Đại Niệm Xứ (Quán sát thân trong thân, phần 2 )

Dầu bạn đang ở trong tư thế nào đi nữa, bạn cũng phải tỉnh giác. Bạn phải làm các tác động trong tỉnh giác và chánh niệm. Ðôi lúc bạn gọi là "tỉnh giác", đôi lúc bạn gọi "biết", đôi lúc bạn gọi "theo dõi". Tất cả những danh từ này đều có nghĩa tương đương để chỉ sự chánh niệm của bạn trong khi làm các tác động. Khi bạn cố gắng giữ tâm trên đối tượng, bạn cần phải có tinh tấn, chánh niệm, định tâm và hiểu biết. Bạn phải duy trì bốn đặc tính này càng nhiều càng tốt. Khi bạn thực hành theo lời chỉ dẫn trên là bạn đã áp dụng tỉnh giác. Như vậy, "tỉnh giác" hay "hiểu biết trọn vẹn" hay "biết một cách rõ ràng" hay "thấy một cách rõ ràng" đều có cùng một nghĩa.

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 7, phần 1)

Ở giai đoạn này, khi kinh nghiệm một điều gì đó, bởi vì đôi khi bạn có thói quen suy nghĩ và ghi nhận bằng cách định danh, bạn cố đặt tên cho nó, nhưng khoảng khắc bạn cố đặt tên thì nó đã không còn ở đó nữa. Do đó, bạn có cảm tưởng là mình không thể đặt tên cho mọi thứ được nữa, chỉ có thể thấy chúng, quan sát chúng mà không suy nghĩ, không làm một cái gì hết. Đối với những người mới đến, thiền sư dạy phải ghi nhận mọi thứ: nghe, nghĩ…

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 6, phần 2)

Ở giai đoạn này, khi đi kinh hành bạn có thể cảm nhận mọi cử động đều biến mất. Bạn thấy các cử động chia thành từng đoạn một, không phải là một cử động duy nhất. Tâm chánh niệm đang hay biết cử động, mỗi lần biết một cử động rồi nó liền biến mất. Khi bạn giơ tay, bạn có thể thấy nhiều đoạn cử động nhỏ biến mất. Khi đi kinh hành, bạn dịch chuyển và quan sát, nó liền biến mất.

Đại Niệm Xứ (Quán sát thân trong thân, phần 1)

“Và, này các thầy tỳ khưu, như thế nào vị tỳ khưu quán sát thân trong thân? Này các thầy tỳ khưu, ở đây, tỳ khưu hoặc đi vào rừng, hoặc đến dưới cội cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng, chánh niệm vào đề mục hành thiền. Chánh niệm vị ấy thở vào, chánh niệm vị ấy thở ra."

Bản đồ hành trình tâm linh ( Chương 6, phần 1)

Ở giai đoạn này, khi nghe nhạc, hành giả sẽ nghe một nốt nhạc sanh lên và diệt mất, một nốt khác sanh lên và diệt mất, không liên tục với nhau. Hành giả không thể thực sự thưởng thức được âm nhạc và sẽ nghĩ rằng: “Trước đây tôi cứ nghĩ nó thật là hay, nhưng bây giờ thì thấy chẳng có ý nghĩa gì cả”. Chúng ta sẽ không thưởng thức được một cái gì nếu nó không có tính liên tục.

Đại Niệm Xứ

Đối với thiền sinh hay ít ra những ai đang hướng về chân trời rực rỡ ánh hồng giải thoát, có thể nói Kinh Ðại Niệm Xứ là bài kinh thỏa thích nhất hay đúng hơn là bài kinh tối cần, gần gũi nhất. Tối cần như cốt tủy và gần gũi như máu chảy khắp châu thân. Những lời kinh như những lời thiên thu gọi hãy dũng mãnh lên đường hướng về bến bờ giải thoát cho chính mình.

Bản đồ hành trình tâm linh Chương 5 (Phần 2)

Nghe và đọc có thể đem lại cho bạn trí tuệ sâu sắc nhưng vẫn còn một bước nữa phải đi: Trí tuệ thiền tập (nana). Đây là cái đẹp trong giáo pháp của Đức Phật. Đức Phật cũng công nhận có kiến thức hoặc hiểu biết thu được từ nghe, đọc và từ tư duy, và hầu hết mọi người chỉ dừng lại ở chỗ này, nhất là các triết gia phương tây, họ chỉ dừng lại ở đó. Đức Phật đã tiến thêm một bước xa hơn: Đó là trí tuệ thiền tập.

Khóa thiền Tứ Niệm Xứ một tuần tại thiền viện Phước Sơn

Tối thứ tư ngày 31/04/2010, tại thiền viện Phước Sơn, 368 suối Tân Cang, Phước Tân, Long Thành, Đồng Nai, đã khai giảng khóa thiền Tứ Niệm Xứ một tuần. Đây là khóa thiền thứ hai, được tổ chức trong năm Canh Dần.

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 5, Phần 1)

Thực sự thì không có chúng sanh nào cả. Có một loại thực tại trong đó chúng ta nhìn nhận chúng sanh là một thực tế, đó là sammuti-sacca (thực tại quy ước, hay thực tại chế định). Đừng lẫn lộn hai thực tại này với nhau. Trong thực tại chế định có các chúng sanh, có đàn ông, đàn bà. Khi chúng ta đã đến với paramatha (thực tại chân đế), chúng ta hành thiền vượt qua được chỗ đó và chỉ nhìn vào các tính chất thôi

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương IV, Phần 3)

Đức Phật nói rằng định thu được khi đi kinh hành mạnh hơn nhiều định thu được từ thiền toạ (cankamadhigato samadhi ciratthitiko hoti ~ AN iii.30). Đây là một điều quan trọng nên biết, bởi vì trong quá trình di chuyển, nếu chuyên chú, chánh niệm của bạn sẽ mạnh hơn.

Bài xem nhiều