Giáo pháp tứ y trong cuộc sống hiện đại

Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phương pháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu, hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thân tâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi.

Ý nghĩa bảy bước của Phật Thích Ca sơ sinh

Tôi thường nghe kể: Khi Đức Phật vừa ra đời, Ngài bước đi bảy bước trên bảy đoá sen. Ý nghĩa của sự việc này là gì? Có phải đấy chỉ là huyền thoại, không có thực không?

Phật pháp trong cuộc sống hàng ngày

Cách nghĩ thông thường cho rằng Phật Pháp là những pháp yếu mà Đức Phật đã giảng dạy. Thật ra trong bốn mươi chín năm thuyết pháp ở cõi đời, những lời pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng thuyết giảng không phải để cho chúng ta dùng làm tri thức học vấn nghiên cứu, mà chủ yếu là phương pháp chỉ dạy cho chúng ta làm thế nào để lìa khổ được vui. Do vậy bản thân của Phật Pháp vốn đầy đủ giá trị của thực tế ứng dụng.

Tiến trình tu tập của người Phật tử

Không chỉ có cầu nguyện, lễ bái, tiến trình tu tập của người Phật tử chính là cuộc hành trình trở về đời sống thực nghiệm tâm linh. Bắt đầu bằng sự hướng nội, tự thân tu tập, hành trì và chứng ngộ giải thoát qua 14 tiến trình chuyển hóa thân tâm liên tục.

Ý nghĩa quy y Tam Bảo

Chúng ta biết rằng đa phần các tín đồ theo Phật giáo thường là không có quy y Tam bảo. Bởi vì người đã quy y Tam Bảo thời thường lễ Phật đốt hương, nhưng người biết lễ Phật đốt hương thì chưa chắc đã quy y Tam Bảo. Tuy nhiên người chưa từng quy y Tam Bảo họ vẫn có thể xưng mình là tín đồ của Phật giáo mà chúng ta không thể phủ nhận sự tín ngưỡng của họ.

Các loại tượng Phật ở chùa

Về hình tướng Phật tượng nói chung, dựa theo những nguyên tắc trong nghệ thuật tạo hình, thường phân chia ra các loại: Phật hình, Bồ tát hình, La hán hình, Thần vương hình, Thiên vương hình, Quỷ hình,  Súc hình. Mỗi thể loại còn được chế tác theo nguyên tắc cách điệu, biểu trưng, tả chân, ấn tượng. Điều cơ bản để tạo nên sự khu biệt ấy một phần quan trọng là do các tư thế toạ lập, các thức thủ ấn, trang phục.  

Đản sinh của Đức Phật

Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác, nên việc lưu lại lịch sử Đức Phật rất khó chính xác. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta không khẳng định được những nét cơ bản hợp lý trong lịch sử cuộc đời Ngài.

Hạnh nguyện Bồ tát Chuẩn Đề

Theo kinh Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni, Bồ tát Chuẩn Đề là hóa thân của Đức Quán Thế Âm, thị hiện vào trong sáu đường sanh tử để hóa độ chúng sanh. Ngài là vị Bồ tát có thệ nguyện hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh, thọ mạng ngắn ngủi...

Xây dựng đạo tràng Bát quan trai

Bát quan trai giới mà các Phật tử ngày nay thọ trì, khởi nguyên do Đức Phật giảng dạy cho nữ cư sĩ Visàkhà. Nội dung Bát quan trai được ghi chép lại trong kinh Trì Trai (A Hàm IV). Từ bài kinh này ta nhận thấy rằng: Bát quan trai giới đã được Đức Phật thuyết lần đầu cho Visàkhà tại Đông Viên Trùng Các, vào dịp an cư mùa mưa. Visàkhà thường đến tịnh xá để hầu thăm Đức Phật vào những ngày trăng tròn. Nàng phát nguyện trì trai trọn ngày. Nhân đó, Đức Phật dạy cho Visàkhà về phương pháp trì trai chân chính gọi là Tám chi Thánh trai.

Phật Pháp là thuốc trị tâm bệnh cho chúng sinh

Trong kinh Phật thường dạy pháp của Phật là thuốc trị lành tâm bệnh của chúng sanh. Nếu chúng sanh có bệnh gì thì Phật dùng thuốc ấy để trị. Như vậy chúng sanh có bao nhiêu bệnh, Phật có bấy nhiêu thứ thuốc. Chúng sanh có tám muôn bốn ngàn phiền não trần lao thì Phật cũng có tám muôn bốn ngàn pháp môn.

Bài xem nhiều