Tu tập chánh tinh tấn
Bạn cần sử dụng trí tuệ để giữ tâm tỉnh táo và có hứng thú. Làm cho tâm mình hứng thú với những gì đang diễn ra chính là “tinh tấn một cách có trí tuệ”. Loại tinh tấn của bạn mang tính chất dùng sức (cơ bắp) nhiều hơn nên mệt mỏi là chuyện không thể tránh khỏi. Nếu sự tò mò, ham tìm hiểu không thể khởi lên một cách tự nhiên thì bạn phải tự đặt những câu hỏi cho mình. Đặt câu hỏi giúp cho tâm hứng thú và do đó tỉnh thức hơn.
Chánh niệm
Chánh niệm là trí nhớ ghi nhận các hiện tượng danh sắc hay thân tâm nổi bật qua sáu cửa giác quan ngay trong khoảnh khắc hiện tại.
Không có hứng tu tập
Thiền sinh: Thầy khuyến khích chúng con phải đặt nhiều câu hỏi để tiếp thêm sức sống cho pháp hành, để khơi dậy lòng nhiệt tình và hứng thú tu tập. Nhưng việc đó hình như lại không hợp với con; tâm con chẳng có hứng thú tu tập gì cả. Con phải làm gì bây giờ?
Niềm vui trong tu tập
Đi tìm thú vui hay cố gắng có được nhiều thú vui hơn nữa là một cực đoan, đè nén nó là một cực đoan thứ hai. Đức Phật dạy chúng ta đi theo con đường trung đạo, nhận biết sự thưởng thức với thái độ đúng đắn. Một cảm giác chỉ là một cảm giác, sự thưởng thức chỉ là sự thưởng thức.
Dặn dò
Sau mười ngày thiền tập, trở về với cuộc sống đời thường, mỗi thiền sinh thường đem về ít nhiều chánh niệm. Chánh niệm này không có được khi chưa tu tập và phải tập lâu, tập nhiều mới vững mạnh được.
Thực hành liên tục sẽ làm sâu sắc thêm hiểu biết
Đến giai đoạn này, chánh niệm sẽ lùi lại phía sau, có thể nói như vậy, và sẽ đóng vai trò thứ yếu. Nó sẽ vẫn luôn có mặt bởi vì trí tuệ sẽ không thể tồn tại nếu không có chánh niệm, nhưng đến lúc này, trí tuệ đã bắt đầu có cuộc sống riêng của chính nó. Chánh niệm sẽ tiếp tục nuôi dưỡng trí tuệ và hiểu biết của chúng ta ngày càng lớn mạnh. Ở trình độ này, tâm bạn sẽ luôn luôn biết phải làm gì, và một điều nữa là sự thực hành trở nên vô cùng thật dễ dàng đến mức bạn chẳng cần phải có chút cố gắng nào nữa.
Tâm làm thinh
Thiền làm đem tâm trở về hiện tại cùng với thân, tập tâm dừng suy nghĩ, tập tâm làm thinh. Khi suy nghĩ, tâm không thể yên. Khi được để nơi chuyển động phồng xẹp của bụng, tâm sẽ nằm yên theo chuyển động của thân. Khi tâm ở phồng xẹp, tâm sẽ không quên, sẽ theo phồng xẹp từ đầu đến cuối, nên tâm không nói năng, suy nghĩ gì cả.
Chỉ có trí tuệ mới hiểu
Một khi đã hiểu được vấn đề hay một tình huống xung đột,tâm sẽ được giải thoát khỏi đau khổ (do xung đột đó gây ra cho mình). Chỉ khi đó nó mới không còn phản ứng lại mỗi khi gặp những tình huống như vậy nữa. Để có được tầm mức trí tuệ này tất nhiên không phải là chuyện dễ. Thực hành theo cách này có thể sẽ tương đối khó, nhất là trong giai đoạn đầu. Chúng ta cần rất nhiều kiên nhẫn và duy trì thực hành đều đặn.
Vun bồi hạt giống chánh niệm
Trong toàn thể tri kiến của Đức Phật, Ngài chỉ truyền dạy con đường thoát khổ cho chúng sanh bắt đầu với kinh nghiệm về cái khổ của vô thường rồi từ đó mới thật sự thấy được cái vui thường hằng. Sự an vui này ta phải trả một cái giá rất đắt bằng công trình tu niệm kiên trì và dài lâu.
Thông tin hướng dẫn trí thông minh- Trí tuệ
Cái gì ngăn chặn phiền não sanh khởi và cái gì loại bỏ phiền não đã sanh khởi? Cái tâm nào làm việc đó? Chánh niệm không thể nào làm được việc đó, chỉ có trí tuệ mới làm được. Vì vậy, khi Đức Phật thuyết giảng về vấn đề này, ý Ngài thực sự muốn nói là mọi người hãy phát triển trí tuệ để ngăn chặn và loại bỏ phiền não. Bởi vì không hiểu được lời dạy của Đức Phật nên chúng ta cứ nghĩ rằng chính cá nhân mình phải cố mà ngăn chặn và loại bỏ phiền não.