Ân sư

Tôi ngộ ra rằng khi cái chân thật không còn là chân thật nữa thì mình mới tìm thấy cái chân thật trong cuộc đời. Sáng chủ nhật là buổi thuyết pháp của sư tại thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Cuối buổi giảng, tôi chập chững trên đôi chân giả vừa mới gắn xong đến đảnh lễ sư với nét mặt u sầu thảm não:

Ba nhà sư và cuộc vượt ngục

Cách mạng tháng 8 thành công. Pháp chiếm lại Huế. Phong trào yêu nước tại Huế vùng dậy. Phong trào ấy lan đến cả giáo hội Phật giáo Huế. Theo tiếng gọi của đất nước, lứa tuổi thanh niên Phật giáo Huế đã “nhập thế” với khẩu hiệu bừng bừng như lửa cháy: “Cởi áo cà sa mặc chiến bào”. Trong đó có Thích Trí Diệm.

Cõng người

Xưa, có hai thiền sinh có việc phải hạ sơn. Trên đường đi, đôi bạn gặp phải một thiếu nữ xinh xắn ngồi buồn rầu bên vệ đường.

Truyện Bóng Áo Nâu(phần 3- Lễ Phật Ðản )

Mùa Phật Ðản, chùa Phổ Quang cũng như rất nhiều chùa khác trong thành phố tổ chức xe hoa và lễ đài rất trang nghiêm, hoành tráng. Buổi chiều, sau thời mông sơn thí thực, Chơn Thanh và Chơn Hòa được quí thầy gọi đi dự lễ Phật Ðản tại lễ đài trung tâm Việt Nam Quốc Tự. Chơn Thanh và Chơn Hòa nhỏ con nhất nên được quí thầy cho ngồi trên xe hoa làm “chư thiên” tung hoa cúng dường Ðức Phật. Xe đi chầm chậm qua các ngả đường Yên Ðỗ, Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản...

Am Mây Ngủ (Phần 1)

Truyện Am Mây Ngủ tuy nói về công chúa Huyền Trân nhưng ở đây hình ảnh công chúa Huyền Trân không thể tách rời ra khỏi hình ảnh của người tăng sĩ áo vải sống trên am Ngoạ Vân núi Yên Tử. Người ấy là Trúc Lâm đại sĩ, tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm.

Người ngày xưa

Sinh là một anh học trò nghèo kiết xác tha phương cầu học. Anh ở trọ trong một ngôi chùa, ngày đêm dùi mài kinh sử để ứng thí. Quan huyện sở tại cũng là người xứ khác bổ nhiệm đến, thường lui tới chùa vì quan rất mộ đạo.

Cuộc sống thanh thản lúc cuối đời (1): Bệnh của tôi

"Năm 2002, qua kết quả xét nghiệm tại hai bệnh viện ở Đài bắc và Newyork, phát hiện thận của tôi bắt đầu biểu hiện có những triệu chứng khác thường, họ yêu cầu tôi phải tiến hành lọc thận. Các bác sĩ khoa huyết dịch và khoa ung bướu còn nghi ngờ rằng trong cơ thể tôi có tế bào ung thư...."

Truyện Bóng Áo Nâu (Phần cuối- Cành lá bồ đề )

Buổi sáng, thầy đi thể dục vòng quanh sân chùa với thầy Minh Thanh. Bao nhiêu năm rồi vẫn vậy. Cứ  năm giờ sáng là thầy Minh Thanh từ trên lầu xuống, dừng chân trước cửa sổ phòng thầy. Nếu không nhìn thấy thầy ngồi ở bàn viết thì cất tiếng gọi: Thầy Thanh ơi! Hoặc có khi cũng không cần gọi, cứ đứng đó vài giây là thầy cảm thấy có bạn đến chờ, ra ngay. Chỉ cần thoáng thấy bóng nhau là đủ, đôi khi đi bên cạnh suốt buổi mà hai người chẳng cần nói điều gì, lặng lẽ đi bên nhau thế thôi, vậy mà rất hiểu ý. Có những tình bạn thân thiết như anh em ruột thịt, điều gì ta cũng có thể nói cho bạn nghe, chia sẻ đến từng ý nghĩ, quan niệm.

Chuyện ông Thiện, ông Ác

Xưa, làng có một ngôi chùa nhỏ trên một ngọn đồi thấp. Chùa vốn có tiếng là linh thiêng. Từ ngày bệ tượng thờ Đức Ông phía trái gian thờ Phật bị kẻ nào lén moi ruột (người ta nói hậu duệ bọn Tàu chôn của ngày xưa đã đến đào trộm), chùa vắng người tu.

Âm vang lời kinh cầu

Cô thư ký dìu chị đến ngồi trên chiếc băng đá ngoài hành lang. Cố trấn tĩnh, chị rút khăn tay chấm mồ hôi mà nghe những giọt nước mắt mằn mặn cứ tuôn trào. Chị ngồi yên lặng trong tư thế hai tay buông thõng, lưng thẳng cao.

Bài xem nhiều