Chùa Đồng Yên Tử hoàn toàn khác biệt bất cứ công trình đúc kim loại nào trên thế giới, kể cả kiến trúc và điêu khắc mỹ thuật. Đó là vẻ đẹp vừa khoe khoắn, vừa mềm mại bay bổng.
Người đời từng ví, Yên Tử là một đài sen khổng lồ và chùa Đồng là bông sen ngự trên đài sen huyền diệu của chốn Thiền lâm.
Nguyên khởi, chùa Đồng còn có tên là Thiên Trúc tự (chùa Thiên Trúc) mang tên đất nước của Phật Tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni, nước Thiên Trúc (Nepal – Ấn Độ) do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17).
Chùa được đúc bằng đồng, ban đầu chỉ là một cái khám nhỏ do một người chui không lọt.
Đến năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng, bão làm bật mái chùa sau bị kẻ gian dỡ phần còn lại chỉ để lại dấu tích các hố chôn trên mỏm đá.
20 năm sau, vào mùa Đông 1930, bà Bùi Thị Mỹ tự chùa Long Hoa tái tạo chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng trên một hòn đá vuông cao quá đầu người ở vị trí chùa Đồng cũ.
Đến năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam, một Việt kiều ở Mỹ, cùng các phật tử ở hải ngoại phát tâm đúc lại chùa mới kiến trúc hình chứ Đinh theo dáng một bông sen nở, ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá trổ hình hoa sen cách điệu, đặt ngay bên cạnh ngôi chùa Đồng bằng bê tông xây dựng đầu thế kỷ XX.
Theo tinh thần, hai chùa quy vào một khối, không để Phật tử và nhân dân phải thờ hai chùa Đồng cùng một lúc, thực hiện quyết định số 3325/QĐ-UB ngày 29/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh Phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo tại chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, thị xã Uông Bí và giao cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư theo phương thức xã hội hóa, tiến sĩ Phật học Đại đức THích Thanh Quyết chịu trách nhiệm quản lý.
Chùa Đồng mới diện tích gần 20m2, cao gần 4m, lấy theo mẫu chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh), được đục thành nhiều chi tiết khác nhau (hoa văn, họa tiết, mộng mẹo, v.v…)như một ngôi chùa gỗ, sau đó vận chuyển và lắp đặt trực tiếp trên đỉnh Yên Tử.
Toàn bộ chặng đường vận chuyển chùa Đồng là 3500m hướng tới dộ cao 1068 m so với mực nước biển, đơn vị thi công tiến hành đóng cọc trụ tại sáu điểm dọc đường từ chùa Giải Oan lên đến chùa Đồng rồi lắp đặt hệ thống cáp tời vận chuyển nguyên vật liệu và các chi tiết đúc.
Để tăng tính chịu lực và đảm bảo sự bền vững cho công trình, Công ty Xây dựng Mỹ thuật Hà Nội đưa những ống thép inox vào trong lòng ống đồng theo phương pháp ống lồng ống nhiều lớp và tạo những chân đế dày, rộng rồi xiết chặt mỗi chân đế bằng sáu chiếc bu lông loại 8-12 phân khoan gắn vào nền móng đá.
Công trình có thể chịu đưng được gió bão trên cấp 10. Về mỹ thuật, công ty có đội ngũ họa sĩ, điêu khắc gia lành nghề nên đáp ứng được những yêu cầu ban dự án đưa ra. Những họa tiết, hoa văn chùa Đồng mô phỏng theo nguyên mẫu của thời Trần.
Toàn bộ chùa Đồng được đúc theo phương pháp thủ công truyền thống do hiệp thợ của làng nghề đúc đồng Ý Yên (Nam Định) đảm nhận.
Nếu đúc tượng, đúc chuông đã khó nhưng có thể đúc một lần ăn ngay. Còn đúc chàu Đồng với hơn 6000 chi tiết đương nhiên khó hơn 6000 lần vì độ co ngót của đồng ở từng bộ phận, cấu kiện cũng khác nhau.
Tiến sĩ Phật học Đại đức Thích Thanh Quyết từng chủ trì đúc pho tượng Phật ADIĐÀ nặng 30 tấn – lớn nhất Việt Nam ở chùa Non (Sóc Sơn – Hà Nội) cho biết, công trình chùa Đồng là sự hội tụ Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa.
Về thiên thời, suốt 15 tháng thực hiện dự án, công trình phông phải chịu cảnh mưa bão. Chưa nao giờ Yên Tử có mùa đông không có mưa phùn như năm nay.
Đúng ngày cất nóc cũng cũng là ngày giỗ tổ Trần Nhân Tông (mồng Một tháng 1 âm lịch) trời bỗng sáng rực lên, đứng từ xa chục cây số cũng thấy được chùa Đồng.
Về địa lợi, đây là một trong phúc địa đứng đầu cả nước, các triều đại có các bậc minh sư tu hành, có nhiều cống hiến cho đời cho đạo.
Về nhân hòa, hầu hết người trong ban dự án và những người thực hiệnđều đồng tâm, đồng chí vào công việc cho công trình Phật sự được viên thành, tố hảo trong lúc khó khăn về vật chất và giá cả nguyên vật liệu tăng gấp đôi.
Chùa Đồng mới rất xứng đáng với vị trí khu danh thắng Yên Tử và tôn thờ công đức vĩ đại của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni và đức Điều Ngự đầu đà – Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm cùng hai vị tôn giả (Pháp Loa, Huyền Quang).