1. Bố Thí (Dāna)
Đầu tiên tôi sẽ giảng về nhóm bố thí. Cho ra những gì mình có là bố thí, chớ không phải lấy của kẻ khác mà cho. Bố thí có nhiều loại, nhưng ở đây các bạn chỉ cần biết và nhớ 2 loại là đủ:
a. Sự bố thí đem đến kết quả trong kiếp sau.
b. Bố thí không đem đến kết quả trong kiếp sau.
b. Bố thí không đem đến kết quả trong kiếp sau.
Bố thí không đem đến kết quả trong kiếp sau gọi là lokavisaya dana, đó là:
– bố thí bởi vì sợ,
– bố thí vì không thể tránh được,
– bố thí vì yêu thương một người nào đó mà cho ra.
Đó cũng là bố thí, nhưng sự bố thí nầy không đem lại kết quả trong kiếp sau.
Bố thí đem đến kết quả trong kiếp sau gọi là puññavisaya dāna. Cho với sự tin tưởng rằng đây là nghiệp, đây là kết quả của nghiệp. Khi bố thí như vậy thì có tác ý trong tâm. Cetanā hay là tác ý, hoặc là sự cố ý sẽ theo chúng ta như bóng theo hình. Đây là loại Bố thí có sự tin tưởng vào hành động bố thí. Bố thí cách nầy còn được gọi là bố thí với sự tin tưởng vào nghiệp.
Bạn tin tưởng rằng tác ý tốt nầy sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Sự tin tưởng nầy được gọi là sự tin tưởng vào quả của nghiệp. Người bố thí như thế gọi là bố thí với lòng tin tưởng cả nghiệp lẫn quả.
Bố thí đem lại sự an vui, hoan hỷ cho người và chư Thiên. Nếu bố thí đúng cách thì nhờ sự bố thí nầy sẽ hổ trợ cho ta trong việc chứng ngộ Niết Bàn. Khi bạn cho ra bạn phải có tâm hướng đến Niết Bàn, đến sự chấm dứt đau khổ. Nếu có sự hướng tâm như vậy thì sự bố thí nầy sẽ giúp cho bạn đạt đạ quả Niết Bàn. Không nên bố thí với tâm nhằm đạt được kết quả an vui, hạnh phúc trong cõi người hay cõi Trời. Bạn chẳng cần phải mong ước điều đó bởi vì phước báu mà bạn đã làm sẽ tự động đưa bạn đến nơi an vui hạnh phúc. Nếu bạn bố thí với tâm mong ước hạnh phúc ở cõi người hay cõi trời thì sự bố thí của bạn trở thành Vattanissita dāna. Loại bố thí nầy sẽ dẫn bạn luân lưu trong vòng sinh tử đau khổ. Bạn hãy thận trọng về điều nầy.
Bố thí hỗ trợ cho ta trên đường tiến đến Niết Bàn.
Muốn cho việc bố thí trở thành duyên giúp cho bạn trên đường đến Niết Bàn thì khi bố thí bạn nên:
a. Hoan hỷ với việc bố thí.
b. Tin tưởng vào việc làm của bạn và kết quả của việc làm, nghĩa là tin tưởng vào nghiệp và quả của nghiệp.
c. Hướng đến Niết Bàn.
b. Tin tưởng vào việc làm của bạn và kết quả của việc làm, nghĩa là tin tưởng vào nghiệp và quả của nghiệp.
c. Hướng đến Niết Bàn.
Khi bố thí với tâm hoan hỷ thì lúc tái sinh bất kỳ cảnh giới nào, bạn cũng sẽ hưởng kết quả tốt đẹp hơn kẻ khác. Nếu bạn bố thí với lòng tin tưởng vào nghiệp và quả của nghiệp bạn sẽ tái sinh làm người hay làm trời với đầy đủ trí tuệ để thành tựu giải thoát. Nếu bạn bố thí với tâm hướng đến Niết Bàn thì khi tái sinh làm trời hay người bạn sẽ được tái sinh vào chỗ bạn có thể nghe và thực hành giáo pháp.
Nếu bạn có trí tuệ để thành tựu giải thoát và được tái sinh làm trời hay người, bạn sẽ được sinh vào những nơi có thể nghe và thực hành giáo pháp, nhờ đó bạn có thể đạt Đạo Quả và Niết Bàn trong chính kiếp sống đó.
