Về chốn tổ Thanh Mai

Lang thang một mình trong rừng thông, một mình suy ngẫm một mình tìm về cố hương tìm về chốn Tổ. Đâu đó dưới thôn Thanh Mai nhà ai kia đã nổi lửa nấu cơm chiều, mùi lá cây rừng con trẻ chăn Trâu đem về nấu cơm vẳng lên làm kẻ Khất sỹ độc hành chạnh lòng nhớ về quá khứ vàng son nơi đây.

Chùa Duệ Khánh và pho tượng Phật Thích Ca sơ sinh bằng đồng

Chùa Duệ Khánh tức Cổ  Châu Tự, tọa lạc giữa quê  hương quan họ, thôn Duệ  Khánh, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Chùa làng Cảnh Dương và ký ức tuổi thơ của tôi

Chùa Cảnh Dương được dựng vào năm 1667, mang tên là “Cảnh Phúc tự”. Chùa nằm ở đầu làng, giữa một vùng cây um tùm, mát mẻ, mặt hướng về phía Bắc, lấy sông Loan làm minh đường, lấy núi Phượng (một tên gọi khác của dải Hoành Sơn - đèo Ngang) làm tiền án.

Chùa Dạm chìm trong quên lãng

Quy mô to lớn của chùa Dạm đã được nhân gian truyền tụng tới ngày nay nhưng tiếc thay, Đại danh tự thời Lý giờ chỉ còn là phế tích ngập chìm trong cỏ dại.

Thăm chùa Bổ Đà

Bốn bề phong cảnh lạ thay – Bồng Lai kia cũng thế này mà thôi”. Đó là cảnh sắc chùa Quan Âm trong truyện thơ nôm khuyết danh Quan Âm Thị Kính mà theo tích xưa thì nó được dựa trên phong cảnh chùa Bổ Đà, nằm trên bờ Bắc sông Cầu, thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Những dấu hỏi quanh tháp Bình Sơn

Được sự quan tâm của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cùng UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 11-8-2008, Ban quản lý chùa Vĩnh Khánh thuộc thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi công xây dựng chính điện.

Chùa Cói (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)

Chùa Cói, xưa thuộc làng Cói xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Di tích chùa Cói là một tổ hợp đầy đủ của một Phật đường bao gồm: Tam quan, chùa và tháp.

Chùa Dâu đất Luy Lâu

Vùng đất cổ tích Dâu - Luy Lâu cách Hà Nội chỉ hơn 20km về phía đông, mang trong lòng bao câu truyện cổ. "Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu"... Ai đã một lần đi về Thuận Thành, Bắc Ninh, hãy một lần về thăm chùa Dâu, ngôi chùa cổ kính xưa nhất Việt Nam này.

Video: thăm chùa Hang (Kiên Giang)

Chùa Hang là một ngôi chùa nằm giữa hang sâu gần 40m, thâm u, mờ ảo. Các thạch nhũ khi ta sờ vào thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông chùa, vì vậy có người gọi là đá chuông.

Video: Đến thăm ngôi chùa cổ Bà Thiên Hậu ở TP HCM

Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Và do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.

Bài xem nhiều