Việt Văn – kết nối Đạo và Đời qua những tấm ảnh

Từ ngày 12 đến 18/12/2006, lần đầu tiên tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm ảnh nghệ thuật Phật giáo với chủ đề “Đạo và Đời” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên văn hóa báo Lao động Trần Việt Văn. 99 bức ảnh in trên giấy lụa được đính trên nền màu vàng, trưng bày theo từng mảng chủ đề Phật giáo như “Vô lượng nghĩa, Đạo và Đời, Đất Phật, Nguyện cầu, Thiền môn, Pháp bảo, Cõi nhân gian, Sắc và Không, Bất diệt, Tập đế, Vô thường”. Không gian triển lãm không chỉ thấm đậm không khí thiền môn với những bức ảnh lạ mà quen, thiêng liêng mà gần gũi mà còn có sắc vàng, hương trầm, hoa sen, am tháp.

Hoa sen trong văn hóa Phật giáo

Hoa sen có cả sắc lẫn hương và sự vươn lên khỏi bùn nhơ để nở hoa của nó đã làm cho loài hoa này mang một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen có mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ văn học nghệ thuật cho đến kiến trúc hội hoạ, và đặc biệt là tôn giáo... Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Đối với Phật giáo, hoa sen hiển hiện khắc nơi từ trong kinh điển cho đến các sản phẩm thờ cúng, tư thế ngồi thiền, cách chấp tay... Hầu như ở đâu có Phật giáo người ta sẽ tìm thấy ở đó có hoa sen, hay nói cách khác hoa sen là biểu tượng của Phật giáo.

Đường đến đất Phật – Kỳ 3: Khi đàn hạc bay về

Vào một buổi trưa khi xe chúng tôi đang chạy bon bon trên con đường nhựa băng qua cánh đồng lúa rộng lớn bao quanh khu vực Lâm Tỳ Ni, tôi chợt nhìn thấy một đôi chim khổng lồ màu xám đang bình thản tìm ăn bên cạnh những người nông dân đang làm ruộng. Chim này khi đứng vươn lên, cao hơn cả những người nông dân đứng bên cạnh.

Đường đến đất Phật – Kỳ 2: Lâm Tỳ Ni và Việt Nam Phật...

Tôi cùng đoàn du khách Việt Nam vượt qua biên giới phía bắc Ấn Độ để đến Nêpal vào một buổi tối. Xuất phát từ kinh thành Xá Vệ từ lúc 1 giờ trưa nhưng mãi đến 8 giờ tối mới đến được cửa khẩu vì xe đi lạc đường. May mắn thay, chúng tôi đến những phút làm việc cuối cùng trong ngày của công an cửa khẩu của cả hai bên. Chúng tôi kịp thời làm giấy tờ để cả đoàn qua được cửa khẩu trót lọt và về đến khách sạn an toàn.

Đến vùng đất Phật – Kỳ 1: Theo “dấu chân” Đường Tăng

Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Nơi này cách đây 2.600 năm đã sản sinh ra một nhà hiền triết vĩ đại, đó là Phật Thích Ca Mâu Ni. Những bài giảng của ông được học trò ghi chép lại thành một triết thuyết mà đến nay đang ảnh hưởng đến hơn 600 triệu người trên thế giới. Những vết tích ông để lại trên vùng đất phía bắc Ấn Độ trở thành vùng đất Phật thu hút hàng triệu người trên khắp thế giới cho đến ngày nay. Tôi có cái duyên được đến vùng đất Phật linh thiêng kỳ bí này.

Thế động của văn hóa

<FONT face=Arial size=2>Khi nói đến văn hóa Việt <?xml:namespace prefix = st2 /><st2:country-region w:st="on"><st2:place w:st="on">Nam</st2:place></st2:country-region>, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như “Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến”. Đó là cách nói ở “thế tĩnh”. Coi văn hóa là một gia tài quá khứ, mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được <?xml:namespace prefix = st1 /><st1:GivenName w:st="on">chưng</st1:GivenName> trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thép vàng của lòng tự hào dân tộc.</FONT></SPAN>

Góc tâm linh Việt ở xứ người

Bên trời Tây, Tết âm lịch đến giữa mùa đông giá rét, ít người nhớ ra sẽ rơi vào ngày nào theo Tây lịch. Cho nên khi kịp nhớ ra cũng chỉ còn cách gọi điện chào hỏi nhau năm mới. Nhớ về quê hương thì thắp nén hương hồi niệm về quá khứ. Ở nơi nào có cộng đồng người Việt, còn nhớ lệ tham gia chơi chợ Tết, vào chùa lễ Phật, hái lộc, đi chào hỏi nhau…

Cuộc thi ảnh nghệ thuật Phật giáo lần thứ II : “ĐẠO...

Nhằm  Chào mừng đại hội  đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007-2012),một sự kiện lớn của  GHPGVN. Báo Giác Ngộ & Trung Tâm sách kỷ lục Việt Nam-Vietbooks phối hợp cuộc thi ảnh nghệ thuật Phật giáo lần  thứ 2,với  Chủ đề “ĐẠO PHẬT VÀ CUỘC SỐNG” .Với ý tưởng này Ban tổ chức cuộc thi sẽ thực hiện xếp ảnh hình hoa sen lớn nhất Việt Nam.

Chùa Vạn Đức với ngôi chính điện cao nhất Việt Nam

Chùa  Vạn Đức tọa lạc số 23/4 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh. Chùa do HT.Thích Trí Tịnh, đời thứ 41 dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ, hiện là Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, khai sơn năm 1954.

Hội đua ghe ngo của Phật giáo Khmer Nam Bộ

Truyền thuyết Phật giáo Khmer kể rằng: Từ thuở xa xưa, ở vùng đất Nam Bộ sông nước hoang sơ, việc đi lại rất khó khăn. Có một hôm, gần đến giờ ngọ bỗng trời mưa to gió lớn, nước sông mỗi lúc dâng lên cao, khắp nơi ngập tràn. Vì muốn thể hiện tấm lòng kính Phật trọng Tăng, bà con trong phum sóc cùng nhau đốn cây kết thành bè để đưa các vị sư khất thực xa chùa trở về cho kịp giờ độ ngọ.

Bài xem nhiều