Thêm vào đó, nếu trong chỗ bạn làm phước hay tại nơi bạn tái sinh ở vào thời kỳ có giáo pháp của Đức Phật thì bạn sẽ nhờ bước đầu của sự bố thí để tiến đến Đạo, Quả, Niết Bàn. Bởi thế, khi bạn đã làm được việc phước thiện nào với tâm hoan hỷ, bạn hãy đến một nơi thật thanh tịnh ngồi xuống, suy nghĩ đến phước báu của mình đã làm thật nhiều lần. Sự suy nghĩ nhiều lần đến việc bố thí của mình gọi là Cāgānusati Bhāvanā hay niệm thí (suy tưởng đến sự bố thí của mình). Nhờ lấy sự bố thí làm đề mục hành thiền, bạn nghĩ đến những hành động thiện bạn đã làm, từ từ sự an vui, hỷ lạc, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng sẽ tràn ngập thân tâm bạn.
Khi những tâm sở thiện khởi sinh trong tâm bạn, bạn hãy ghi nhận "hoan hỷ, hoan hỷ… an vui, an vui… hạnh phúc, hạnh phúc… thanh tịnh, thanh tịnh… tĩnh lặng, tĩnh lặng". Khi bạn ghi nhận những cảm giác nầy thì các tuệ giác của minh sát sẽ từ từ đến và bạn có thể đạt đến Đạo Quả Niết Bàn. Đó là cách làm thế nào để bạn dùng sự bố thí làm điểm khởi đầu để tiến đến chứng ngộ Niết Bàn nay trong kiếp sống nầy.
2. Giới (Sīla)
Bây giờ tôi sẽ giải thích cho quý vị về giới trong nhóm giới. Như các bạn đã biết có nhiều hình thức bố thí. Cũng vậy có nhiều loại giới. Nhưng một cách đơn giản, ngắn gọn và chính xác thì giới là sự kiểm soát hành động, lời nói, làm cách nào để các nghiệp bất thiện đừng phát sanh. Có bốn loại giới:
a. Giới Tỳ Khưu.
b. Giới Tỳ Khưu Ni.
c. Giới Sa Di.
d. Giới cư sĩ.
b. Giới Tỳ Khưu Ni.
c. Giới Sa Di.
d. Giới cư sĩ.
Tôi sẽ giảng giải giới cư sĩ một cách ngắn gọn. Đầu tiên là năm giới:
(1) Tránh xa sự sát sanh.
(2) Tránh xa sự trộm cắp.
(3) Tránh xa sự tà dâm.
(4) Tránh xa sự nói dối
(5) Tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.
(2) Tránh xa sự trộm cắp.
(3) Tránh xa sự tà dâm.
(4) Tránh xa sự nói dối
(5) Tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.
Năm giới là những điìu luật căn bản mà người Phật tử phải luôn luôn giữ.
Tiếp đến là tám giới, gồm có:
(1) Tránh xa sự sát sanh.
(2) Tránh xa sự trộm cắp.
(3) Tránh xa sự hành dâm.
(4) Tránh xa sự nói dối.
(5) Tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.
(6) Tránh xa sự ăn sái giờ.
(7) Tránh xa sự múa hát, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
(8) Tránh xa chỗ nằm, ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
(2) Tránh xa sự trộm cắp.
(3) Tránh xa sự hành dâm.
(4) Tránh xa sự nói dối.
(5) Tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.
(6) Tránh xa sự ăn sái giờ.
(7) Tránh xa sự múa hát, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
(8) Tránh xa chỗ nằm, ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
Tám giới nầy dành cho người cư sĩ giữ trong các ngày Bát Quan Trai hay ngày trai giới Uposatha.
Mặc dầu tám giới được giữ trong những ngày trai giới, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ giữ tám giới trong những ngày trai giới thôi. Bạn có thể giữ tám giới trong bất kỳ ngày nào, một hay nhiều ngày tùy theo sự thuận tiện và lợi ích cho bạn.
Người giữ gìn giới luật trong sạch sẽ sinh vào cảnh giới an vui ở cõi trời hay cõi người. Người giữ giới sẽ được trường thọ, sẽ có dáng vẽ đẹp đẽ, dễ thương. Giới luật là sự hỗ trợ lớn lao cho bạn trên đường tiến đến Niết Bàn. Người giữ giới luật còn có phước báu lớn lao hơn cả sự bố thí nữa.
