Nghiệp báo

Hoà Thượng thượng PHỔ hạ TUỆ, năm nay đã ngoài 90 tuổi. Trong cuộc đời tu hành của Ngài, Hòa thượng đã dành nhiều thời gian và tâm sức cho việc trước tác và giảng dạy Phật Pháp tại các trường Phật học ở các tỉnh phía Bắc.  Sắp tới, những công trình chưa xuất bản của Cụ sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc, trong số đó có cuốn “Phật học thường thức”. Được sự cho phép của tác giả, Ban biên tập chúng tôi xin trân trọng trích giới thiệu một phần trong chương 3 của tác phẩm đó.

Tam vô lậu học

Sau khi Đức Phật thành đạo, bánh xe Pháp đã được chuyển, vương quốc trí tuệ ra đời. Toàn bộ giáo pháp Đức Phật thuyết giảng trong gần 49 năm cho tất cả chúng sanh không ngoài “Sự thật khổ đau và con đường đoạn diệt khổ đau”. Hay nói cách khác, giáo lý ấy được Đức Phật giải trình qua ba môn học thù thắng: Giới học, Định học và Tuệ học mà chỉ có trong đạo Phật, chứ không có bất kỳ ở tôn giáo nào khác.

Pháp môn Tịnh độ

Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Viên, bởi tông này lý sự vẹn toàn, tóm thâu cả Tiểu thừa giáo, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo và Đại thừa đốn giáo.

Dâng y Kathina

Y Kathina, Hán ngữ phiên âm Ca hi na y, Ca khích na y; dịch nghĩa là Kiên y, Công đức y, Thưởng thiện phạt ác y, Nan hoạt y, Ấm phú y… Trong đó, Công đức y được sử dụng phổ biến hơn cả. Theo các nhà Luật học, Kathina trong Phạn ngữ, có nguyên nghĩa là loại vải thô cứng được dùng làm chất liệu may y (Thích Trí Thủ, Yết ma yếu chỉ).

Liễu tri tâm

Phật dạy rằng mọi pháp tùy thuộc vào tâm. Để hiểu rõ vấn đề này, trước hết chúng ta phải hiểu bản chất và chức năng của tâm. Mới nghe qua, vấn đề dường như hoàn toàn dễ hiểu vì tất cả chúng ta đều có tâm, và chúng ta đều biết trạng thái của tâm chúng ta như thế nào, như vui hoặc buồn, sáng suốt hoặc xáo trộn...

Giáo lý Nghiệp

Giáo lý nghiệp của Phật giáo có thể sử dụng để biện giải về sự sinh tử luân hồi, đa dạng của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường. Các khái niệm về nghiệp được hình thành rất sớm, ngay trước khi bộ tộc Aryan xâm chiếm Ấn Ðộ. Nghiệp có thể chi phối con người và vũ trụ. Nghiệp có một sức mạnh luôn khiến con người tạo ra nghiệp mới để rồi chịu nhiều quả báo khác nhau, trói buộc con người vào sinh tử luân hồi.

Công hạnh của ngài Địa tạng Bồ Tát

Bồ tát Địa Tạng là vị Bồ tát  có nhân duyên sâu nặng với chúng sanh trong thế giới Ta bà. Ngài là vị Bồ tát được Đức Phật giao phó trọng trách làm giáo chủ cõi Ta bà trong khoảng thời gian Đức Thế Tôn nhập diệt, Bồ tát Di Lặc chưa thành Phật.

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, nếu thiếu một trong những pháp ấn đó thì giáo lý ấy chắc chắn không phải Chánh pháp, lời Phật dạy. Chính vì tính chất quan trọng này mà Tam pháp ấn luôn được nhắc đến trong hầu hết kinh điển, từ Kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền.

Thập nhị nhân duyên

Thập nhị nhân duyên còn gọi là pháp Duyên khởi hay pháp tùy thuộc phát sinh, có nghĩa là sự sinh khởi của một pháp tùy thuộc vào điều kiện hay yếu tố đi trước nó làm nhân cho yếu tố sau sinh khởi. Nhân là nhân tố cơ bản để hình thành một hiện hữu, duyên là những điều kiện ắt có và đủ tác động làm cho nhân sinh khởi, tạo thành một vòng tròn nhân duyên, gọi là Thập nhị nhân duyên (Pratìtyasamutpàda). Vậy, duyên khởi có thể hiểu là sự hiện khởi trong sự hỗ tương lệ thuộc, hay do các duyên phối hợp mà pháp sanh khởi.

Tự Tứ – ngày Báo Hiếu

Tự tứ, tiếng Phạn là Pravàranà, Trung Hoa dịch âm là Bát-lợi-ba-lạt- noa, Bát-hòa-la, dịch ý là mãn túc, hỷ duyệt, tùy ý sự, chỉ cho sự thỉnh cầu người khác chỉ điểm những lỗi lầm, khuyết điểm của mình, được tiến hành vào ngày trăng tròn kết thúc ba tháng an cư, tức rằm tháng Bảy. Sự chỉ điểm này được căn cứ trên ba trường hợp: kiến, văn, nghi, tức do được thấy, được nghe và được nghi.

Bài xem nhiều