Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 9, Phần 2)

Ở những khoảnh khắc đột phá cuối cùng, một trong ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã sẽ hiện lên rất rõ. Chẳng hạn nếu hành giả thấy vô thường, sanh diệt rõ rệt hơn, vị ấy sẽ thấy vô thường, vô thường, vô thường… rất rõ và sẽ không chuyển sang đặc tướng khác. Đây là một điểm quan trọng cần ghi nhớ. Ở giai đoạn đầu, đôi khi bạn chuyển từ thấy vô thường sang thấy khổ hay vô ngã, cứ tới lui như vậy. Rồi sau đó, bạn an trụ trong một đặc tướng duy nhất, đặc tướng đó trở thành nổi bật.

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 9, Phần 1)

Khi tâm đã phát triển đủ năng lực, nó sẽ buông bỏ tất cả các hành và thể nhập vào Niết Bàn (sabbam, sankhara-pavattam viasjjetva Nibbanam eva pakkhandati). Nếu chưa thể làm được điều đó, tâm sẽ lại quay trở lại quán sát các hành, quán sát sự sanh diệt của tiến trình tâm-vật lý (no ce passati punappuna sankhararammanam eva tuva pavattati). Điều này sẽ còn xảy diễn lại nhiều lần. Đôi lúc tâm muốn với tới Niết Bàn nhưng lại chưa đủ sức mạnh để làm điều đó. Nó rơi trở lại và quán sát các tiến trình thân-tâm sanh diệt cho đến khi tích lũy đủ sự sáng suốt, rõ ràng.

Đại Niệm Xứ (Quán sát thọ trong thọ, Phần 6)

Cảm thọ mà thiền sinh biết được khác với cảm thọ mà một người không hành thiền biết. Mặc dù khi có cảm thọ tốt thì bạn biết rằng bạn đang có cảm thọ tốt, và khi có cảm thọ xấu thì bạn biết rằng bạn đang có cảm thọ xấu. Nhưng như thế không hẳn là thiền Minh Sát. Thiền sinh hành thiền Minh Sát thấy hay quán sát cảm giác chỉ là cảm giác thôi, không phải cảm giác của một người, không phải cảm giác trường cửu bất biến.

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 8, Phần 3)

Suy nghĩ sẽ làm cho bạn tự đồng hóa mình với nó. Khi suy nghĩ sanh khởi, chỉ cần hay biết nó. Ở giữa các tầng tuệ giác, những chớp suy nghĩ vẫn xuất hiện, chúng rất rõ. Bạn không cố ý suy nghĩ. Quá trình khái niệm hóa cũng là một chức năng của tâm. Nó xảy ra một cách tự nhiên. Trong bất cứ tầng tuệ nào cũng đều có những chớp suy nghĩ sanh khởi. Xét về một mặt nào đó, nó chỉ để làm rõ thêm tuệ giác đó. Nó có lợi ích nhất định, nhưng nếu suy nghĩ quá nhiều thì lại trở thành một trở ngại.

Đại Niệm Xứ (Quán sát thân trong thân, Phần 5)

Trong kinh Ðại Niệm Xứ này, Đức Phật chỉ trình bày vắn tắt đề mục quán sát tứ đại. Mục đích của thiền quán sát tứ đại là để loại bỏ khái niệm về một chúng sanh, cho rằng ta và người là chúng sanh. Tứ đại được tìm thấy trong tất cả sinh vật, cây cối và vật vô tri vô giác. Muốn loại bỏ khái niệm có một chúng sanh, thiền sinh cần phải hành thiền quán sát tứ đại bằng cách chia chẻ thân thể này ra làm bốn thành phần và quán sát riêng biệt từng thành phần một. Mỗi thành phần như vậy gọi là "một đại".

