Trang chủ PGVN Chư Tăng, phật tử Nghệ An thực hiện phương châm sống tốt...

Chư Tăng, phật tử Nghệ An thực hiện phương châm sống tốt đời đẹp đạo

78

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.

Theo thống kê, hiện  trên địa bàn tỉnh Nghệ An có  trên 260 ngôi chùa, trong đó  32 ngôi chùa đã có quyết định của UBND tỉnh cho  phục hồi hoạt động , 12 ngôi chùa đã có sư trụ trì với gần 32.000.000 phật tử đã quy y thường xuyên sinh hoạt tại  các chùa,  Các chùa  trên địa bàn tỉnh đã giúp phật tử  đem những giá trị đạo đức và văn hóa của Phật giáo áp dụng vào đời sống gia đình, giáo dục thanh thiếu niên rèn luyện về đạo đức, hướng đến cái thiện và làm việc thiện theo tinh thần từ bi của đạo Phật.

Chư tăng phật tử chùa An Thái và Yên Thái tặng quà cho hộ nghèo tại Tỉnh Sơn La

Ban trị sự Phật giáo tỉnh trao  quà cho   gia đình chính sách( Huyện Nam Đàn)

Thấm nhuần tinh thần “Đạo pháp –  Dân tộc”, Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật và Hiến chương của Giáo hội, đồng bào Phật giáo toàn tỉnh đã thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bà con Phật tử ngày càng nhận thức rõ hơn lợi ích của quốc gia dân tộc luôn gắn bó thiết thực với lợi ích của tôn giáo và từng gia đình Phật tử. Tăng ni và đồng bào Phật tử đã tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Các hộ đã gương mẫu trong việc giáo dục con cái, tích cực trong phong trào khuyến học, xây dựng gia đình hạnh phúc và khu dân cư  không có tệ nạn xã hội. Thực hiện hương ước, quy ước tại thôn, làng, tổ dân phố, xây dựng quan hệ đoàn kết dân tộc và tôn giáo. Việc xây sửa nơi thờ tự đều báo cáo xin phép các cấp có thẩm quyền và chỉ tiến hành khi có sự đồng ý của các cấp chính quyền. Các chương trình phật sự hàng năm, các chùa đều đăng ký với UBND xã và các cấp có thẩm quyền , nội dung chương trình phù hợp với quy định của pháp luật và giáo hội. Một số tăng ni ở các chùa như: chùa Chí Linh( yên Thành); Chùa Đại Tuệ ( Nam Đàn); Chùa Phúc Lạc ( Nghị Lộc); Chùa phúc Thành ( Hưng Nguyên)…. đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động tín đồ, phật tử và nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân, giáo dục đạo đức, khuyên con cháu tránh xa các tai tệ nạn xã hội; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến hình ảnh của giáo hội và tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Gương mẫu tham gia xây dựng giáo hội, thực hiện hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các  Sư trụ trì tích cực hướng dẫn cho tín đồ, phật tử giáo lý của Đức Phật gắn với tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Việt Nam. 

Một buổi học giáo lý của Đức phật tại chùa Yên Thái ( Quỳnh Lưu)

Đến nay, hầu hết các chùa có hình bóng của Chư tăng, đều có tủ sách Phật học. Nhiều chùa thường xuyên trang bị đĩa CD hoằng pháp để tín đồ xem, nghiên cứu nâng cao nhận thức. Sư thầy tại các chùa Yên Thái  (Quỳnh Lưu ), Chùa Phúc Quang ( Nam Đàn), chùa Cổ Am ( Diễn Châu), chùa An Thái ( Quỳnh lưu), chùa Phúc Lạc ( Nghi Lộc)  đã tổ chức được các đạo tràng, sắm thêm nhiều án đọc kinh, mua thêm kinh sách, trang bị quần áo cho phật tử đến chùa tụng kinh, tạo không khí vui tươi an lạc.

Không chỉ chấp hành tốt quy định của giáo hội, chính sách của Đảng, Pháp luật và nhà nước, đồng bào Phật tử  đã học tập, tiếp thu những cách làm ăn mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo như phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng mô hình kinh tế trang trại, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ… Tại các địa phương đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến về sản xuất giỏi và sống “Tốt đời-Đẹp đạo”. Tích cực trong thực hiện định canh định cư, chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đỡ nhiều hộ nghèo cùng ổn định cuộc sống, gương mẫu tại cộng đồng dân cư…

Phối hợp với các bệnh viện khám và cấp phát thuốc cho người nghèo

ĐĐ  Thích Tâm Ngọc trụ trì chùa yên Thái tặng quà khuyến học tại Huyện Nghi Lộc

Với sự nỗ lực của đoàn thể tăng ni và Phật tử, nên tất cả các chùa, trên địa bàn tỉnh đều được địa phương khen thưởng qua phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và hàng ngàn hộ gia đình Phật tử đã đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Hoạt động từ thiện xã hội luôn được bà con Phật tử và các chùa trong tỉnh quan tâm với nhiều hình thức thiết thực từ sau Đại hội phật giáo tỉnh (nhiệm kỳ 2011-2013) .

