Đến chùa Bổ Đà xem kinh cổ

Nằm giữa núi rừng huyện Việt Yên (Bắc Giang) có một ngôi chùa mang tên Bổ Đà, nơi hiện lưu giữ bộ kinh Phật khắc trên gỗ, cổ nhất Việt Nam. Sự độc đáo, của bộ kinh đặc biệt này đã thu hút hàng nghìn khách thập phương về đây tham quan, tế lễ mỗi năm..

Rơi lệ ở Frankfurt

1. Trong Bảo tàng Thực hành Frankfurt (Đức) có trưng bày đầu một tượng Phật bằng đồng của Trung Hoa. Nét mặt pho tượng chứa chan từ bi nhưng đầy ưu tư. Bên cạnh pho tượng là tấm biển thuyết minh bằng tiếng Anh có tiêu đề: Why she cried... (Vì sao cô ấy khóc...).

Văn hoá nơi thờ tự

Chùa chiền luôn là nơi tâm linh của người Việt. Không phải mọi người Hà Nội đều theo đạo Phật, nhưng thói quen lễ chùa đã trở thành một nét sinh hoạt lâu đời. Bà đi chùa dẫn theo cô cháu nhỏ, lớn lên cháu cũng đi chùa như bà năm nào.

Về tín ngưỡng cột kinh Phật đỉnh Tôn Thắng ở Thế kỷ X

Năm 1963, ở Hoa Lư, đã phát hiện được một cột kinh Phật do Đinh Liễn, con Đinh Tiên Hoàng, dựng năm 973. Tác giả bài này đã nghiên cứu cột kinh đó(1). Năm 1964, phát hiện được cột kinh thứ hai, tác giả bài này cũng đã nghiên cứu cột kinh này(2). Năm 1978, lại phát hiện thêm 14 cột kinh tương tự ở Hoa Lư. Trên các cột kinh này đều có khắc bài Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni (Usnisavijaya dharani).

Chùa Cha Lư – Một di tích lịch sử thời Lý ở Bắc Ninh

Chùa Cha Lư tọa lạc ở phía đông nam làng Dương Lôi, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ vào kết cấu kiến trúc và những di vật hiện còn, các nhà sử học, khảo cổ học đã đánh giá chùa được xây dựng từ rất lâu.

Thử giải mã chùa Đồng (Yên Tử)

Nằm trên đỉnh cao nhất của dãy Yên Tử (1.068m), chùa Đồng có tên là chùa Thiên Trúc. Theo cách hiểu phổ biến xưa nay, chùa được xây dựng vào thời Lê, do một bà phi của chúa Trịnh công đức. Gọi là chùa, nhưng chỉ nhỏ như cái khán nên người đi lễ không vào bên trong được mà chỉ đứng ngoài thắp hương, hướng vào chùa lễ Phật. Năm Canh Thân (1740), lợi dụng gió bão làm bạt mái chùa, kẻ gian đã tháo dỡ chùa mang đi, chỉ để lại dấu tích các hố chôn cột trên mỏm đá.

Văn hoá phi vật thể phật giáo ở chùa Việt – Quan Âm Bồ...

Luật Di sản văn hoá có quy định: Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ, lưu truyền bằng nhiều hình thức bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.

Ngôi chùa trong đời sống văn hoá người Khơme

Đến vùng bà con dân tộc Khơme sinh sống, ấn tượng nổi bật là những mái chùa cong vút ẩn mình dưới hàng cây sao và cây dầu (loại cây thiêng, mọc cao, thường dùng làm thuyền trong ngày hội đua thuyền cầu nước của người Khơme). Người Khơme theo Phật giáo tiểu thừa, họ sùng bái, trọng vọng ngôi chùa và các vị sư sãi… như chính gia đình thân thiết của mình, bởi lẽ họ quan niệm cuộc sống trần thế chỉ là chốn tạm bợ, phía “bên kia” mới là cõi niết bàn, và ngôi chùa chính là nơi trung gian.

Mỹ học Phật giáo trong dàn dựng và biểu diễn vở chèo cổ “Quan...

Giống như một phát hiện, khi nghe tên hội thảo khoa học “Những yếu tố Phật giáo trong nghệ thuật dân tộc Việt Nam”, tâm thức tôi bừng ngộ. Tôi lập tức nghĩ ngay đến vẻ đẹp rực rỡ của mỹ học folklore đặc sắc cổ truyền chỉ có ở sân khấu chèo cổ sân đình Việt Nam. Và cũng ngay lập tức, tôi liên tưởng tới vở chèo cổ toàn bích Quan Âm Thị Kính, với vẻ đẹp ngời sáng của mỹ học Phật giáo trong nghệ thuật dàn dựng của đạo diễn Trần Bảng và nghệ thuật biểu diễn của các nghệ nhân chèo sáng giá nhất Nhà hát Chèo Việt Nam.

Hoa sen trong mỹ thuật truyền thống Việt

Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình người Việt là một đề tài hằng xuyên theo chiều dài lịch sử mỹ thuật dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị vô giá với tinh thần người Việt. Vì vậy hình tượng hoa sen không chỉ là đề tài nghiên cứu và cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà còn là đề tài nghiên cứu để chúng ta tìm về với giá trị truyền thống dân tộc.

Bài xem nhiều