Ngôi chùa nhiều kỷ lục nhất Việt Nam
Dẫu trời rét buốt, nhưng trên đỉnh núi sương mờ bảng lảng, hàng trăm thợ mộc, thợ xây vẫn miệt mài với những khúc gỗ to bằng 2-3 vòng tay người ôm, với hàng trăm pho tượng đá cao hơn đầu người, đánh đu thân mình trên những giàn giáo chằng chịt ở lưng chừng trời… để mong sớm có một ngôi chùa được coi là to và đẹp nhất Việt Nam.
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
Tây Thiên thiền viện- Không gian của thiền
Tây Thiên là một quả núi nằm trong dãy Tam Đảo, thuộc Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Núi và rừng ở đây được xếp hạng di sản thiên nhiên quốc gia, mang vẻ đẹp hoang sơ quanh năm mây gió phiêu bồng. Trên núi có ngôi chùa cổ thờ Phật và Tam Đảo Sơn Thần Quốc Mẫu. Năm 2005, có thêm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, tạo cho núi một không gian thiền thánh linh, vừa thâm nghiêm vừa trang trọng…
Vãng cảnh Linh Mụ
... Dọc theo Tả ngạn, ngược dòng sông Hương, tọa lạc trên ngọn đồi là một ngôi chùa danh tiếng. Bước dần lên từng bậc cấp, hồn tôi lung linh theo những huyền thoại. Cảnh quang nhòa mất, thoáng xưa hiện về...
Các pho tượng quý và di sản cổ tại chùa Thầy (Hà Tây)
Hiếm thấy ngôi chùa nào đã ngót ngàn năm tuổi, vẫn giữ vị trí toạ lạc không thay đổi như Thiên Phúc tự (chùa Thầy). Dĩ nhiên không thể còn nguyên vẹn kiến trúc thời Lý do Thiền sư Từ Đạo hạnh xây dựng, dấu tích còn lại đến bây giờ là kết quả của những đợt trùng tu lớn (vào TK XVII, TK XVIII).
Những ngôi chùa mang tên ‘Bà’ ở Hà Nội
Những ngôi chùa mang tên “Bà” ở Hà Nội có khá nhiều. Sau đây là thống kê của nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc về những ngôi chùa như thế
Chùa Khmer Nam Bộ – công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo
Chùa Khmer Nam Bộ, ngoài chức năng thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, còn là một trung tâm sinh hoạt văn hoá-xã hội của từng cộng đồng phum, sóc Khmer, một công trình nghệ thuật kiến trúc có giá trị, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá của dân tộc.
Loài hoa vừa quen vừa lạ ở ngôi chùa cổ Bối Khê (Hà Tây)
Lá diêu bông trong thơ của thi sĩ lãng du Hoàng Cầm, trong âm nhạc lãng phiêu Trần Tiến hay hoa thảo mưa hiện lên vừa buồn bã vừa lãng mạn trong tranh vẽ Nguyễn Quang Thiều là những hư cấu nghệ thuật đầy tính sáng tạo ngẫu hứng. Cũng mang một cảm xúc như thế, loài hoa này tưởng chừng chỉ có trong thi ca, trong giai điệu dân ca xứ Thanh mà thôi.
Chùa Ang Kor Raig Borei (Trà Vinh)
Trà Vinh là một trong những vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống. Người Khmer cư trú thành từng phum, sóc. Mỗi phum, sóc đều có những ngôi chùa. Toàn tỉnh có đến 142 ngôi chùa. Chùa của người Khmer ở đồng bào sông Cửu Long nói chung và ở Trà Vinh nói riêng là một trong những di sản văn hóa đặc sắc. Chùa Ang Kor Raig Borei ( còn gọi là chùa Ang) là một công trình tiêu biểu.
Chùa Văn Quán huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây – một địa chỉ tâm...
Chùa Văn Quán nằm trên địa bàn làng Văn Quán, xã Đỗ Động, xưa thuộc về tổng Động Cứu, huyện Thanh Oai. Đây là một làng có từ lâu đời. Bên những mái đình, mái đền, bờ ao, bến nước, còn thấy những cây đa, cây đề cổ thụ, dấu ấn của sự thanh bình, trầm tích và sâu nặng tâm linh.