Người giữ giới luật cũng thường phải nghĩ đến sự thanh tịnh trong sạch của giới luật của mình nhiều lần. Suy tư nhiều lần đến giới luật của mình gọi là niệm giới (Sīlanussati bhāvanā) có nghĩa là hành thiền bằng cách quán sát giới luật của mình.
Khi bạn suy tư đến giới luật của mình hay hành thiền bằng cách niệm giới thì dần dần sự an vui, hỷ lạc, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng phải tràn ngập thân tâm bạn.
Khi những tâm sở thiện khởi sanh trong tâm bạn, bạn hãy ghi nhận hoan hỷ, hoan hỷ… an vui, an vui… hạnh phúc, hạnh phúc… thanh tịnh, thanh tịnh… tĩnh lặng, tĩnh lặng.
Nếu bạn tiếp tục ghi nhận chánh niệm những cảm giác nầy thì bạn sẽ tiến bộ từng bước một chứng đắc các tuệ giác và cuối cùng chứng ngộ Niết Bàn. Tuy nhiên, cơ hội nầy chỉ có thể có được vào thời kỳ có giáo pháp của Đức Phật. Giới luật chỉ giúp bạn tái sanh vào cõi người và cõi Trời mà không thể đạt được Đạo và Quả. Bởi vậy, bạn đang sống vào thời kỳ có giáo pháp của Đức Phật, bạn hãy lấy giới luật làm điểm khởi đầu để tiến đến sự chứng ngộ Niết Bàn ngay trong kiếp sống nầy.
2. Tham Thiền (Bhāvanā)
Bhāvanā có nghĩa là phát triển nghiệp thiện dưới một hình thức cao hơn. Có hai loại thiền: Thiền Vắng lặng và Thiền Minh Sát.
Thiền Vắng Lặng (Samatha Bhāvanā)
Samatha có nghĩa là làm cho an tịnh, tĩnh lặng các phiền não, giữ tâm trong sự an tịnh, tĩnh lặng. Chữ Bhāvanā có nghĩa là tinh tấn để phát triển. Như vậy Samatha Bhāvanā có nghĩa là nỗ lực tinh tấn phát triển sự an tịnh, tĩnh lặng, hay làm lắng đọng phiền não và giữ tâm an tịnh, tĩnh lặng. Nói một cách ngắn gọn thì Samatha Bhāvanā có nghĩa là nỗ lực tạo cho tâm an tịnh, tĩnh lặng.
Có 40 đề mục để hành thiền vắng lặng. Trong 40 đề mục nầy có mười đề mục không dẫn đến nhập định. 30 đề mục còn lại nếu phát triển đúng đắn, tốt đẹp sẽ đưa đến nhập định (Jhāna). Samatha có nghĩa là tập trung tâm ý trên đề mục và đốt cháy mọi phiền não.
Người thực hành thiền Samatha hay Thiền Vắng Lặng sẽ đạt được các tầng thiền. Trong khi chết, nếu tâm người nầy liên tục ở trong tầng thiền vắng lặng thì sẽ tái sinh thành một vị Phạm Thiên.
Những người hành thiền Vắng Lặng nếu không đạt được các tầng thiền thì cũng dễ dàng hưởng hạnh phúc ở cõi người và cõi trời.
Người hành Thiền Vắng Lặng, sau khi đạt kết quả không nên dừng lại đó. Hãy cố gắng chuyển sang Thiền Minh Sát để đạt Đạo Quả và Niết Bàn.
Thiền Minh Sát ( Vipassanā Bhāvanā)
Vipassanā có nghĩa là thấy một cách rõ ràng. Bhāvanā có nghĩa là cố gắng để phát triển. Như vậy Vipassanā Bhāvanā có nghĩa là cố gắng phát triển để thấy một cách rõ ràng. Thấy một cách rõ ràng ở đây là thấy bản chật thật sự của sự vật hay của vật chất và tâm. Hay thấy rõ vật chất và tâm là Vô Thường, Bất Toại Nguyện và Không có bản chất, không có cốt lõi hay vô ngã.
