Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Chùa Di Đà: Ngôi chùa với lối kiến trúc độc đáo bậc...

Chùa Di Đà: Ngôi chùa với lối kiến trúc độc đáo bậc nhất xứ sở sương mù

562

Chùa Di Đà thuộc buôn Đăng Đừng, xã Đạ Tồn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách TP. Bảo Lộc khoảng 30 km. Chùa được xây dựng từ năm 2005 với diện tích khoảng 13 ha, đây là nơi tu học, hành trì của đạo tràng phật tử người Kinh, Châu Mạ, Tày, K’ Ho.

Để đến chùa, bạn hãy hỏi đường đi về phía thác Đamb’ri từ trung tâm thành phố. Tiếp đó hãy chú ý biển báo và rẽ phải vào Hoa Viên Địa Tạng Vương và đi thẳng men theo con đường đất đỏ khoảng 5km là bạn có thể đến được chùa Đăng Đừng. Trên đường đi bạn có thể ghé thăm những thắng cảnh tuyệt vời như thác Đamb’ri, nông trường trà Tam Dương, Thịnh Thái, …

Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 2005 với diện tích ban đầu lên đến 13ha. Đây là một công trình kiến trúc Phật Giáo độc đáo lớn nhất tại Bảo Lộc, là sự kết hợp từ phong cách Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên cổ truyền. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi sinh hoạt và tu tập của đạo tràng Phật tử đến từ các dân tộc trong vùng.

Cổng chùa Di Đà.

Cổng chùa Di Đà.

Khuôn viên chùa Di Đà

Chùa Di Đà với quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà phong cách kiến trúc Phật Giáo, Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên. Ngay khi đặt chân vào tham quan chùa, du khách và Phật tử sẽ bắt gặp đầu tiên là những đồi chè xanh rộng bạt ngàn bao phủ xung quanh khuôn viên của chùa. Từ cổng chính của chùa là bậc thang đi xuống với hai bên là những thửa ruộng chè xanh, hai hàng cau xếp thẳng tắp tạo thành thế đối xứng trông khá đẹp mắt. Tiểu cảnh hồ sen, cầu thang bộ nhỏ giống như những ngôi chùa khác của Việt Nam.

Bậc thang từ cổng vào khuôn viên chùa.

Bậc thang từ cổng vào khuôn viên chùa.

Đi sâu vào bên trong một chút, ngay bên trái là một điện thờ nằm giữa hồ lớn có lối đi bộ sang có kiến trúc giống chùa Một Cột ở Hà Nội. Chùa có sân để xe khá rộng, lối đi lên chánh điện hai bên là tượng hai con voi lớn nằm quay mặt vào nhau trông rất uy nghiêm, voi chính là con vật gần gũi rất và cũng là một trong những nét văn hóa Tây Nguyên đặc sắc.

14482235_1787465081465806_3126483875044261888_n

chua-di-da-bao-loc-28

Điện thờ nằm giữa hồ lớn có lối đi bộ sang có kiến trúc giống chùa Một Cột ở Hà Nội.

Điện thờ nằm giữa hồ lớn có lối đi bộ sang có kiến trúc giống chùa Một Cột ở Hà Nội.

Xung quanh chùa là những lối đi bộ tham quan, tiểu cảnh hồ nước, cây xanh, rừng thông, tượng phật Quan Âm Bồ Tát, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề, tượng Phật A Di Đà… Bước chân nhẹ nhàng tham quan từng địa điểm của chùa mà lòng cảm thấy bình an, thanh tịnh.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề.

Tượng phật Quan Âm Bồ Tát.

Tượng phật Quan Âm Bồ Tát.

Sau chùa là khách đường, trai đường… đây là nơi tiếp khách của chùa, nơi dự khoá tu hay cũng là chơi cho những du khách muốn xin ở lại chùa lâu hơn để tĩnh tâm, thiền. Hiện tại, chùa đang được tu sửa và xây dựng thêm.

chua-di-da-bao-loc-5

Kiến trúc chùa Di Đà

Chùa có kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông của Tây Nguyên, Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu…

Chùa có kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông của Tây Nguyên.

Chùa có kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông của Tây Nguyên.

Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà rông chứa một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh giá trị vật chất, nó là nơi ẩn chứa những tầng văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên.

chua-di-da-bao-loc-7

Không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dư ba những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, trước vũ trụ. Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua nhà rông. Nhà rông chỉ gắn với làng, không có nhà rông cấp tỉnh cấp huyện hoặc nhà rông liên làng là bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định.

Tháp chuông.

Tháp chuông.

Nóc mái với hoạ tiết “lưỡng long chầu nguyệt” đây chính là hoạ tiết chính trong lối kiến trúc chùa chiền, đình,… của Việt Nam. Nó chính là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Bên cạnh đó là hoạ tiết cò bay, người múa dã gạo thổi kèn những hoạ tiết mang đậm bản sắc văn hoá của Việt Nam nói chung, cũng như văn hoá Tây Nguyên nói riêng.

Hoạ tiết “cò” trên mái.

Hoạ tiết “cò” trên mái.

Hoạ tiết hai người dã gạo, nhà rông của Tây Nguyên.

Hoạ tiết hai người dã gạo, nhà rông của Tây Nguyên.
Đường đi vào chùa sẽ đi qua thắng cảnh tuyệt vời thác Đamb'ri.
Đường đi vào chùa sẽ đi qua thắng cảnh tuyệt vời thác Đamb’ri.

Nguyên Hà