnh người trên cõi đời. Chuông này được liệt vào một trong “Tứ đại khí” trong thời bấy giờ. Nhưng sau khi hoàn thành thì chuông gióng lên không kêu liền cho đem bỏ ngoài ruộng, có nhiều rùa. Chuông có tên là chuông Quy Điền. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông ngôi chùa này tu bổ đã cho xây 2 ngọn tháp chỏm trắng. Một số giả thuyết cho rằng chùa trước lớn hơn bây giờ, nhưng không có bằng chứng rõ ràng. Chùa xây trên trụ đá hình bát giác, mỗi cạnh có một khối gỗ chống từ cột lên xà ngang. Từ xà ngang hướng lên phía trên có 8 cột chống.
Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ XII to lớn, lộng lẫy hơn như hiện nay rất nhiều. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh chủa Long Đọi (Nam Hà), dựng vào muà thu năm 1121, mười sáu năm sau khi chùa mới hoàn thành, đã cung cấp cho ta hình ảnh chân thực về ngôi chùa Một Cột đời Lý như sau: “Lòng sùng kính đức Phật, dốc lòng mộ đạo nhân quả, hướng về vườn Tây Cấm nổi danh, xây ngôi chùa Diên Hựu. Theo dấu vết chùa cũ, cùng với ý mới của nhà vua (Lý Nhân Tông). Sáng “Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đoá sen nghìn cánh, trên bông sen đứng vững toà điện màu xanh, trong điện đặt pho tượng vàng nhân đức, vòng quanh hồ là hai dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp lưu ly. Hàng tháng, vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hằng năm theo dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu dài, bày chậu thau làm lễ mộc dục (tắm Phật). Trang sức pho tượng tinh tế, biểu lộ tướng mạo của năm loại chúng sinh…”
Qua văn bia mô tả như đoạn trên, cho thấy rõ là Liên Hoa Đào đời nhà Lý to hơn chùa ngày nay gấp bội. Thậm chí ngôi chùa này đời nhà Trần cũng không còn là dáng dấp của đời Lý nữa. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại – năm 1249 – rằng: “Mùa xuân, tháng giêng, đã sửa chữa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ”. Chùa đã qua nhiều đột trùng tu. Đợt sử chữa lớn nhất vào năm Thiên Ứng Chính Bình thứ XVIII (1249) gần như làm lại toàn bộ. Vào đời Lê triều đình cũng nhiều lần cho tu sửa, lại thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1838, tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông, cửa tam quan. Năm 1852, bố chính Thất Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864, tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ bát giác để đỡ toà sen, chạm trỗ thêm công phu tráng lệ. Cũng cần nhắc thêm rằng vào năm 1954, trước khi rời khỏi Hà Nội, quân Pháp đã cho đặt mìn phá đổ. Năm 1956, chùa được sửa lại, theo kiểu mẫu cũ để lại đời Nguyễn.
Chùa Một Cột là đề tài cho nhiều giới văn học, nghệ thuật trình bày. Nhà sư Huyền Quang (1254-1334) đời Trần đã viết:
Vạn duyên bất nhiều thanh giã tục
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.
Có nghĩa:
Mọi duyên không bợn, ngăn lòng tục,
Phiền não quấy rầy, rộng nhãn quang.
Chùa cất theo bố cục hình vuông; các góc đều được trang trí khá tinh vi. Mái được lợp ngói uyên ương (âm dương) ở phần chính điện và ngói ngang ở phần sau. Từ bờ hồ đi vào có xây một bậc thang dùng làm lối đi chính vào chùa. Cho đến thế kỷ XV, quân Minh đem quân sang xâm lăng nước ta, chiếm được thành Đông Quan (tức là Hà Nội sau này). Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn ra chống lại quân thù, bao vây thành lũy của chúng rất gấp. Vì thiếu vũ khí đạn dược, cho nên tướng Minh là Vương Thông đã sai quân lính đem phá hủy chuông này để lấy đồng đúc khí giới.