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 8, Phần 2)

Trong tầng tuệ này, có lúc một ý nghĩ rất ngắn nào đó sẽ chợt thoáng qua, như là “không có gì là ổn định cả (cala)”, “mọi thứ đều chuyển dịch, xáo động và không kéo dài”, những ý nghĩ như vậy sẽ khởi lên trong tâm. “Không có cốt lõi nào trường tồn trong đó (asaraka)”, “mọi thứ đều không có thực thể”. Đôi khi cũng có cả ý nghĩ như thế này (sankhata) “mọi thứ sanh khởi bởi vì có đủ nhân duyên khiến nó sanh”. Những ý tưởng rất ngắn ngủi, thoáng qua như vậy sẽ đến… Đôi khi hành giả cảm thấy sự sanh diệt liên tục thật là bức bách, như một sự tra tấn, không có điểm dừng. Giống như người có phát ra một âm thanh chói tai kéo dài; sau một lúc âm thanh đó trở nên rất khó chịu, như một sự tra tấn.

Đại Niệm Xứ (Quán sát thân trong thân, Phần 4)

Hành thiền quán sát thân ô trược đem lại nhiều lợi ích. Thiền sinh hành thiền quán sát thân ô trược sẽ thích thú những nơi cô tịch. Thông thường người ta không thích ở một nơi vắng vẻ, nhưng người hành thiền quán sát thân ô trược có thể "chinh phục được sự chán ghét nơi cô tịch" nhờ việc hành thiền của mình. Họ cũng có thể "chinh phục được tâm thích thú dục lạc". Con người thường ham thích dục lạc ngũ trần nhưng khi hành thiền quán sát thân ô trược họ sẽ có thể chế ngự được sự ham thích này. Họ sẽ không còn thấy các bộ phận của cơ thể đáng yêu và hấp dẫn nữa mà có một cái nhìn thản nhiên về chúng.

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 8, phần 1)

Trong quá trình thấy sự diệt, không có cái xen vào giữa. Tâm không bị xao lãng, phân tán vào bất cứ thứ gì khác; ở giai đoạn này có rất ít suy nghĩ. Ở tầng tuệ đầu tiên, hành giả suy nghĩ một chút. Ở tầng tuệ thứ hai, hành giả suy nghĩ nhiều về nguyên nhân của sự sanh, sự hay biết và sự suy nghĩ. Ở tầng tuệ thứ ba còn nhiều suy nghĩ hơn nữa về thiền, về vô thường, khổ, vô ngã. Ở tầng tuệ thứ tư các suy nghĩ bớt dần đi. Ở tầng tuệ thứ 5, hầu như không còn một chút suy nghĩ nào nữa. Bạn không thể nghĩ được nữa. Sự diệt diễn ra rất nhanh, bạn không có thời gian để suy nghĩ về nó nữa. Tiến trình sẽ tiếp tục như thế cho đến khi đạt tới tầng tuệ thứ 9. Ở tầng tuệ thứ 8 và tầng tuệ thứ 9, một số suy nghĩ bắt đầu quay trở lại, nhưng đó chỉ là những suy nghĩ về Pháp, chứ không phải suy nghĩ chuyện đời.

Đại Niệm Xứ (Quán sát thân trong thân, Phần 3)

Này các thầy tỳ khưu, khi một điều được phát triển, được thực hành nhiều lần thì sẽ dẫn đến tư tưởng khẩn cấp cao tột, lợi ích cao thượng, sự chấm dứt tận cùng mọi trói buộc, chánh niệm và chánh định tối hậu, đạt tri kiến, đưa đến một đời sống an vui hạnh phúc tại đây và ngay bây giờ, dẫn đến chứng ngộ quả của tri kiến và giải thoát. Ðiều đó là gì? Ðó là quán thân ô trược

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 7, phần 2)

Cũng trong giai đoạn này, nhiều chứng bệnh trong cơ thể biến mất, không chỉ là bệnh thần kinh mà các bệnh của thân cũng khỏi hẳn. Trạng thái an tịnh, khinh an và hỷ lạc có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Vì vậy bạn thường nghe nói nhiều người đã khỏi bệnh nhờ hành thiền. Nhiều chứng bệnh sợ hãi, lo lắng vô cớ, mất ngủ cũng được chữa khỏi hẳn. Khi có nhiều sự tĩnh lặng và an tịnh trong tâm, hành giả sẽ không thích đến những nơi đông người, ồn ào, náo nhiệt nữa. Họ cố tránh mọi hoạt động và những xáo dộng không cần thiết. Họ chỉ muốn tránh đi thật xa, sống ở một nơi thật yên tĩnh và bình an để tập trung hành thiền.

Bài xem nhiều