Người ác và người thiện
Một người sống lương thiện lúc nào cũng tâm nguyện làm lành tránh dữ. Nhưng để thực sự trở thành người hiền đúng nghĩa là chuyện không dễ dàng, bởi trong tâm ta vốn chứa lẫn lộn vô số mầm thiện ác.
Được và mất
Tu tập để xả ly mọi sự ràng buộc mà đỉnh cao là thành tựu Niết bàn. Tùy duyên, không chấp thủ, thảnh thơi và tự tại luôn là mục tiêu hướng đến của mọi người con Phật.
Giữ Tâm trong sạch
Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm. Vì chính tự thân mỗi cá nhân sẽ nhuộm màu cho cuộc đời mình, không ai có thể làm thay cho mình được. Do vậy, thực hành các thiện pháp để tâm trong sạch luôn là tâm nguyện của mỗi người con Phật.
Bổn phận người gia chủ
Phúc báo hộ trì Tăng bảo vốn vô lượng, không chỉ đem lại tiếng tốt, được sinh Thiên mà còn là nền tảng vững chắc để thành tựu quả vị Giác ngộ.
Bốn hạng người cần phải tôn kính
Trong cuộc sống, tất yếu cần phải có sự cung kính và tôn trọng với mọi người. Vì đó là cách hay nhất để mình được người khác tôn trọng. Đây được xem như một ứng xử văn hóa và văn minh. Trong đó mẹ, cha, thầy và những bậc đàn anh phải luôn là những đối tượng quan trọng, hằng lưu tâm để cung kính và phụng dưỡng.
Người xuất gia báo hiếu như thế nào?
Nếu căn cứ trên học thuyết Nho gia chỉ dạy, thì người xuất gia tu hành theo đạo Phật, phải cạo bỏ râu tóc, sống một đời sống “Tam không”: không gia đình, không vợ con, không nắm giữ tài sản, thật khó mà làm tròn “Đại hiếu” đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình được.
Phước báu hiếu dưỡng
Phụng dưỡng cha mẹ là một trong những bổn phận quan trọng của con cái. Không chỉ phụng dưỡng, người con hiếu còn phải thuận thảo, thương yêu và kính trọng cha mẹ với tất cả chân thành. Phúc báo phụng dưỡng cha mẹ, theo tuệ giác Thế Tôn, hiện tại được người đời tôn vinh ca ngợi và tương lai được sinh về Thiên giới hạnh phúc an vui.
Tịnh lạc
Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. Lúc bấy giờ Bà la môn Navakammika đang làm việc tại khu rừng ấy, thấy Thế Tôn ngồi kiết già dưới gốc cây, lưng thẳng và để niệm trước mặt.
Nhân thừa và Bồ tát thừa
Đức Phật dạy: “Người tôn trọng chân lý là khi nghĩ điều gì, thì nói đây là cái nghĩ của tôi”, đừng thêm chữ đúng. Không có chữ đúng thì không cãi nhau, bởi vì ai cũng có quyền nghĩ riêng của mình. Hiểu như vậy là tôn trọng chân lý. Nếu ta nói đúng mà người không nghe thì mình phản bác lại. Đó là bệnh độc tài.
Từ quán
Tâm từ là một trong bốn tâm thiện (kusala citta) gọi là Tứ vô lượng tâm gồm có Từ (Metta), Bi (Karuna) Hỷ (Mudita) và Xả (Uppekha). Tâm từ đứng thứ hai trong mười Ba la mật (Parami).