Nói chuyện tu Tịnh độ
Trong mấy năm gần đây phong trào tu Tịnh độ và đạo tràng Phật thất đã từng bước hình thành và nhân rộng khắp cả nước.
Văn phát nguyện sám hối
Tại sao phải hành sám hối? Tôi nhận thức rằng muốn nghĩ đến vãng sinh Tịnh Độ cần phải sám hối trước, phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sinh.
Hãy sống với Phật A Di Đà trong mỗi chúng ta
Hòa trong không khí mừng ngày Khánh đản đức Từ phụ A Di Đà, mỗi người chúng ta nên nhìn lại chính mình, tìm thấy được đức Phật A Di Đà đang hiện hữu và sống đúng với đức Phật trong ta.
Pháp môn niệm ân Đức Phật (Phần Cuối)
Qua câu chuyện trên, chúng ta hiểu rằng: danh hiệu Buddho, Dhammo, Samgho không phải dễ được nghe trong kiếp tử sanh luân hồi ba giới bốn loài, bởi vì, Ðức Phật xuất hiện trên thế gian này rất hiếm có; có khi trải qua vô số kiếp trái đất thành - trụ - hoại - không mà không một Ðức Phật Toàn Giác nào xuất hiện cả. Cho nên, Ðức Phật xuất hiện trên thế gian rất hiếm có.
Pháp môn niệm ân Đức Phật (Phần 7)
Ân Ðức Bhagavà = Ðức Thế Tôn vô cùng cao thượng nhất trong toàn thế giới chúng sinh. Ân đức này, không phải phụ vương, mẫu hậu của Ngài đặt tên, cũng không phải chư thiên, phạm thiên nào suy tôn Ngài. Sự thật, Ân Ðức Bhagavà này là kết quả qua một quá trình tiến triển tạo 30 pháp hạnh ba la mật trải qua 3 thời kỳ của Ðức Chánh Ðẳng Giác Bồ Tát.
Pháp môn niệm ân Đức Phật (Phần 6)
Ðức Thế Tôn là bậc Tôn Sư giáo huấn tất cả chúng sinh những pháp đem lại sự lợi ích, sự an lạc kiếp hiện tại; những pháp đem lại sự lợi ích, sự an lạc trong kiếp vị lai; và những pháp hành đem lại sự an lạc cao thượng Niết Bàn, tuỳ theo căn duyên trí tuệ của mỗi chúng sinh.
Pháp môn niệm ân Đức Phật (Phần 5)
Ðức Thế Tôn giáo hoá tế độ chúng sinh hữu duyên nên tế độ. Nghĩa là, những chúng sinh ấy tiền kiếp có liên quan với Ngài, hoặc tiền kiếp đã từng gieo duyên lành nơi chư Phật trong quá khứ, hoặc đã từng tạo ba la mật, gieo phước duyên trong giáo pháp của chư Phật ấy. Nay kiếp hiện tại, có duyên lành được Ðức Thế Tôn quan tâm đến, để giáo hoá tế độ chúng sinh ấy. (Không có nghĩa Ðức Thế Tôn gặp chúng sinh nào cũng giáo hoá tế độ chúng sinh ấy được cả thảy).
Pháp môn niệm ân Đức Phật (Phần 4)
Ðức Bồ Tát đạo sĩ Sumedha, tiền thân của Ðức Thế Tôn, đã phát nguyện sẽ trở thành bậc Chánh Ðẳng Giác, được Ðức Phật Dìpankara thọ ký còn 4 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp nữa, sẽ trở thành bậc Chánh Ðẳng Giác có danh hiệu Gotama. Từ đó, Ðức Bồ Tát trở thành cố định tiếp tục bồi bổ pháp hạnh ba la mật: 10 bậc thường, 10 bậc trung và 10 bậc thượng gồm đủ 30 pháp hạnh ba la mật suốt 4 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp bất thoái chí. Ðến kiếp chót, Ðức Bồ Tát Siddhattha từ bỏ ngai vàng đi xuất gia đã trở thành bậc Chánh Ðẳng Giác.
Đại nguyện của Phật A Di Đà (5)
Khi còn tu nhân, đức Phật A Di Đà nguyện rằng: “Nguyện khi tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở những cõi nước khác, nghe được danh hiệu của tôi, nếu căn thân của họ có khuyết thiếu, thì liền đầy đủ”.
Đại nguyện của Phật A Di Đà (4)
Thế giới Tịnh độ là thế giới của đại nguyện và của tự tính thanh tịnh. Nghĩa là nhìn mọi thế giới hiện tượng qua tự tính thanh tịnh thì xuyên suốt tất cả.