Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Chùa Dâu – ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam

Chùa Dâu – ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam

Tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), chùa Dâu được biết đến với vẻ đẹp cổ kính và là ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam.

1523
DCIM100MEDIADJI_0028.JPG

Theo những sử liệu cổ ghi chép lại, chùa Dâu được xây dựng vào năm 187 và hoàn thành năm 226. Chính vì vậy đây được coi là chốn Tổ đình (ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam) được xây dựng và tiếp nhận Phật giáo từ Ấn Độ sang.

Chùa Dâu gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), là biểu hiện sinh động sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo thời điểm mới du nhập.

Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Chùa Dâu tọa lạc ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

Tương truyền, nàng Man Nương, người làng Mãn Xã (nay thuộc xã Hà Mãn, Thuận Thành) dốc tâm học đạo Phật, một hôm nằm ngủ quên, thiền sư Khâu Đà La (thiền sư ở Ấn Độ) vô tình bước qua mà bỗng nhiên mang thai. Sư Khâu Đà La dặn rằng, đó là con của Phật.

20 tháng sau, Man Nương sinh hạ một con gái vào ngày 8/4 (ÂL), đem đến chùa trả lại thiền sư. Ông dùng cây tầm xích gõ vào cây Dung Thụ (cây dâu) ở cạnh chùa, ngay lập tức cây dâu tách ra, thiền sư để đứa trẻ vào trong, cây lại khép vào.

Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Hai bức tượng Pháp Vân (bên phải) và Pháp Vũ đặt tại chùa Dâu

Nhiều năm sau đó, có trận mưa bão lớn, cây dâu bị gió bão quật đổ xuống sông Dâu rồi trôi về Luy Lâu (nay là xã Thanh Khương, Thuận Thành). Khi đó, Thái thú Sỹ Nhiếp cho quân lính vớt lên để làm nóc điện Kính Thiên, nhưng không ai lay chuyển nổi. Hôm ấy, Man Nương đi qua liền xuống sông, buộc dải yếm vào và nói: “Có phải con mẹ thì đi lên theo mẹ” thì lập tức kéo cây lên dễ dàng.

Thấy chuyện lạ, Thái thú Sỹ Nhiếp tuyển mời người tạc tượng Tứ pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho Mây, Mưa, Sấm, Chớp để thờ. Bốn bức tượng được đặt ở bốn ngôi chùa khác nhau gồm Chùa Dâu, Chùa Đậu, Chùa Dàn, Chùa Tướng.

Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Bàn ghi công đức tại chùa Dâu

Theo truyền thuyết, khi thợ tạc tượng thấy trong thân cây một khối đá bèn vứt xuống sông. Đến đêm thấy lòng sông rực sáng, Thái thú cho người lội xuống vớt nhưng dùng mọi cách đều không thể vớt được.

Chỉ khi Man Nương đi thuyền ra giữa sông thì khối đá tự nhiên nhảy vào lòng. Khối đá ấy được gọi là Thạch Quang Phật (Phật đá tỏa sáng) đến nay vẫn được thờ ở chùa Dâu.

Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Toàn cảnh ngôi chùa Dâu cổ kính

Huyền tích về nàng Man Nương thực chất đó là cuộc hôn phối giữa đạo Phật với tín ngưỡng dân gian, là tiền thân của tứ Pháp thờ ở vùng Dâu, Luy Lâu rồi lan tỏa ra nhiều vùng khác. Ngày mồng 8/4 không chỉ là ngày sinh Phật Thích Ca (Ấn Độ) mà còn là ngày sinh của Phật Tứ Pháp ở nước ta.

Chùa Dâu ngày nay là kiến trúc tu sửa của thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Chùa được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”,  4 dãy nhà liên thông hình chữ nhất bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện.

Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Chuông đồng và chiếc khánh trong tháp Hòa Phong

Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, Thượng Điện để tượng bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), đặc biệt, tại đây còn đặt một khối đá trong chiếc hộp gỗ gọi là Thạch Quang Phật.

Chính giữa sân chùa có ngôi tháp Hòa Phong, xây bằng gạch được nung thủ công có màu sẫm già. Tháp cao 9 tầng, hiện nay chỉ còn 3 tầng khoảng 17m. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7m.

Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Vườn tháp cổ là nơi để tro cốt nhục thân của các vị sư trụ trì

Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp có treo 1 quả chuông đồng và một chiếc khánh. Có 4 tượng Thiên Vương – 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản bốn phương trời.

Trải qua quá trình lịch sử của đất nước, chùa Dâu vẫn chứa đựng nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống, phản ánh tín ngưỡng đa dạng của người xưa được bảo tồn đến ngày nay

Vào ngày 8/4 âm lịch hàng năm, tại đây diễn ra lễ hội chùa Dâu với những nghi lễ trang nghiêm, trọng thể theo đúng phong tục truyền thống kỷ niệm ngày Phật mẫu Man Nương hạ sinh nữ nhi. Lễ hội có nhiều nghi thức sinh hoạt dân gian và nhiều trò diễn xướng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương.

Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Vào năm 2013, chùa Dâu đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Chùa Dâu được xây dựng theo kiến trúc ‘nội công ngoại quốc’
Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Ảnh: Thu Trang
Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Nhiều họa tiết tinh xảo tại chùa Dâu
Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Du khách chụp ảnh kỷ niệm tại chùa
Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Chùa Dâu nhìn từ trên cao
Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
18 pho tượng La Hán trong khuôn viên chùa Dâu
Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'
Nhiều người tìm đến chùa Dâu vãn cảnh, lễ chùa
Kỳ bí chùa Dâu với huyền tích cô gái 'ngủ quên mang thai'