Nổi tiếng nhất là tiệc trà ở phòng Vật lý nguyên tử mà đứng đầu là giáo sư Francis Perrin, cao ủy Năng lượng nguyên tử, ở số 12 đường Pierre và Marie Curie, khu Catinh, quận V, Paris; có sự tham dự của Frédéric Joliot – Curie, từ viện Radium tới, Yvette Cauchois, từ phòng Điện Hóa học tới, Louis de Broglie, từ viện Heuri Poincaré tới.
Khiêm tốn hơn, nhưng cũng rất đầm ấm, là những dịp họp mặt ở phòng nghiên cứu Huỳnh quang giữa các thầy hướng dẫn và các anh chị em nghiên cứu kinh chúng tôi. Nhân dịp này, một giáo sư bảo tôi: – Nghe nói ở nước Việt Nam các anh có nhiều truyện cổ tích rất hay, tôi chỉ mới được nghe mối tình đau khổ giữa Trương Chi và Mỵ Nương mà thạc sĩ Phạm Duy Khiêm đã kể trên đài Radio France. Anh có thể cho chúng tôi biết một truyện khác được không?
Và tôi nhận lời kể một truyện cổ tích mà lại có tính cách khoa học, ấy là truyện “Rét nàng Bân”. Ở miền Bắc Việt
Họ giải thích rằng: Ngày xửa, ngày xưa, có một bà vợ yêu chồng, khi mùa đông sắp tới, vội vã may cho chồng một áo ấm để mặc qua mùa rét. Nhưng bà lại vụng về quá, may mãi không xong, đến khi hoàn thành thì… “Đông đà sang Xuân”, thành thử ông chồng không cần áo đó nữa. Ngọc hoàng thượng đế cảm kích lòng thương chồng của người vợ, ra lệnh giữ mùa Xuân có một ngày rét để ông chồng có dịp mặc áo ấm mà người vợ đã may với tất cả tình thương yêu!
Tôi kể xong mọi người đồng thanh khen hay: – Điều này chứng tỏ nước Việt
Pénelope là vợ Ulyese, mẹ Télémaque. Trong khi chồng vắng nhà vì phiêu lưu 20 năm trời ở các đảo trong Địa Trung Hải, nàng xua đuổi các chàng trai xin kết hôn. Về sau, nàng hứa sẽ trả lời những người mến mộ khi dệt xong tấm vải. Nhưng ban đêm nàng lại gỡ ra những gì đã làm được ban ngày. Rồi Ulysse cũng trở về, hóa trang làm người hành khất để nghe ngóng tình hình ở nhà, vì chính chàng cũng không tin lòng chung thủy của vợ. Pénelope không nhận ra chồng nhưng con chó già đánh hơi mừng chủ cũ.
*
– Bạn kể nữa đi! Một anh nghiên cứu sinh yêu cầu như vậy.
Và tôi kể truyện “Người thiếu phụ Nam Xương” cũng có tính cách khoa học.
Và tôi kể tiếp: ngày xửa, ngày xưa, ở vùng Nam Xương, có một cặp vợ chồng mới cưới, anh chồng họ Trương phải đăng kính trong khi ở nhà cô vợ họ Vũ bắt đầu thụ thai. Rồi chị sinh hạ được một cháu trai, đặc tên là Đản. Thằng bé buổi tối thường hỏi mẹ:
– Bố con đâu?
Chị Vũ chỉ vào bóng mình trên giường, bảo con: – Cha con đấy!
Thời gian thấm thoắt, anh Trương sống sót trở về, vợ chồng sum họp, mừng mừng tủi tủi. Trong khi chị đi chợ mua sắm để nấu cỗ cúng Trời Phật phù hộ cho gia đình được đoàn tụ, thì ở nhà thằng bé nói với bố:
– Ông không phải là bố tôi, bố tôi buổi tối mới xuất hiện, theo mẹ tôi… như hình với bóng, mẹ tôi đi đâu, bố tôi đi theo đó!
Anh Trương điếng cả người, từ đó lạt lẽo với vợ, khiến chị Vũ vừa không hiểu chuyện gì đã xảy ra, vừa âu sầu, đau khổ, bỏ nhà đi, đến sông Hoàng Giang thì tự trầm. Dân làng thương hại, lập miếu thờ. Vua Lê Thánh Tôn đi qua, hỏi chuyện rồi làm bài thơ sau đây để khóc Vũ nương:
“Vũ nương hoài khúc
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương,
Ngọn đèn dù tắt đừng nghe trẻ,
Làn nước chi cho lụy đến nàng.
Chứng quả có đôi vầng Nhật nguyệt,
Giải oan chi mượn đến đàn tràng.
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương quá phũ phàng”.
Nghe xong, vị giáo sư cao tuổi nhất nói: – Bên Pháp chúng tôi có một truyện tương tự, tuy không sầu thảm bằng: Ngày mồng 1 tháng Chín năm 1939, Hitler xua quân chiếm Ba Lan và Đệ nhị thế chiến bắt đầu. Pháp tổng động viên tất cả nam thanh niên từ 18 tới 45 tuổi; Ở Paris, có một thanh niên vừa cưới vợ xong đã phải lên đường nhập ngũ. Ngày 10 tháng Năm năm 1940, quân Đức quốc xã tràn qua Hà Lan và Bỉ, tiến về Paris; sau một trận đụng độ kinh khủng ở vùng Ardennes (Đông Bắc Pháp), hơn một triệu lính Pháp bị bao vây và bắt làm tù binh, trong đó có thanh niên nêu trên quê ở Paris. Sáu năm sau, ngày 8 tháng Năm năm 1945, chiến tranh kết thúc và thanh niên đó trở về nhà, nhưng anh không biết tình hình ra sao. Anh không vào nhà, nhìn qua cửa sổ lúc đó vào khoảng 11 giờ trưa, thấy trên bàn ăn bày hai cái đĩa lớn, mỗi đĩa kèm theo một con dao, một cái nĩa và một cái ly. Anh choáng váng cả người, cho rằng đã có một người đàn ông khác thay anh, và… anh lặng lẽ bỏ đi…
Sự thực không phải như vậy: trong suốt sáu năm chồng vắng nhà, ngày nào người vợ cũng dọn bàn ăn như thế, để tưởng nhớ đến chồng, không biết sống chết ra sao, tuy chị ngồi ăn có một mình! Câu truyện này, tôi đã được đọc trong một số của tạp chí Reader’s digest, xuất bản vào cuối thập niên 1940-1950, nhưng vì xã giao tôi vẫn chăm chú nghe. Tác giả bài báo đó là đại văn hào André Maurois đã kết luận một cách ngắn gọn, đầy xúc động: “J’espère qu’il comprendra et qu’il reviendra” (Tôi hy vọng anh ta hiểu và anh ta trở về).