Bên kia sông

Những Tăng Đoàn liễu nghĩa lời Phật dạy, Đã và Đang theo dấu chân Đức Thế Tôn, NHẬP THẾ ĐỘ ĐỜI chứ không chỉ làm Thanh Văn, Duyên Giác. Nhập thế bằng Trí Tuệ. Lặng thinh trước thị phi. Dũng mãnh đi trên đường Phật đi, mới thật sự là đền ơn Chư Phật.

Cánh đồng mùa nhớ khói

Là tôi đang nhớ mùa khói đốt đồng, khi bỗng dưng, cái nắng tháng ba vừa oi vừa đầy mùi cỏ ngọt của miền Tây tràn về.Thiệt ra, cái mùi khói ám màu rơm rạ ấy đã ăn vào ký ức của tôi thành một vệt dư âm rất đậm đặc. Thành ra, dù có xa đồng cách mấy, xa quê cách mấy, tôi vẫn không thể nguôi đi nỗi nhớ.

Lời thì thầm của Nguyễn Du với chúng ta qua Đoạn trường tân thanh

Phải chăng, Đoạn trường tân thanh được viết ra để minh họa cho “tài mệnh tương đố, tạo vật đố tài” như quan niệm thông tục dân gian qua một cô Kiều khổ đau, đày đọa; một vấn đề tầm thường như vậy thì không làm nên được một cái gì cả.

Ta với ta

Thuở 1948-1950, lúc tôi bắt đầu “quay một vòng hát mà chơi” trong tổ chức Gia đình Phật tử, anh Võ Đình Cường đã cho xuất bản quyển Ánh Đạo Vàng mà thiếu niên chúng tôi hồi đó đều say mê.

Giá trị tư tưởng Thiền học Bài Phật tâm ca của Tuệ Trung Thượng...

Kể từ khi đạo Phật du nhập nước ta, đến thời Trần thì đạo Phật đã thể nhập và có một vị trí đặc biệt, đứng vững trong lòng dân tộc. Trong một bối cảnh đất nước độc lập, tự chủ trên mọi lĩnh vực với hào khí Đông A, Thiền phái Trúc Lâm ra đời là một quy luật tất yếu của lịch sư Phật giáo nói riêng và trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.

Dấu Chân

Ngôi chùa làng ven biển thường xuyên không có trụ trì. Thật ra, cũng có vài thầy về đây, nhưng chỉ một thời gian rồi cũng ra đi. Khoảng thời gian không có trụ trì, dân làng đành cử một số vị lớn tuổi lo việc nhang khói. Vùng đất này khô cằn, thiên nhiên khắc nghiệt, nguồn nước sinh hoạt rất khan hiếm. Mùa khô phải đi gánh nước rất vất vả.

Truyện ngắn : Thương nhớ Hoàng Lan

Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?" Nghe chuyện đời cha tôi, thầy bảo: "Hãy nhớ ngày này. Nếu có cơ duyên, mười năm sau ta sẽ trở lại". Trở về thầy bỏ tăng viện, lên một ngọn núi hẻo lánh trong rú xa, dựng mấy nếp nhà cổ. Từ ấy, thầy ẩn tu, hiếm khi xuống núi.

Giấc mơ đi qua gốc gạo đầu làng

Cái gốc đã không còn ở đầu làng, là nơi xa mút và bí ẩn trong tâm hồn của những đứa trẻ đang được bà được mẹ bế trên tay. Giờ đây làng đã được khoác lên mình tấm áo rộng dài hơn trước thì nhiều người vẫn nhớ về cây đa gốc gạo của làng mình như là dấu ấn nguồn cội…

Truyện Ngắn : Ngôi chùa cổ dưới chân núi Lĩnh Nam

Ở phía Đông chân núi Lĩnh Nam có một ngôi cổ tự, vào năm câu chuyện này xẩy ra nó đã cũ lắm mà câu chuyện thì cũng cách ngày nay những mấy đời người. Đến ngày Phật tử hoằng dương kính tín, nó mới được xây cất lại trên nền chùa xưa. Sư thầy Nhất Tâm được hoà thượng trên chùa tỉnh phái về nắn lại hướng chùa rồi ở luôn trông nom việc xây cất. Lão thợ cả bàn:

Phật ở Kyongju

Tôi nhìn vào bức vẽ trên tay Kim. Những nét đen mộc mạc mà linh hoạt trên nền trắng. Cũng một chữ quen quen nằm ngay ngắn phía dưới. Giờ đây tôi đã đọc rành chữ Hàn, đủ để nhận ra là chữ “Phật”. Nhưng khi nhìn sâu vào bức tranh, tôi ngạc nhiên không thấy Kim vẽ chân dung Phật tổ mà chỉ thấy hình ảnh rừng Kyong-Ju mênh mông, với những hoa cỏ mọc hồn nhiên bên nhau không oán thù.

Bài xem nhiều