Ai thực tế hơn ai

Đề tài tôi nói hôm nay là Ai thực tế hơn ai? Trước khi vào đề tài tôi xin hỏi câu này, nếu người thấy tờ giấy trắng mà nói đen và ngược lại, tờ giấy đen mà nói trắng thì chúng ta đánh giá người đó thế nào? Đúng theo danh từ nhà Phật gọi là điên đảo, tức cái thấy lộn ngược, không đúng lẽ thật.

Bồ Tát Phổ Hiền

Trong vô lượng các vị Đại Bồ tát, từ tha phương quốc độ đến Ta bà để trợ duyên với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa độ sanh, có thể nói Bồ tát Phổ Hiền là một trong các vị Bồ tát trợ duyên giáo hóa đắc lực nhất và có nhân duyên sâu nặng đối với tất cả chúng sanh, thể hiện qua tâm nguyện thủ hộ Chánh pháp và hộ trì người tu tập của Ngài.

Những biểu hiện về cảnh giới tái sinh

Sau khi mạng chung, tùy theo nghiệp nhân đã gây tạo của mỗi người mà có biểu hiện lâm chung và tái sinh vào những cảnh giới khác nhau. Các cảnh giới ấy là gì? Biểu hiện khi lâm chung ra sao? Đó là những vấn đề quan yếu cần lưu tâm trong hành trang tu tập của mỗi người con Phật.

Phật học về tôn giáo của nhân loại

Tất cả Tôn giáo trên thế giới đều phải có đủ sáu yếu tố như  sau : Oai quyền, Nghi thức, Suy lường, Truyền thống, Thần trị và ân điển, Thần bí. Về Tôn giáo của nhân loại, sáu yếu tố này đã phát huy được tác dụng trọng yếu, nhưng mỗi thứ yếu tố ấy đều có thể làm mất sự khống chế mà sanh ra các tệ đoan. Tệ đoan này làm cho thực cảnh của Tôn giáo càng ngày càng hoang vu, hủ bại (mục nát), lạc đề, đầy thất bại và lẫn quẫn trong mê tín.

Tưởng niệm nhân ngày vía Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn

Ngày 02/4/2007, nhằm ngày Rằm tháng Hai năm Đinh Hợi, Phật lịch 2551, đại gia đình Phật tử thế giới lại thành tâm tưởng niệm 2471 năm ngày Đức Bản sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật Nhập Niết bàn. Nhân ngày tưởng niệm này, chúng tôi xin lược trích giới thiệu nội dung cơ bản nửa sau bài Ba, khoá I “Phật học phổ thông” của cố HT Thích Thiện Hoa, về sự kiện Lịch sử Phật giáo quan trọng này.

Kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia

Ngày 26/3/2007, nhằm ngày 8/2/ Đinh Hợi, Phật lịch 2551, nhân loại nói chung, đại gia đình Phật tử thế giới nói riêng lại thành tâm tưỏng nhớ, kỷ niệm 2522 (?) năm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia cầu Đạo để trở thành Đức Bản sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Nhân ngày kỷ niệm trọng đại này, chúng ta cùng ôn lại một số sự kiện lịch sử - Tôn giáo có liên quan đến sự kiện hy hữu đó.

Đức Pháp chủ Đệ tam Thích Phổ Tuệ nói về Đại cương học thuyết...

Phật Pháp được chia ra làm bốn thể loại là Giáo, Lý, Hành và Quả.

1. Về Giáo

Giáo là Pháp do đức Phật hiện thân nói ra ở thế gian, để giáo hoá cho giới hữu tình đời sau. Thời ấy chỉ có lời nói mà chưa có văn tự, cho nên chưa có sách vở. Lấy âm thanh làm thể nói bàn. Dựa vào âm thanh cao, thấp, ngắn, dài mà thành tên (danh). Gom góp tên lại thành ra câu (cú). Danh cú dựa vào nhau thành văn. Thời Phật, bấy giờ cũng lấy âm thanh làm thể chủ, tất nhiên không có văn tự, người nghe dựa vào lời Phật nói mà tu chứng.

Kỷ niệm ngày Đức Thích Ca Thành Đạo

Ngày mùng 8 tháng Chạp (âm lịch) năm nay, như thường lệ, tín đồ Phật tử muôn nơi lại thành kính tưởng niệm ngày Thành đạo của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây cũng là dịp để những người con Phật chúng ta suy tưởng sâu hơn về sự kiện vĩ đại này, từ đó tự tỉnh bản thân xem chúng ta đã, đang và sẽ nghĩ gì, nói gì, làm gì cho xứng đáng với sự kiện hi hữu, vô song đó.

Tịnh độ tông – Pháp môn niệm Phật

Ngày nay ở nước ta, phần đông chúng Phật tử thường tu tập theo Tịnh độ tông – Pháp môn niệm Phật. Tuy nhiên, để hiểu rõ yếu chỉ của pháp môn này là điều không đơn giản, trong khi điều đó là hết sức quan trọng, có tính quyết định đến thành tựu tu tập. Để đáp ứng nhu cầu đó, chúng tôi đã  kính mời Hoà thượng Thích Phổ Tuệ viết bài giải đáp. Hoà thượng đã hoan hỉ nhận lời. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết đó.

Lược sử Nữ tôn giả Mahàpajàpati Gotami

Câu chuyện xúc động về di mẫu Mahàpajàpati Gotami (Ma Ha Ba Xà Ba Đề) bắt đầu từ rất xa xưa, thuở Đức Phật Padumuttara (Liên Hoa) còn tại thế. Một hôm, khi đang nghe Đức Phật Liên Hoa thuyết pháp, bà Mahapajapati chợt nhận thấy có một Tỳ kheo ni thật đáng tôn quý, đứng đầu hội chúng Tỳ kheo ni, và là người giác ngộ sớm nhất.

Bài xem nhiều