Đáp xe từ Di Hòa Viên, một điểm phong cảnh nổi tiếng ở ngoại ô phía tây thành Bắc Kinh, đi khoảng mười mấy phút đồng hồ thì sẽ đến chùa Đại Giác trên dãy núi phía tây của thành phố.
Chùa Đại Giác được xây đựng từ triều nhà Liêu năm 1068 công nguyên, đến nay đã ngót nghìn năm lịch sử, do trong chùa có dòng suối trong xanh, nên còn gọi là “Thanh Thủy Viện”. Trải bao năm tháng bể dâu, đến nay trong chùa đâu đâu cũng có thể nhìn thấy bia đá triều nhà Liêu, kiến trúc triều nhà Minh, chữ viết của hoàng đế triều nhà Thanh v v. Mỗi gốc cây và ngọn cỏ của chùa Đại Giác phảng phất như được lịch sử ban tặng thêm linh cảm, mà ngay đến phương vị của nó cũng đặc biệt được chú trọng. Ông Diên Tạng cố vấn văn hóa phật giáo chùa Đại Giác, ủy viên hiệp hội phật giáo TQ giới thiệu rằng:
“Chùa nằm quay về hướng đông, là mong mỗi buổi sáng đón nhận luồng ánh sáng mặt trời đầu tiên, đem lại hy vọng cho dân tộc, do đó đã hình thành một hiện tượng kiến trúc rất độc đáo. Vì phong cách kiến trúc truyền thống của TQ thường là quay mặt về hướng nam, nên sự độc đáo của cụm kiến trúc này cũng đã phản ánh được tính đa nguyên và hài hòa của nền văn hóa TQ, là quá trình cùng đồng nhận lẫn nhau giữa nền văn hóa của các dân tộc”.
Kiến trúc trong chùa Đại Giác được xếp cao theo độ dốc, từ đông sang tây gồm bốn khuôn viên. Các chùa chiền phần lớn được xây vào triều nhà Thanh. Điện đường hùng vĩ cổ xưa, bố cục sâu rộng nghiêm cẩn. Phía sau trái núi trong chùa có một vườn rừng rất khác biệt. Chùa Đại Giác môi trường yên tĩnh, xung quanh núi non bao bọc, trước chùa tầm nhìn rộng mở, sau chùa đá xếp tầng tầng lớp lớp, trên núi có một dòng suối trong từ kẽ đá đổ thẳng xuống, rồi chia làm hai dòng chảy vào bể chứa của các khuôn viên, nước trong và bốn mùa không bao giờ cạn.
Hoa Ngọc Lan là một cảnh đẹp và cũng là một trong những tiêu chí của chùa Đại Giác, vào mùa xuân hàng năm là chùa đều tổ chức ngày hội văn hóa Ngọc Lan. Tại Bắc Kinh không phải chỉ có chùa Đại Giác mới có hoa Ngọc Lan, mà tại sao “Ngày hội văn hóa Ngọc Lan” ở đây lại có tiếng tăm như vậy? Ông Triệu Hàm Tổng biên tập nhà xuất bản Yến Sơn Bắc Kinh, người từng nhiều năm nghiên cứu về lịch sử văn hóa của chùa Đại Giác giới thiệu rằng, cây hoa Ngọc Lan cổ trong chùa này có hơn 300 năm tuổi:
” Vào cuối thời Ung Chính, cây Ngọc Lan này được rời từ Lư Sơn, tỉnh Giang Tây miền nam TQ đến trồng ở chùa Đại Giác. Hàng năm hoa nở vào trước và sau Thanh Minh . Cây tuy thấp nhưng đóa hoa rất to, cánh hoa mập dày, thanh khiết như băng, trắng như ngọc, nên giới văn thơ của các triều đại đến đây ngâm vịnh cũng rất đông”.
Bước vào mùa xuân, hoa tươi nở rộ, thoang thoảng hương thơm, dáng, sắc và hương của hoa Ngọc Lan chùa Đại Giác được tôn là nhất tuyệt của Bắc Kinh. Trong vô vàn cổ thụ của chùa Đại Giác, còn có một cây Ngân Hạnh cổ rất cao to, được gọi là “Bạch quả vương”, thân cây phải đến sáu người mới ôm xuể, tán cây tỏa che khắp nửa khuôn viên, nghe nói đã hàng nghìn năm tuổi.
Năm 1997, sân chùa Đại Giác dựng nên sân trà Minh Tuệ, các nơi trong chùa đều có buồng uống trà, đồng thời còn nhà hàng chuyên bán các món ăn của Thiệu Hưng, nhà ở của tăng lữ đã phế bỏ được sửa làm nhà khách. Ngoài ra, trong chùa còn sửa xây phòng họp và các thiết bị vui chơi khác, trong sân chùa còn bày biện khá nhiều ghế nằm và bàn uống trà. Hương trà, hương hoa và cổ thụ đã trở thành một nét đặc sắc của chùa Đại Giác.
Trong chùa một năm bốn mùa có nhiều cảnh sắc khác nhau, xưa nay là nơi thường xuyên vãng lai của văn nhân mặc khách, họ đã để lại đây rất nhiều bài thơ hay. Thí dụ như nhà văn cận đại TQ Chu Tự Thanh khi đến du ngoạn tại đây đã viết một bài thơ mới tựa đề “Du hí chi tác”: Đại Giác tự lý Ngọc Lan hoa, Bút đỉnh đỉnh đích nhất trượng hoa, Ngưỡng khởi đầu lai mạo tử lạc, Khán kiến thụ đỉnh chân nguy nga…. Thượng đế nhất định tại thứ địa, Ngõa mặc mặc đẳng hậu phủ ma.