Phát huy truyền thống tốt đẹp của Đạo Phật ” từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha’  nhiều nhà sư và phật tử còn hưởng ứng tích cực cuộc vận động  “ngày vì người nghèo”, tham gia ủng hộ người nghèo, gia đình chính sách khó khăn, làm việc tâm đức, ủng hộ quỹ khuyến học khuyến tài… đóng  góp kinh phí lên đến hàng tỷ đồng… cùng các loại thực phẩm, chăn màn và áo quần để cùng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tổ chức giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa; đồng thời quan tâm chia sẻ cả vật chất và tinh thần cho những đối tượng tàn tật, bất hạnh, bị thiên tai, người không nơi nương tựa, các gia đình khó khăn và neo đơn trong xã hội. Trong dịp tết Nguyên Đán năm 2013, các chùa như Chùa chí Linh (yên Thành); chùa Phúc Lạc ( Nghi Lộc); chùa an Thái ( Quỳnh Lưu ) …..đã tổ chức trao hàng trăm suất quà cho các hộ gia đình khó khăn, thiếu đói trong dịp tết trị giá trên 200 triệu đồng. Trong dịp Vu Lan báo hiếu PL 2557 – DL 2013 vừa qua, chùa Phúc Thành đã trao tặng 20 chiếc xe đạp và tài trợ 20 suất học bổng Hạnh nguyện Cấp Cô Độc cho 20 trẻ em nghèo hiếu học trên địa bàn huyện Hưng Nguyên và các huyện vùng lân cận, với tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng. Chùa An Thái (Quỳnh Lưu) phối hợp với nhóm phật tử từ thiện Nguyên Quang phối hợp với chính quyền địa phương 2 xã Bắc Thành và Văn Thành ( Yên Thành) bàn giao nhà tình Thương cho 2 gia đình hộ nghèo trên địa bàn huyện (Yên Thành) với số tiền 80 triệu đồng.

Trao quà khuyến học và nhà tình thương Tại huyện Yên Thành

Dịp tết trung thu năm 2013, các chùa trên địa bàn tỉnh đều tổ chức chương trình “ Trung thu cho em – một món quà triệu niềm vui” trao hàng trăm suất quà cho học sinh nghèo vượt khó như Chùa Chí Linh( Yên Thành); Chùa Phúc Thành ( Nam Đàn); chùa Cổ Am ( Diễn Châu) ; Đại Tuệ( Nam Đàn).. Tích cực tham gia cùng với các cấp chính quyền trong việc xã hội hoá công tác giáo dục, xây  dựng nông thôn mới, phong trào khuyến học,  và đặc biệt là phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

Khóa tu một ngày an lạc tại chùa Chí Linh ( Yên Thành)

Đặc biệt nhiều  sư thầy trụ trì cùng với ban trị sự Phật giáo tỉnh đã đứng ra kêu  gọi tín đồ phật tử, các tổ chức, cá nhân  ủng hộ đồng bào miền Trung  bị thiệt hạ trong cơn bão số 10 và 11  vừa qua , hàng ngàn xuất quà bằng tiền mặt, hiện vật, đồ dùng thiết yếu , tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, hộ nghèo, người cao tuổi và bà con vùng bị lũ lụt tại các tỉnh Miền Trung…. Những tấm lòng của chư tăng, phật tử  dành cho  người dân vùng lũ và gia đình hộ nghèo  với mong muốn góp phần sẻ chia những khó khăn, mất mát với người dân nơi đây, góp phần giúp bà con sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.

Tăng ni phật tử chùa Phúc Thành với chuơng trình bát cháo miễn phí cho bệnh nhận nghèo

ĐĐ Thích Minh Hải trụ trì chùa An Thái  trao quà cho bà con vùng lũ Hoàng Mai

Có thể khẳng định, bằng những việc làm thiết thực của đồng bào Phật giáo tỉnh nhà đã phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước của Phật giáo Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chung tay vì cuộc sống cộng đồng, gắn với phụng sự đạo pháp và xây dựng Giáo hội vững mạnh theo đường hướng của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra. Đó là “Đạo pháp – Dân tộc – Xa hội chủ nghĩa”.