Giới thiệu tác phẩm Thiền Quán về Sống và Chết
Thiền Quán về Sống & Chết, Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành”, là tập sách được sửa đổi và được biên tập lại từ sách “Vòng Luân Hồi” (The wheel of Life and Death) của Thiền Sư Philip Kapleau, được xuất bản năm 1989. Tác phẩm này đã được Hòa thượng Thích Như Điển, chùa Viên Giác, Đức Quốc và Thượng tọa Thích Nguyên Tạng, trụ trì tu viện Quảng Đức, Úc Quốc biên dịch, ấn tống năm 2017.
Đọc “Thần Chú trong Phật Giáo” Do Giáo Sư Lê Tự Hỷ biên soạn
Nhân đọc quyển “Thần chú trong Phật Giáo” của Giáo Sư Lê Tự Hỷ, tôi xin nêu ra đây 3 quan điểm trong khi đọc Kinh, trì Chú hay nói đúng hơn là pháp học, pháp hành và pháp học lẫn pháp hành. Đây chỉ là quan niệm của tôi và tôi xin điểm qua từng pháp một qua các câu Thần Chú “Yết Đế, Yết Đế Ba La Tăng, Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha”, kế tiếp là câu “Án Ma Ni Bát Di Hồng” rồi “Chú Đại Bi” và Thập Chú trong Kinh Lăng Nghiêm của quyển sách nầy mà Giáo Sư Lê Tự Hỷ đã dày công nghiên cứu.
Tản mạn "Vị trí của một ngôi chùa"
Ngôi chùa đối với người Phật Tử Việt Nam chúng ta nói riêng hay những dân tộc khác tại Á Châu nói chung; chùa đóng một vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân, kể cả những người không thuộc tín ngưỡng Phật Giáo. Do vậy từ mấy ngàn năm nay, hình ảnh của ngôi chùa đã ăn sâu vào nề nếp văn học, thi ca, kiến trúc, phong tục, tập quán, lịch sử v.v, nên chùa là “Cái thiện của làng tôi” như nhà văn Thiện Văn Phạm Phú Minh ở Hoa Kỳ đã viết trong tờ Thế Kỷ thứ 21 như vậy.
Có những thương nhớ ùa về trong bão
Bố yêu thương của con…
Đọc “Đại Đế Asoka, Từ Huyền Thoại Đến Sự Thật” của Lê Tự Hỷ
Khi đọc vào nội dung, thấy tác giả đã dày công nghiên cứu và chú thích rõ ràng từng điểm một, khiến cho tôi có thể liên tưởng đây là một luận án của Cao Học hay Tiến Sĩ Phật Học, chứ không phải là một quyển sách bình thường, mà tác giả nầy theo Hòa Thượng Minh Cảnh viết trong lời giới thiệu là một Phật tử, nhưng theo tôi, vị nầy cũng có thể là một người tu xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, giỏi Anh văn và Phạn ngữ. Do vậy trong lời mở đầu tác giả cũng có khuyên là chư Tăng Ni nên học chữ Phạn, nếu theo hệ Đại Thừa để được mở rộng tầm nhìn nhiều hơn. Đây là một điều cần nên làm cho những thế hệ Tăng Ni trẻ về sau nầy vậy.
Đọc khảo luận “Đường về núi cũ chùa xưa”
Đã gọi là Khảo Luận thì cũng có thể những bài nầy đã được thuyết trình ở đâu đó, trong những Khóa Tu Học hay Hội Nghị Văn Hóa Phật Giáo v.v. Nhưng hình như Thầy viết chỉ để giải tỏa những tâm sự của một người trí thức Phật Giáo trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước hiện nay, nên chỉ lấy bối cảnh lịch sử và những con người lịch sử cùng tư tưởng của họ để trực tiếp hay gián tiếp nói lên sự suy tư của mình cho một Đạo Phật Việt Nam hiện tại và mai hậu.
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do Hoà thượng Tuyên Hóa giảng
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng: Làm sao có thể viết nhiều được? Tôi sẽ trả lời rằng: Hãy đọc thật nhiều thì sẽ viết được nhiều và nếu có ai đó hỏi tôi rằng: "Làm sao để có thể nhớ nhiều được?" Tôi sẽ trả lời rằng: "Hãy tu nhiều và hành trì nhiều thì sẽ nhớ nhiều và nhớ được lâu.
Đọc tác phẩm mới nhất của Thiền sư Nhất Hạnh
Đó là quyển “Tri Kỷ của Bụt” dày 660 trang và tôi đã đọc trong 6 tiếng đồng hồ, mỗi lần đọc hai tiếng trong khoảng thời gian cách nhau nhiều ngày. Đọc Kinh, sách là niềm vui của tôi, vì tôi muốn tìm hiểu thêm để học hỏi từ những tác giả khác.
Làng Cói
Chùa Linh Bửu khuất nẻo như trò chơi trốn tìm trên quãng đường quê. Nếu như không có biển chỉ dẫn tại các ngã rẽ thì khó mà biết được ngôi Linh tự tọa lạc ở phương nào.
Truyện ngắn: Chó báo thù về cõi Phật
Sau nhát cuốc bổ thẳng như ánh hào quang rọi vào đầu, Vàng thấy mình bay lên, lòng thanh thản, nhẹ nhàng, không vướng bận, không hình hài, không trọng lượng, bất sinh bất diệt. Em không còn là nỗi lo và gánh nặng của mình và của ai nữa. Bây giờ em có thể thong dong, tự tại về thăm người xưa nơi cũ yêu dấu và mênh mang của mình