Một cách ngắn gọn, Vipassanā có nghĩa là hành thiền với mục đích là để thấy rõ bản chất thật sự của vật chất và tâm, thấy rõ chúng là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã.
Vật chất (rūpa) có 28 loại, nhưng theo chân đế thì vật chất chỉ là Pháp vô tri, không có tâm. Tâm (Nāma) gồm có 81 loại tâm hiệp thế, và 52 tâm sở. Tổng cộng là 133. Nhưng theo chân đế thì chỉ có một tâm mà thôi.
Vật chất và tâm tự chúng biểu hiện mỗi khi ta thấy nghe, ngửi, nếm, đụng và suy nghĩ, có nghĩa là mỗi khi sự vật tiếp xúc với các cửa giác quan. Hành thiền Vipassanā là ghi nhận và ý thức sự đến và sự đi của vật chất và tâm qua các cửa giác quan trong khi thấy, nghe, ngửi…
Nếu thiền sinh đã có đầy đủ Ba La Mật thì qua việc hành Thiền Minh Sát, thiền sinh sẽ đạt được Đạo Quả và Niết Bàn và trở thành một vị Thánh ngay trong kiếp sống nầy. Ngay cả khi thiền sinh không đủ trí tuệ để đạt quả giải thoát nên không đạt thành quả ngay trong kiếp sống nầy, nhưng nếu tinh tấn hành thiền thiền sinh sẽ dễ dàng tái sanh vào cảnh trời hay người có sự an vui hạnh phúc. Thiền sinh đó có thể trở thành bậc Thánh trong kiếp tới nếu trong kiếp tới nầy thiền sinh vẫn tiếp tục hành Thiền Minh Sát. Nếu đã trở thành một vị Tu Đà Huờn thì ít nhất cũng khỏi rơi vào bốn ác đạo và trong các kiếp sống kế tiếp cũng sẽ là Phật tử.
Như vậy, tôi đã giải thích cho các bạn những điều mà các bạn không nên làm và những điều các bạn cần phải làm để trở thành một Phật tử chân chánh và tốt đẹp. Tuy nhiên, chỉ nghe giảng giải về giáo pháp hay chỉ hiểu biết những điều tôi đã giảng giải cho các bạn thì chưa đủ. Điều quan trọng là bạn hãy đem những gì bạn đã hiểu biết ra thực hành. Có nghĩa là đừng làm những gì không nên làm.
Do làm những việc gì bạn phải làm và không làm những gì bạn không nên làm, bạn trở thành người Phật tử chân chánh tốt đẹp.
3. Làm thế nào để có một đời sống tại gia an vui hạnh phúc?
Mọi sự vật trên thế gian, dầu là sinh vật hay những vật vô tri đều có bản chất sinh diệt. Thế gian luôn luôn bị sự sinh diệt chi phối nên bất an và không làm ta thỏa mãn. Đức Phật đã hiểu rõ bản chất thế gian đúng theo chân tướng của chúng, hầu hết những lời dạy dỗ của Ngài đều nhằm mục đích giúp chúng ta giải thoát khỏi thế gian sinh diệt đau khổ nầy.
Nhưng không phải giáo pháp của Đức Phật chỉ dạy thoát ly khỏi thế gian mà Đức Phật còn dạy chúng ta làm thế nào để sống trong thế gian sinh diệt nầy một cách an vui hạnh phúc.
Một đôi lúc do theo lời thỉnh cầu Đức Phật giảng dạy giáo pháp nói đến cách làm thế nào để đem lại an lạc hạnh phúc trên thế gian nầy. Một lần nọ Đức Phật cùng chúng đệ tử đến truyền bá giáo pháp tại xứ Kosala, Ngài ngự đến ngôi làng Veludvara. Phần lớn dân chúng trong ngôi làng nầy không theo Phật giáo, nhưng khi biết Đức Phật đến họ cùng nhau hội họp bàn thảo cách đón tiếp Đức Phật.
