Tết quê
Ở quê tôi, tết là dịp lấy lễ đãi nhau để giữ tình làng nghĩa xóm. Sáng 29 tết, mấy bà già trong xóm vốn là bạn láng giềng của má tôi lại kéo đến để gói bánh tét giúp. Họ làm tất cả những công việc chuẩn bị tết mà ngày xưa má tôi làm.
Tết đến, trang trí bàn thờ gia tiên
Chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đế ông bà tổ tiên, vì thế, mỗi độ năm hết, Tết đến công việc này được mọi người chú ý trước tiên.
Mừng xuân nhớ Tết quê nhà
Tết ở nông thôn vui lắm, có khi kéo dài đến nửa tháng, mới chọn ngày tốt để làm lễ hạ nêu, trong khi dân thành thị thì trái lại, chỉ ăn Tết nhiều lắm bảy ngày, nhưng thường là ăn Tết đến hết ngày mùng bốn hoặc mùng sáu là hạ nêu và làm lễ khai trương cửa hàng buôn bán, ít ai đầu năm chịu làm lễ khai trương vào ngày mùng năm, bởi vì ngày mùng năm là ngày lẻ, nên mọi người cho là không tốt.
Tết nói chuyện ngũ quả và ngũ hành
Mùa xuân cũng là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa của sắc hoa tươi thắm mọi nhà. Việc chọn cây trái để chưng dịp tết sao cho phù hợp với thẩm mỹ và phong thủy là điều không ít gia chủ quan tâm.
Ngày Tết nói chuyện về nguồn
Với người Việt Nam, ba ngày lễ Tết là một hành trình về nguồn. Dầu sống cách xa ngàn dặm, nỗi lòng vẫn bị thôi thúc bởi một nhu cầu tìm về Tết tổ, quê cha, thăm viếng, mộ phần những người thân thích, thắp một nén hương cắm lên bàn thờ vọng tưởng người xưa.
Đầu năm xông đất
Theo vòng quay của càn khôn, bốn mùa thay nhau. Mùa đông lạnh lẽo vừa qua để nhường chỗ cho mùa xuân ấm áp báo hiệu cái Tết đang cận kề.
Tết quê Nam bộ
Ở miền quê Nam bộ, Tết thường đến từ sau mùa gặt. Người ta dành ra ít nhất nửa tháng để chuẩn bị mọi thứ cho dịp gia đình sum họp ngày xuân.
Mùa xuân tảo mộ
Những ngày cuối năm trong cái không khí se se lạnh của trời đất chuyển mùa, khi từng làn gió xuân trở lại vuốt nhẹ qua môi, qua má, mấy câu thơ của nhà thi hào xưa bỗng chợt hiện về. Mới nhớ làm sao những ngày Tết quê nhà, nhớ làm sao không khí sum vầy vào ngày đầu xuân, mấy anh chị em trong gia đình cùng đi tảo mộ ở mảnh vườn nhỏ sau nhà.
Cọp trong tâm thức người dân Nam bộ
Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Nam bộ hôm nay là vùng đất trù phú, nơi dung nạp nhiều bộ phận dân cư khác nhau từ mọi miền đất nước đến đây lập nghiệp. Quả là “đất lành chim đậu”.
Triết lý Tết
Tết là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc ta. So với các ngày lễ trong năm thì lễ Tết Nguyên đán là quan trọng hơn cả, nó nhằm tổng kết một năm lao động cật lực và vạch ra phương hướng, kế hoạch cho năm tới. Vì vậy, trong những ngày này, mọi công việc làm ăn, sản xuất phải tạm gác lại để chuẩn bị đón Tết.