Lê Lợi thắng giặc đem lại thịnh trị cho đất nước, nhưng chuông Quy Điền thì đã không còn lại nữa. Chùa Một Cột được trùng tu nhiều lần, nhưng quan trọng nhất là cuộc đại trùng tu vào những năm 1840 cho đến 1850 và cuối cùng là năm 1920 sau này nữa. Đài Liên Hoa còn sót lại ngày nay cũng là do cuộc trùng tu theo mẫu cũ vào năm 1955. Đài này xây theo hình vuông, mỗi cạnh đo được 3 mét, có mái cong theo kiến trúc Trung Hoa, được dựng trên một cột cao 4 mét, đường kính vào khoảng 1,2 mét gồmcó hai trụ đá ghép lại với nhau, thành một khối khá hoàn chỉnh. Tầng trên của chùa là một khung gỗ khá kiên cố, đỡ ngôi đài.
Mái chùa được lợp bằng ngói, bốn góc được gặp cong vút lên. Trên mái có tạc hình Lưỡng long triều nguyệt bằng những mảnh sành sứ ghép lại với nhau khá tỉ mỉ.
Từ xa nhìn lại thì ngôi chùa này có dáng một toà sen đang vươn thẳng lên; chung quanh có hàng lan can bằng bằng những viên gạch được tráng màu xanh. Con đường đi qua hồ theo một lối đi nhỏ hơn, lót bằng gạch, rồi một cầu thang lên Phật Đài. Chùa Một Cột đã trở thành một biểu tượng của những ngôi cổ tự Việt
Về hình dung của ngôi chùa này đã có những lập luận khác nhau. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục, trên nguyệt san Văn Hoá Á Châu (số 16) thì “Kiểu dáng của một chùa này đã gợi lên hình ảnh Linga – Yoni của Ấn Độ Giáo”. Linga là một từ Phạn cổ, thường được dịch là dương vật, mặc dù một số học giả phủ nhận điều đó. Ở Ấn Độ, “Linga” thường có hình trụ, đỉnh hình bán nguyệt, dựng trên một cái bệ có khe hay một bồn nước, gọi là “Yoni”, từ này có nghĩa là âm hộ. Đôi khi, Linga có một chỗ lõm ở giữa để đặt một tượng Shiva… Nhưng ngay sau đó, trên tuần báo Sáng Dội Miền Nam (12-4-1956), Lê Văn Siêu đã phản bác lại: “Quan điểm Linga – Yoni được gán cho hình ảnh của chùa Một Cột là thiếu chính xác. Chùa được xây từ đời nhà Lý là giai đoạn cực thịnh của Phật Giáo, không hề có ảnh hưởng hay liên hệ gì với Ấn Giáo. Thậm chí ý nghĩa “phồn thực” (théory de fertility) của người bình dân cũng không ảnh hưởng gì đến giá trị tâm linh của một ngôi chùa…” (trang 14). Các triết gia Ấn Độ thường cho rằng: Hình ảnh trừu tượng này biểu thị tốt hơn sự vô hình của thần thánh muôn hình vạn trạng và chi phối mọi vật, biến hóa mọi nơi.
Chùa Một Cột đã được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962.
Di tích Phật pháp chùa Một Cột
Ở thôn Yên Thành có chùa Nhất Trụ (chùa Một Cột) trước cửa chùa vẫn còn giữ được một trụ kinh Thủ Lăng Nghiêm bằng đá hình bát giác. Những chữ còn đọc được cho ta biết cột kinh này được làm vào khoảng năm Lê Đại Hành thứ XVI (năm 995).
Cột kinh chùa Một Cột này có chiều cao khoảng 4 mét, giồm có 6 bộ phận: tảng đế vuông, đế tròng, than bát giác, bông hoa đá tám cánh và đỉnh hồ lô. Tất cả các bộ phận gắn liền với nhau hoàn toàn không sử dụng đến chất kết dính, nhưng vẫn được vững vàng, trải qua nghìn năm, gió mưa bão lụt, mà cột kinh linh thiêng này vẫn còn đứng vững.