Vì phần lớn dân chúng ở đây không phải là Phật Tử nên khi Đức Phật đến nơi họ không đảnh lễ Đức Phật mà chỉ xưng tên họ, rồi đặt câu hỏi với Đức Phật:
"Thưa Thầy Gotama, chúng con ở đây mỗi người đều có những ước muốn, những nguyện vọng khác nhau. Nhưng chúng con có chung một ước nguyện là làm sao có một cuộc sống của người thế tục an vui hạnh phúc. Chúng con muốn được hưởng những thú vui của cuộc sống và sau khi chết chúng con muốn được tái sinh về cõi Trời. Xin Thầy chỉ dẫn cho chúng con làm thế nào để sống một cuộc sống thế tục, vẫn vui hưởng những dục lạc giác quan, nhưng sau khi chết lại được tái sinh vào nhàn cảnh."
Thể theo ước nguyện của họ, Đức Phật đã giảng dạy như sau:
"Nếu các bạn muốn sống một đời sống thế tục, vui hưởng những thú vui trần thế và sau khi chết được sinh vào lạc cảnh thì các bạn phải tránh làm 7 điều sau đây và có đức tin không thối chuyển vào Tam Bảo.
Bảy pháp cần phải tránh là:
1. Các bạn không muốn bị người khác giết hại. Người khác cũng vậy, họ không muốn ai giết hại họ. Vậy hãy tránh xa sự giết hại chúng sanh.
2. Các bạn không muốn của cải tài sản của mình bị lấy cắp hay bị dùng vũ lực tước đoạt. Những người khác cũng vậy, họ không muốn tài sản của họ bị lấy cắp hay bị dùng vũ lực tước đoạt. Vậy hãy tránh xa sự lấy cắp hay dùng vũ lực tước đoạt của cải của kẻ khác.
3. Các bạn không muốn người khác xâm phạm tiết hạnh vợ con, chị em và phụ nữ thân yêu của các bạn. Người khác cũng vậy, họ cũng không muốn ai xâm phạm tiết hạnh vợ con, chị em và phụ nữ thân yêu của họ. Do đó, hãy tránh xa sự xâm phạm tiết hạnh của kẻ khác.
4. Các bạn không muốn bị ai dối gạt. Người khác cũng vậy. Bởi thế hãy tránh xa sự nói lời không thật làm tổn hại đến lợi ích của kẻ khác.
5. Các bạn không muốn ai nói lời nói xấu xa gây chia rẽ. Người khác cũng vậy. Bởi thế, hãy tránh nói lời nói xấu xa gây chia rẽ.
6. Các bạn không muốn nghe lời thô lỗ cộc cằn. Người khác cũng vậy. Bởi thế, hãy tránh nói lời thô lỗ cộc cằn.
7. Các bạn không muốn nghe những lời nói vô ích, làm mất thời giờ quý báu của các bạn. Người khác cũng vậy. Bởi thế, hãy tránh xa sự nói lời nói vô ích, làm mất thì giờ kẻ khác.
Sau khi Đức Phật giảng dạy 7 pháp trên, Ngài dạy họ phải có đức tin vững chắc vào Tam Bảo, nghĩa là có đức tin vào Phật, Pháp, Tăng.
Theo truyền thống Phật giáo, bạn có thể nghĩ rằng: "Tôi có đức tin vững chăc vào Tam Bảo", nhưng thật ra bao lâu bạn chưa đạt quả Tu Đà Huờn bạn không thể nào có đức tin vững chắc vào Phật, Pháp, Tăng được. Có thể trong kiếp sống nầy bạn có đức tin vào Tam Bảo, nhưng đức tin nầy chưa đủ mạnh để có thể có được đức tin vào Tam Bảo trong kiếp kế tiếp.
Như vậy, khi Đức Phật dạy những người trong làng Veludvara hãy có đức tin vững chắc vào Tam Bảo, Đức Phật đã gián tiếp bảo họ thực hành thiền Minh Sát ít nhất cho đến khi đạt đạo quả Tu Đà Huờn. Bởi vì khi đạt quả Tu Đà Huờn bạn có đức tin vững chắc vào Tam Bảo và đức tin nầy có đủ sức mạnh để kéo dài đến kiếp sau.
Trong bản kinh nầy giới không uống rượu không được trực tiếp đề cập đến. Mặc dầu, trong bản kinh này, giới uống rượu không được đề cập đến nhưng nó đã nằm trong giới thứ ba Kamesumicchacara rồi. Thông thường chúng ta hiểu giới thứ ba nầy là không tà dâm, nhưng thực ra giới thứ ba nầy có nghĩa là không hưởng thụ những dục lạc giác quan không đúng phép. Như vậy, không uống rượu là không hưởng thụ những hương vị không thích đáng.
