Buddho (Bút-thô)
Cuốn sánh này là một hướng dẫn thiền đơn giản và thiết thực theo trường phái thiền chỉ quán do Thiền sư Ajahn Thate giảng dạy, sử dụng đề mục niệm Buddho làm cho tâm trở nên định tĩnh, vắng lặng đến mức cần thiết khiến cho tuệ giác sanh khởi.
Đại Niệm Xứ (Quán sát thân trong thân, Phần 3)
Này các thầy tỳ khưu, khi một điều được phát triển, được thực hành nhiều lần thì sẽ dẫn đến tư tưởng khẩn cấp cao tột, lợi ích cao thượng, sự chấm dứt tận cùng mọi trói buộc, chánh niệm và chánh định tối hậu, đạt tri kiến, đưa đến một đời sống an vui hạnh phúc tại đây và ngay bây giờ, dẫn đến chứng ngộ quả của tri kiến và giải thoát. Ðiều đó là gì? Ðó là quán thân ô trược
Thiền định (Thiền Chỉ )
Trước hết, người đó cần phải giữ giới để kiểm soát được hành động và lời nói của mình, tránh điều bất thiện về thân khẩu. Nhưng nếu chỉ giữ giới không thôi thì chưa đủ. Vì mặc dầu ta cố giữ không sát sanh, trộm cắp, nói láo... nhưng trong tâm ta vẫn còn rất nhiều ô nhiễm. Ta vẫn có thể ôm ấp những suy nghĩ những ý muốn giết hại, chiếm đoạt, lừa dối... vì vậy, phải cố gắng kiểm soát tâm ý. Ðây là bước đầu về định.
Phát triển tâm định (bằng niệm hơi thở)
Phát triển tâm định (Jhanas) được Đức Phật vô cùng khích lệ. Bởi vì tâm định là nền tảng của con mắt tuệ (Chánh...
Câu chuyện Sa di Pandita
Vào những mùa hè khô hạn, nếu quý vị muốn tưới nước cho vườn tược, quý vị cần phải đào đường dẫn nước từ những sông suối gần đó.
Cũng vậy, nếu bạn muốn đạt đến Niết Bàn thì bạn cần phải khơi và giữ tâm của mình bằng Giới (Sila), Định (Samadi) và Tuệ (Panna), giống như việc khơi đường dẫn nước để tưới cho cây được tươi tốt.
Niệm tâm
Theo phép niệm tâm hay quán tâm được ghi lại trong kinh điển, hành giả khách quan ghi nhận kịp thời những trạng thái tâm đang sinh khởi nổi bật ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Tâm như thế nào, hành giả ghi nhận như thế ấy, không thêm không bớt.
Đại Niệm Xứ (Quán sát thân trong thân, Phần 5)
Trong kinh Ðại Niệm Xứ này, Đức Phật chỉ trình bày vắn tắt đề mục quán sát tứ đại. Mục đích của thiền quán sát tứ đại là để loại bỏ khái niệm về một chúng sanh, cho rằng ta và người là chúng sanh. Tứ đại được tìm thấy trong tất cả sinh vật, cây cối và vật vô tri vô giác. Muốn loại bỏ khái niệm có một chúng sanh, thiền sinh cần phải hành thiền quán sát tứ đại bằng cách chia chẻ thân thể này ra làm bốn thành phần và quán sát riêng biệt từng thành phần một. Mỗi thành phần như vậy gọi là "một đại".
Thiền sư Achaan Chaa (Ajahn Chah)
Thiền sư sanh trong một gia đình khá giả ở vùng nông thôn nước Lào gần vùng đông bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa-di hồi còn nhỏ, hai mươi tuổi ngài thụ giới tỳ khưu (bhikkhu). Trên trình độ lớp bốn ở trường làng, ngài đã học giáo lý căn bản và kinh điển khi còn là một vị sư trẻ.
Quán sát Pháp trong Pháp (Phần 8)
Ðức Phật không bắt buộc thiền sinh phải cố ý trú trên ngũ uẫn. Thiền sinh không được tìm kiếm ngũ uẫn. Khi có uẩn nào xuất hiện thì thiền sinh ghi nhận và ý thức uẩn đó mà thôi. Bạn ghi nhận tất cả những gì khởi sinh trong bạn. Ðối tượng của sự nhận biết của bạn có thể là vật chất hay sắc, có thể là cảm thọ, có thể là tưởng, có thể là hành, có thể là thức. Như vậy, thiền sinh biết được năm uẩn.
Thiền định: Cách niệm hơi thở (Anapanasati) (Bài 2)
Trong bước thứ ba Đức Phật đã dạy trong bài kinh niệm hơi thở là ” Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vào vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.” Ở đây khi Đức Phật nói toàn thân có nghĩa là toàn bộ hơi thở từ đầu đến cuối. “Cảm giác toàn thân hơi thở ” tức là theo dõi được hơi thở ra- vào liên tục không gián đoạn từ đầu đến cuối. Hành giả chánh niệm được điểm đầu, điển giữa và điểm cuối của hơi thở. Nó không có nghĩa là hành giả cảm giác về toàn thân cơ thể.”Thân” ở đây không được hiểu là toàn thân cơ thể như tay, chân, đầu, mình v.v…