Tảng đế vuông dày 30cm, kích thước của mỗi chiều đo được 140cm, có lỗ mộng tròn ở giữa.Đế tròn có đường kính là 76cm, dưới đáy đế có ngõng lắp vừa khít vào lỗ mộng ở tảng đế vuông. Trên mặt đế tròn có lỗ mộng sâu 9cm. Hai đầu cột đều có ngõng cắm vào đế và thớt. Thớt bát giác dày 13cm, số đo qua tâm hai mặt đối diện là 69cm, mặt dưới có lỗ mộng ngậm khít vào ngõng trên của thân bát giác. Bông hoa đá cao 26cm, có đường gờ miệng uốn lượn tạo nên 8 đỉnh nhọn, phía dưới bông hoa thu nhỏ hình tròn, mặt trên bông hoa đá có lỗ mộng tròn để gắn chóp. Chóp hình chiếc hồ lô thóp bụng, miệng tù, cao 80cm, đường kính 30cm.
Bao quanh đế cột có vòng cánh sen, đường kính đo được 107cm, với tổ hợp 22 cánh đơn, chiều dài của mỗi cáng vào khoảng 15-17cm, chiền rộng là 13cm. cánh sen hình thon, trông tựa như cánh sen trên những tảng đá làm bậc đi tong động An Tiêm (tương truyền đây là nơi vua Đinh dùng để nhốt hổ báo, trừng trị những người có tội nặng).
Căn cứ theo những chứng liệu lịch sử nghệ thuật Việt
Trên tám mặt của thân hình bát giác khắc đầy những chữ Hán không còn được nguyên vẹn, ước chừng đến 2.500 chữ; những chữ còn đọc được hay có thể nhận dạng có chừng 1.200 chữ mà thôi.
Nội dung của bài văn trên thạch kinh này, theo nhiều nhà nghiên cứu Phật Học, vốn là bài kinh “Đà Ra Ni” và kinh “Thủ Lăng Nghiêm”. Kinh Đà Ra Ni vốn viết bằng chữ Phạn, lại càng khó để nhận dạng hơn. Nội dung của cả hai bài kinh ca ngợi sự bền vững của Giáo lý đức Phật, sự to lớn bao trùm vạn vật của Phật pháp.
Về phương diện cấu trúc, thì hai bài kinh và phong cách trang trí trên cột kinh lại không hoà hợp với kiến trúc chùa Nhất Trụ. Điều này có thể giả định thời điểm của hai công trình không trùng khít nhau.
CHÙA MỘT CỘT Ở MIỀN
Khi nói đến thắng cảnh miền Bắc Việt
Người khởi xướng và điều hành công trình khuôn rập này là Hoà thượng Thích Trí Dũng. Nam thiên Nhất Trụ Tự toạ lạc tại số 511 đường Nguyễn Du trong địa phận của Thủ Đức, nay nằm trong khu vực của TP. Hồ Chí Minh.
Ngôi chùa này được nghiên cứu và chuẩn bị mọi chi tiết từ lâu và mãi đến năm Mậu Tuất (1958) mới có thể khởi công xây cất. Công trình này kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức thiết kế đồ án, nhưng trong thời kỳ đó hai miền Nam Bắc tách rời nhau nên chỉ nghiên cứu qua những tư liệu sách báo ghi chép trong Viện Nghiên Cứu Đông Dương (Société Des Etudes Indochinoises) mà thôi.
Một số chi tiết được cải biến để thích hợp với khu đất này. Do những biến chuyển của hoàn cảnh diễn ra cho nên mãi cho đến năm 1977, tức là 19 năm sau đó, ngôi chùa này mới được hoàn tất và khánh thành.