Nhiều người phương Tây đến thiền viện của chúng ta để thực hành thiền Minh Sát. Một số có đức tin vào giáo pháp, nhưng một số thì không. Số người có đức tin vào việc hành thiền hỏi tôi khi họ trở về nhà họ phải thực hành những điều gì trong đời sống thường nhựt, tôi bèn giải thích ngắn gọn bản kinh trên.
Do đó, nếu các bạn là một cư sĩ muốn hưởng thụ những thú vui của thế gian trong kiếp sống nầy và muốn tái sanh vào cảnh Trời sau khi chết thì hãy thực hành bảy điều trên, và cố gắng hành thiền Minh Sát cho đến khi bạn có đức tin vững chắc vào Tam Bảo.
Sau đây là tóm lược cách hành thiền minh sát:
Khi ngồi thiền, thiền sinh ngồi theo nhiều cách khác nhau. Có thể ngồi theo lối kiết già: hai chân tréo nhau, hai bàn chân đặt lên hai vế; có thể theo lối bán già: chân này đặt lên chân kia hoặc ngồi theo lối tự nhiên thoải mái, hai chân rời nhau không chân nào chồng lên chân nào, chân này để trước chân kia . Để có thể ngồi lâu, ngày nay một số nơi trên thế giới, thiền sinh có thể ngồi trên ghế. Nhưng dầu ngồi xếp bằng hay ngồi trên ghế lưng cũng phải giử thẳng. Mục đích giử thẳng lưng là để sự tinh tấn không bị suy yếu. Thiền sinh cũng không được dựa vào vách hay thành ghế. Tâm phải chú vào đề mục thiền, dán chặt vào đối tượng thiền.
Thiền Minh Sát (vipassana) là quán sát các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa giác quan. Thoạt đầu, thiền sinh khó có thể quán sát tất cả các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa, do đó chỉ cần chú tâm đến một ít hiện tượng mà thôi. Đó là lý do tại sao thiền sinh được đề nghị chú tâm vào chuyển động phồng xẹp của bụng, theo dõi sự chuyển động của bụng. Thiền sinh dùng tâm để quán sát các chuyển động ở bụng chứ không phải dùng mắt, do đó khi ngồi thiền, thiền sinh nên nhắm mắt lại.
Chú tâm vào chuyển động của bụng, cảm nhận những chuyển động trong bụng như: nhúc nhích, rung chuyển, di động, sự căn, sự cứng, sức ép, sự chạy qua chạy lại…
Nếu chưa cảm nhận được các chuyển động bên trong thì hãy chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng. Khi bụng phồng lên, ghi nhận "phồng"; và khi bụng xẹp xuống, ghi nhận "xẹp".
Ghi nhận ở đây có nghĩa là chú tâm nhận biết. Nếu thấy sự niệm thầm giúp bạn dễ chánh niệm thì hãy niệm thầm. Không cần phải niệm ra miệng. Chỉ ghi nhận thầm trong tâm mà thôi. Nhớ là chú tâm vào chuyển động phồng xẹp chứ không chú tâm vào chữ phồng xẹp.
Hãy thở tự nhiên, không nên thúc ép hay điều khiển hơi thở, không nên thở sâu hay thở dài để thấy rõ chuyển động phồng xẹp của bụng.
Phải theo dõi chuyển động phồng xẹp từ lúc phồng bắt đầu cho đến lúc phồng chấm dứt, từ lúc xẹp bắt đầu cho đến lúc xẹp chấm dứt. Đây là sự quán sát yếu tố chuyển động hay yếu tố gió của bụng biểu hiện qua sự căng cứng, sự bành trướng, sự rung chuyển của bụng.
Trong khi đang theo dõi chuyển động phồng xẹp, nếu có sự đau, nhức phát sinh, hãy ghi nhận "đau, đau" hay "nhức, nhức". Sự ghi nhận này gọi là Niệm Thọ. Sau khi ghi nhận "đau đau" hay "nhức, nhức", hãy trở về với đề mục chuyển động "phồng" hoặc "xẹp".