Du khách đến vãn cảnh chùa này, đi vào cửa tam quan khá cao, rồi tiến thẳng vào một hồ vuông rộng được gọi là hồ Long Nhãn (Mắt rồng), như kiểu chùa Linh Chiểu ở miền Bắc. Trong hồ có thả nhiều loại cá và rùa, trông thật vui mắt. Nam Thiên Nhất Trụ tự nằm ngay giữa hồ này.
Kiến trúc toàn bộ chân chùa bằng bê tông cốt thép giả làm gỗ như chùa nguyên thủy của nó. Cũng như chùa Linh Hựu đời vua Lý Thái Tông, chùa này thờ đức Quan Thế Âm Bồ tát. Về phía bên phải, có môt hồ nước nhỏ; ở giữa có tượng đức Quan Thế Âm dựng đứng lên, tay cầm bình cam lộ, tay kia cầm cành dương liễu đang rưới nước xuống hồ.
Ngôi Tổ đường được xây dựng rất trang nghiêm; nơi đây thờ ngài Đạt Ma tổ sư thiền phái. Ở ngay giữa tổ đường có một sập gụ và bộ trường kỷ bằng loại gỗ cẩm lại, chạm trỗ rất công phu, chỉ giành để tiếp hàng Giáo phẩm cao cấp trong giáo hội Phật Giáo mà thôi. Hai bên có hai dãy bàn ghế giành để tiếp những vị khách đến vãn cảnh chùa. Một tủ sách chứa nhiều tư liệu nghiên cứu Phật Giáo quý báu được kê về phía trái của ngôi Tổ đường này. Ngoài ra, còn có văn phòng của Hoà thượng viện chủ nằm về phía kế cận.
Đằng sau là thiền đường, khách sảnh và tăng xá, được tách chia từng phần với đầy đủ tiện nghi và sắp xếp rất kỹ lưỡng. Trước sân của Giảng đường có tượng của đức Đương Lai Hạ sinh Di Lặc Tôn Phật. Gác chuông chùa này được thiết kế bên trái của hồ Long Nhãn. Ngoài ra còn có ngôi bảo điện của chùa tức là Diên Hựu Tự tọa lạc ở phía sau của chùa, thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và những tượng của Thiên Long.
Du khách còn thấy được tượng đài của đức Phật Di Đà cao trên 7 mét và tượng của Địa Tạng Vương Bồ tát cao trên 4 mét nằm về phía bên trái của ngôi chính điện. Phía sau của chính điện có nhà lưu niệm, tàng trữ những bảo vật liên quan đến chùa và cũng là nơi tham cứu của những nhà văn hoá khắp nơi muốn đến tìm hiểu những tư liệu chung quanh ngôi chùa này. Về phía trong cùng thuộc khuôn viên của Nam Thiên Nhất Trụ Tự là khu Ni Xá.
Ngôi nhà Trù cũng trong khu vực này giành cho những người đến làm công quả giúp cho chùa. Nhìn toàn cảnh thì công trình thiết kế và xây dựng ngôi chùa này rất công phu, tỉ mỉ, trên nhiều cơ cấu; nghiễm nhiên trở thành một thắng cảnh của thành phố hiện nay, kể cả sự thu hút những khách từ miền Bắc nữa.
Những ngày lễ chính cũng như những ngày cuối tuần, khách vãn cảnh từ nhiều nơi, kể cả những người ở nước ngoài, đến đây để tìm được những cảnh trí trang nghiêm, mô thức kiến trúc và điêu khắc rất đẹp đẽ.
Nam Thiên Đệ Nhất Trụ là một cách thử nghiệm thành công trong cách phục hoạt lại những danh lam cổ tự nổi tiếng Việt
Tài liệu tham khảo:
Essais sur l’art annamite – Louis Bezacier –
Les pagodes de
Le Bouddhisme en
Le Panthéon des pagodes bouddhiques du Tonkin – Louis Bezacier –