Trong khi đang ghi nhận các chuyển biến của bụng, nếu có tư tưởng gì đến phải cẩn thận ghi nhận. Sự ghi nhận này gọi là Niệm Tâm. Sau khi ghi nhận "suy nghĩ", hãy trở về với đề mục chuyển động "phồng" hoặc "xẹp".
Khi đang theo dõi chuyển động của bụng, nếu tai nghe gì hãy ghi nhận "nghe, nghe" . Sự ghi nhận này gọi là Niệm Pháp. Sau khi ghi nhận "nghe, nghe", hãy trở về với đề mục chuyển động "phồng" hoặc "xẹp". rồi trở về với chuyển động phồng xẹp. Đó là niệm Pháp.
Hành thiền Minh Sát là theo dõi những hiện tượng thân tâm xảy ra ở các cửa giác quan trong hiện tại. Tuy nhiên, vào lúc mới đầu hành thiền, thiền sinh chưa đủ khả năng để chú ý vào các đề mục hiện tại đang xảy ra tại các cửa giác quan nên hãy lấy sự chuyển động của bụng làm đề mục chính và các đề mục khác làm đề mục phụ. Khi đề mục nào mạnh nhất đang xảy ra thì hãy chú tâm vào đề mục đó, khi không có đề mục nào mạnh đang diễn ra thì hãy trở về với đề mục chính.
Các đề mục phụ đang xảy ra như: mắt giựt, nháy, nước mắt chảy, tai ngứa, mũi nghẹt, nước miếng chảy, tê, cứng, nóng, lạnh, hoặc các cảm giác đau nhức, run rẩy tê cứng. Hoặc các cảm giác trong tâm như suy nghĩ quá khứ tương lai, suy tính, phân tách, vui buồn giận hờn, mong ngóng, kỳ vọng, thấy cảnh trong tâm, nghe âm thanh trong tâm, thấy ánh sáng, cảm thấy bay bổng, cảm thấy thân thể nhỏ lớn biến dạng v.v… Hãy thản nhiên ghi nhận rồi trở về đề mục chính.
Nhớ kỹ một điều là: Không phải chỉ khi nào tâm ở đề mục chính mới tốt còn ở đề mục phụ không tốt. Bao lâu thiền sinh chú tâm chánh niệm trên đề mục hiện tại là đã hành thiền tốt đẹp. Dầu trong một giờ tâm có ở đề mục phụ ngàn lần nếu vẫn chánh niệm ghi nhận được là thiền sinh đã hành thiền đúng và tốt.
Sau khi đã ngồi thiền, bạn đi kinh hành. Trước khi thay đổi tư thế ngồi sang tư thế đứng phải chú tâm chánh niệm ghi nhận ý định đứng dậy: muốn, muốn, muốn; sau đó, chú tâm vào toàn thể cơ thể, và từ từ đứng dậy; ghi nhận toàn thể tiến trình của sự đứng dậy: đứng dậy, đứng dậy, đứng dậy. Khi đã đứng dậy rồi, hãy ghi nhận: đứng, đứng, đứng. Khi đi kinh hành, tốt nhất nên chọn lối đi đã có sẵn, dài chừng mười đến hai mươi bước rồi đi tới đi lui trên đó. Hãy đi một cách chậm rãi; chú tâm vào chuyển động của chân; chú tâm ghi nhận ít nhất bốn giai đoạn của mỗi bước đi: dở, dở,dở, nhón, nhón, nhón, bước, bước, bước. đạp, đạp, đạp, ấn, ấn, ấn hay chuyển, chuyển, chuyển mắt mở và nhìn vào khoảng hai thước trước mặt. Đến cuối đường kinh hành đứng lại, hãy ghi nhận: đứng lại, đứng lại, đứng lại. Khi muốn quay lui, hãy ghi nhân ý muốn quay: muốn, muốn, muốn. Khi quay từ từ, hãy chú tâm chánh niệm vào chuyển động quay: quay, quay, quay. Khi bắt đầu đi trở lại, ghi nhận: dở, bước, đạp, chuyển (ấn) cho đến cuối đoạn đường kinh hành.
Hòa thượng Kim Triệu hiệu đính và chú thích
Tỳ kheo Khánh Hỷ soạn dịch
Tỳ kheo Khánh Hỷ soạn dịch
Nguồn : Buddhamet.net
Mời bạn đọc đón xem tiếp phần 3